cho thấy các khoản nợ quá hạn, nợ xấu này phát sinh chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Vì thế khi đã có đủ lực, Sở Giao dịch cần phải đa dạng hóa danh mục tiền vay.
Danh mục tiền vay là danh mục tất cả các khoản vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh mục đích quản lý rủi ro, việc quản lý danh mục tiền vay còn cho phép đưa ra những định hướng đầu tư có lợi cho ngân hàng. Bằng việc phân tích danh mục tiền vay, ngân hàng có thể đánh giá được các ngành hàng, sản phẩm, khách hàng có hiệu quả khi cấp tín dụng, an toàn và thích hợp với đặc thù của Sở Giao dịch.
a. Lập danh mục tiền vay chiến lược
Đây là bước đầu tiên trong quản lý danh mục tiền vay. Thông qua chiến lược kinh doanh của Sở Giao dịch trong ngắn hạn và dài hạn, triển vọng môi trường kinh doanh, danh mục tiền vay hiện tại và khả năng chịu đựng rủi ro của Sở Giao dịch để xác định mục tiêu của danh mục bao gồm chất lượng danh mục, cơ cấu danh mục, tỷ lệ tăng trưởng và lợi nhuận dự kiến.
- Chất lượng danh mục: Tùy thuộc vào từng thời điểm mà Sở Giao dịch nên đặt ra yêu cầu về chất lượng tài sản có khác nhau. Thông qua các tiêu chí phê duyệt khoản vay, Sở Giao dịch sẽ kiểm soát chất lượng tài sản và có định hướng hoạt động cho vay đối với từng nhóm khoản vay hoặc từng danh mục cho vay. Nếu muốn nâng cao chất lượng tài sản và giảm thiểu rủi ro, Sở Giao dịch nên thắt chặt các điều kiện cho vay và ngược lại, nếu muốn mở rộng tăng trưởng tín dụng thì Sở Giao dịch cần nới lỏng những tiêu chuẩn áp dụng, theo đó chất lượng danh mục sẽ bị giảm sút và độ rủi ro tiềm tàng sẽ tăng.
- Cơ cấu danh mục: Mục tiêu về cơ cấu danh mục sẽ kiểm soát mức độ tập trung của danh mục theo từng lĩnh vực kinh doanh, loại hình khách hàng, sản phẩm cho
vay, khu vực cho vay... Kế hoạch cần chỉ ra những lĩnh vực nào cần thu hẹp hay mở rộng và với mức độ như thế nào. Một danh mục có sự tập trung cao vào một số ít khách
hàng, vào một số ngành nghề nhất định sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng rất cao.
- Tỷ lệ tăng trưởng: Căn cứ vào điều kiện và mức độ cạnh tranh của thị trường, năng lực cho vay và khả năng chịu rủi ro, Sở Giao dịch sẽ đặt ra một mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng trong từng thời kỳ nhất định.
- Lợi nhuận dự kiến: Lợi nhuận dự kiến của danh mục phụ thuộc vào chính sách định giá (lãi suất cho vay).
b. Đa dạng hóa danh mục cho vay
Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “Không nên bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ”. Sở Giao dịch cần phải có một danh mục đầu tư đa dạng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực để đảm bảo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nào đó đối với một ngành nghề thì Sở Giao dịch vẫn duy trì hoạt động bình thường.
Ngoài ra, Sở Giao dịch cần phải nghiên cứu đa dạng hóa phương thức cho vay. Tùy vào nhu cầu của từng khách hàng mà Sở Giao dịch cần áp dụng hình thức cho vay khác nhau (cho vay hạn mức, cho vay từng lần, đồng tài trợ...) nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.