Những hạn chế trong công tác quản lý rủi rotín dụng tại Sở Giao dịch Ngân

Một phần của tài liệu 0090 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.3.2.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chưa phù hợp

a. Hạn chế trong mô hình quản lý rủi ro

Mô hình quản lý tín dụng còn nhiều bất cập, chưa thực sự phân tách giữa ba bộ phận front office, middle office và back office. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh chưa phát huy hiệu quả cao do chưa tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro theo thông lệ. Cụ thể:

- Nguyên tắc tập trung: các rủi ro phải được quản lý tập trung tại Hội sở chính và báo cáo cho một lãnh đạo khối duy nhất. Lãnh đạo phụ trách khối này trên cơ sở đó báo cáo lên Tổng Giám đốc, Hội đồng ALCO và Hội đồng quản lý rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc độc lập: mô hình quản lý rủi ro tín dụng phải độc lập trong sự tách bạch rõ ràng giữa ba bộ phận: Bộ phận kinh doanh (front office), Bộ phận quản lý rủi ro (middle office) và Bộ phận tác nghiệp (back office).

b. về chức năng quản lý rủi ro

Một cán bộ tín dụng hiện tại phải thực hiện toàn bộ các chức năng, từ tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị đến phân tích, thẩm định, đánh giá lại theo định kỳ... Vì vậy mức độ chuyên sâu của cán bộ tín dụng vào từng nghiệp vụ là rất khó dẫn đến quá trình ra quyết định tín dụng chưa đảm bảo được nguyên tắc độc lập, chuyên môn hóa và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.

Chi nhánh không có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tách biệt, độc lập hoàn toàn. Bộ phận cho vay chỉ mang tính chất nhận định rủi ro hiện tại đến từ phía khách hàng để quyết định cho vay. Bộ phận quản lý nợ thực hiện tác nghiệp, quản lý các khoản vay trong quá trình cho vay chứ không thể đánh giá được rủi ro tiềm ẩn đến từ món vay. Bộ phận kiểm tra nội bộ cũng chỉ có thể kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của khoản vay so với quy định, quy trình. Vì vậy, các khoản cho vay trong hạn mức của chi nhánh sẽ khó có thể được giám sát, đánh giá đúng về vấn đề rủi ro có thể xảy ra.

2.3.2.2. Bất cập trong quy trình tín dụng

Bộ phận cho vay của chi nhánh thực hiện đầy đủ cả ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu của khoản cho vay đó. Nhiều công việc tập trung ở một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công việc chưa cao. Ngoài ra việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc vừa thực hiện phân tích để trình duyệt thường thiếu tính khách quan và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chi nhánh, do:

- Các bộ phận tín dụng đều phải chịu chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên họ có thể bỏ qua một số điểm bất lợi từ khách hàng để có thể được duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu.

- Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, dễ phát sinh sự thông đồng giữa cán bộ và khách hàng, hoặc cán bộ tín dụng bị mua chuộc để khách hàng có thể vay được tiền.

- Quy trình cấp tín dụng còn cồng kềnh. Cán bộ tín dụng phải xử lý một khối lượng công việc lớn đối với một khoản vay, đi cùng đó là áp lực về thời gian trả lời khách hàng dẫn đến việc thông tin khách hàng thu thập không đầy đủ, chất lượng phân tích sơ sài, chưa đánh giá đúng thực trạng của khách hàng vay.

- Chỉ tiêu của từng cán bộ tín dụng là rất cao, đồng nghĩa với việc họ phải quản lý một số lượng lớn khách hàng. Do đó, để có thể vừa thực hiện cho vay với các khách hàng mới, vừa thẩm định, đánh giá lại các khách hàng cũ trong quá trình vay là rất khó khăn dẫn đến việc thiếu nghiêm túc trong công tác đánh giá của cán bộ tín dụng.

- Chất lượng tín dụng nhiều lúc chưa được coi trọng đúng mức. Tâm lý chung của cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay vẫn là dựa vào yếu tố chủ quan đến từ tài sản đảm bảo, coi trọng yếu tố này hơn hiệu quả của phương án, dự án vay vốn.

- Công tác thu nợ ngay từ khi nợ xấu phát sinh của cán bộ tín dụng là chưa chủ động, chưa tích cực. Các cán bộ tín dụng còn tồn tại tâm lý cả nể, ngại va chạm khi tiến hành thu hồi nợ với các khách hàng phát sinh nợ quá hạn.

2.3.2.3. Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng còn thiếu đồng bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ đắc lực hỗ trợ chi nhánh trong việc đánh giá khách hàng vay. Tuy nhiên đây là công cụ duy nhất để đánh giá rủi ro của khách hàng và vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích từng ngành nghề, lĩnh vực chua phản ánh đuợc đầy đủ những đặc thù trong hoạt động của từng ngành nghề riêng biệt.

- Phuong pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, do cán bộ tín dụng là nguời trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm với khách hàng vay. Việc có thể cho điểm chính xác với từng nội dung trong hệ thống đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự am hiểu cao các nội dung đánh giá và các thông tin của khách hàng phải đuợc thu thập đầy đủ.

- Hệ thống chấm điểm đang đuợc sửa dụng chua bao hàm các cấu phần rủi ro PD (xác suất không trả đuợc nợ), LGD (tổn thất do không trả nợ), EAD (điểm rủi ro tại điểm không trả đuợc nợ) và M(kỳ hạn hiệu quả). Khả năng luợng hóa rủi ro tín dụng của hệ thống là kém. Theo thông lệ trên thế giới hiện tại, PD mới chính là nền tảng để xếp hạng khách hàng.

Chính từ việc thiếu hệ thống đo luờng trên mà thủ tục, quyết định tín dụng cũng nhu xác định lãi suất cho vay của chi nhánh còn mang tính ch ất chung chung, định tính và chua có căn cứ định luợng cụ thể nên tính chính xác chua cao.

2.3.2.4. Chưa có hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Việc Ngân hàng TMCP Ngoại thuong Việt Nam chua xây dựng đuợc hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khiến chi nhánh rất khó khăn trong việc đua ra các biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng có thể bùng phát.

Các phuong pháp luợng hóa rủi ro tín dụng bằng công thức toán học chua đuợc thực hiện cụ thể. Các quan niệm về rủi ro tín dụng nhu xác suất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro khi có sự cố hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ... chua có trong nhận thức của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu 0090 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w