Vai trò thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, do đó việc thu thập thông tin và định lượng bằng kỹ thuật phân tích để đo lường rủi ro hoạt động tín dụng là yêu cầu cấp thiết. Bởi lẽ thông tin có vai trò quan trọng trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định trong việc đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra những nhận định chính xác hơn về khách hàng, về phương án vay vốn, qua đó tránh được rủi ro cho chi nhánh. Hiện tại việc lưu trữ thông tin về khách hàng trên máy tính còn rời rạc dẫn tới việc tìm kiếm thêm thông tin khá khó khăn và lãng phí. Vì vậy, công tác thu thập, lưu trữ, khai thác thông tin cần được cải thiện hơn, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin với cơ sở dữ liệu nền tảng và mang tính mở.
Ngay từ bây giờ, Sở Giao dịch cần xây dựng kế hoạch chi tiết để có dữ liệu cơ sở về khách hàng, các thông tin tình hình cho vay, tình hình trả nợ gốc và lãi, các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính qua các năm, quan hệ của khách hàng với các đối tác... Các nguồn thông tin thu thập được bao gồm từ các nguồn như sau:
- Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp
Đây là nguồn thông tin bắt buộc mà ngân hàng cần phải có. Căn cứ các số liệu khách hàng cung cấp, cán bộ sẽ tiến hành đánh giá bằng các mẫu chuẩn để tính toán các chỉ số tài chính, đưa ra những nhận xét về tình hình qua các năm, tốc độ tăng trưởng, giải thích các biến động, lý giải được các chỉ số chưa hợp lý.
- Nguồn thông tin không do khách hàng cung cấp
+ Từ nội bộ hệ thống NHNT: Việc khách hàng quan hệ với các điểm giao dịch khác nhau trong cùng hệ thống là việc thường xuyên, đây là nguồn cung cấp thông tin rất tin cậy. Tuy nhiên, Sở Giao dịch chưa khai thác được nguồn thông tin chi phí rẻ và đáng tin cậy này.
+ Từ đối tác của khách hàng: Đây là những đơn vị có quan hệ thường xuyên với khách hàng, các xác nhận của họ về khoản nợ, khoản phải trả. phản ánh rất
nhiều về công việc hiện tại của khách hàng vay vốn. Để làm được điều này, cần phải có kỹ năng tìm hiểu thông tin và đàm phán của người thực hiện.
+ Từ NHNN, từ các NHTM khác, các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán...: Để có được các thông tin này cần có cơ chế phối hợp dựa trên sự thỏa thuận và chia sẻ nguồn giữa các bên.
+ Từ thị trường, từ các cơ quan liên quan
Sở Giao dịch cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin ở cấp độ chi nhánh nhằm mục đích quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, được cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng. Nhìn chung, để tiến tới xây dựng một hệ thống dữ liệu thống nhất và khoa học, Sở Giao dịch cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin khách hàng vay vốn.
Trên thực tế công việc thu thập thông tin, xây dựng các ngân hàng dữ liệu về rủi ro và tổn thất phục vụ cho việc xây dựng các mô hình lượng hóa chất lượng tín dụng là một công việc không thể hoàn thành nếu chỉ dựa vào một nỗ lực đơn lẻ của một ngân hàng, mà còn cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, giúp đỡ từ Chính phủ.
3.2.7. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho cán bộ quản lý và tác nghiệp Trong bất cứ một đơn vị nào thì tài sản lớn nhất vẫn luôn là con người, vì vậy các đường hướng phát triển phải luôn phải đặt yếu tố nhân lực lên hàng đầu. Kết quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng sẽ phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ của ngân hàng.
a. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành
Trong hoạt động của bất cứ đơn vị nào thì vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành sẽ hình thành nên văn hóa kinh doanh của đơn vị, là hình ảnh phản chiếu về cung cách làm việc của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng có kỷ cương, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ qua đó thực hiện hiệu
quả hoạt động kinh doanh, tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, điều kiện tiên quyết là đội ngũ cán bộ điều hành cần quan tâm trau dồi về đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng tầm trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngay tại ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng để bộ máy Sở Giao dịch hoạt động một cách có hiệu quả.
b. Đối với cán bộ tác nghiệp
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi, chuyên nghiệp, biết kinh doanh, có đạo đức, có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc với năng suất chất lượng cao, Sở Giao dịch cần chú trọng những nội dung sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và có kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Có cơ chế tuyển dụng phù hợp, ưu tiên tuyển dụng cho bộ phận tín dụng.
- Thường xuyên giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ tín dụng, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có đạo đức, tư cách tốt, năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cải cách và hoàn thiện quy chế quản lý chi nhánh, coi trọng cả năng lực trí tuệ và tinh thần tạo điều kiện cho mọi người phát huy hết khả năng của mình để phục vụ cho ngân hàng ngày càng tốt hơn.
- Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ: thực hiện công tác trẻ hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro với các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kiến thức cơ bản về thị trường, pháp luật... cùng với các kỹ năng phân tích, đánh giá phục vụ cho công việc.
- Khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất có thể để các cán bộ tự học tập và nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của cá nhân phục vụ công việc hàng ngày bằng việc hỗ trợ kinh phí, cơ chế ưu đãi trong lương thưởng...
- Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có tính chuyên môn cao, đảm bảo cho cán bộ được làm việc trong một môi trường thực sự bình đẳng, năng động để có thể phát huy hết khả năng của từng cá nhân.
- Thực hiện chế độ phân phối thu nhập theo vị trí, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế của từng cá nhân, quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân viên để họ có thể cảm thấy được sự cố gắng của bản thân được đền đáp xứng đáng. Khuyến khích về vật chất đối với các cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tăng trưởng tín dụng lành mạnh, ít phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tốt.. .tạo khí thế thi đua trong bản thân từng cán bộ.
- Luôn coi trọng công tác tín dụng và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và quản lý rủi ro. Có quy định cụ thể về kiểm tra, thực hiện, kiểm soát quy trình, quy chế, chính sách tín dụng như quy trình phân quyền phán quyết phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ, quy định chi tiết về chức năng nhiệm vụ gắn liền với trách nhiệm vật chất đối với từng cán bộ liên quan
- Tổ chức thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ ngay từ khi xét duyệt cho vay cho đến khi thu hồi nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo giữa các cá nhân, bộ phận. Thực tế cho thấy hiệu quả của việc này là rất cao và có tác dụng trong việc nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Cần thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực của cán bộ thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao bằng việc tổ chức thi nghiệp vụ. Có sự thay đổi, luân chuyển khách hàng đối với cán bộ phụ trách, nhằm tránh tình trạng có sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng với khách hàng trong quá trình cho vay và đánh giá rủi ro tín dụng, thiếu khách quan trong hoạt động tín dụng.
3.2.8. Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh
Trong những năm gần đây, các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng nhiều công cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro và đồng thời tạo thêm nguồn thu từ lệ phí cho ngân hàng. Tuy một số công cụ phái sinh chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam nhưng việc nghiên cứu và sớm đưa vào áp dụng là điều hết sức cần thiết trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Các công cụ tín dụng phái sinh chủ yếu bao gồm:
- Bán nợ
Bán các khoản cho vay tức là chuyển nợ của người mua hàng từ người bán hay
cung cứng dịch vụ sang công ty mua nợ. Công ty mua nợ sẽ đảm bảo việc thu nợ, họ có
thể trả trước thời hạn toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng một khoản hoa hồng và phí thu nợ. Mọi rủi ro xảy ra đều do người tài trợ gánh chịu.
- Hợp đồng quyền chọn tín dụng
Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Khi ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụng của khoản vay trị giá lớn mới được thực hiện, ngân hàng có thể thực hiện ký hợp đồng quyền chọn với một tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể thanh toán như dự tính. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ đầy đủ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu lại được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng sẽ không được sử dụng và ngân hàng chấp nhận mất phí quyền chọn.
- Hợp đồng quyền chọn trái phiếu
Ngân hàng thường chọn công cụ này trong trường hợp nền kinh tế rơi vào các điều kiện khó khăn. Nguyên lý là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng. Theo đó, các NHTM sẽ thực hiện bảo hiểm trên cơ sở mua quyền chọn bán trái phiếu nếu nhận thấy tình trạng kinh tế bất lợi cho các khoản vay.
- Hoán đổi tổng thu nhập
Sự hoán đổi này trao đổi các khoản thanh toán của hai bên - các khoản thanh toán thực sự giữa hai bên bằng số chênh lệch ròng của các khoản thanh toán tương ứng. Người bán khoản vay (người mua bảo hiểm) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ có nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Các nhà quản lý rủi ro rất quan tâm đến tỷ lệ vỡ nợ của chúng trong tương lai thường bởi những thay đổi của mức độ tín nhiệm. Bên đối tác trong hợp đồng hoán đổi tín dụng, người thụ hưởng trong tổng thu nhập trả liên dựa vào thu nhập của một
trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ, trừ đi khoản đền bù nhận đuợc do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả của việc mua bảo hiểm này là nguời mua bảo hiểm đuợc huởng dòng thu nhập tuơng xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Rủi ro của nguời mua bảo hiểm giảm chủ yếu là khoản tổn thất do sự suy yếu của nguời đi vay chứ không phải việc thu hồi từ những khoản vay mất khả năng thanh toán.
- Hoán đổi tín dụng
Nguời mua bảo hiểm (nguời bán khoản vay) đối với những rủi ro tín dụng bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên mệnh giá các khoản tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng dự kiến xảy ra, ví dụ nhu nguời vay vỡ nợ, nguời bán bảo hiểm chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất đã đuợc bảo hiểm. Nguợc lại, nguời bán bảo hiểm không phải trả khoản nào.