tại Sở Giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
a. Chưa có chiến lược cụ thể cho quản lý rủi ro của ngân hàng
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện tại mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng song định hướng chiến lược quản lý rủi ro còn mang tính tổng quát. Việc quản lý rủi ro chỉ được thực hiện ở cấp độ từng món cụ thể hoặc những cảnh báo trong từng thời kỳ vì thế không phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng một cách tổng quan.
b. Ngân hàng chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hóa rủi ro và quy trình theo dõi tín dụng
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng một quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng chi tiết, cụ thể để đảm bảo các khoản tín dụng luôn được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế tại Sở Giao dịch, việc giám sát tín dụng chủ yếu tập trung vào từng khoản tín dụng mà chưa có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục đầu tư tín dụng.
Việc thiếu một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống cũng khiến cho Sở Giao dịch không có một công cụ hỗ trợ cực kỳ quan trọng trong quyết định tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được Sở Giao dịch chú trọng triển khai, tuy nhiên các thước đo rủi ro theo thực hành quốc tế tốt nhất như PD, LGD, EAD chưa thể được tính toán. Bên cạnh đó, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chỉ dừng lại ở việc tính điểm và khoảng giá trị cho từng nhân tố mà chưa có mô hình tính toán khả năng trả nợ của khách hàng. Nguyên tắc hoán đổi lợi nhuận - rủi ro chưa được Sở Giao dịch áp dụng triệt để. Điển hình cho việc này là việc áp dụng cùng một mức lãi suất với các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau.
c. Không có bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh
Các khoản vay vượt quá giới hạn phê duyệt của Sở Giao dịch sẽ được gửi lên Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng xem xét và đánh giá. Tuy nhiên, đối với các khoản vay trong giới hạn thì cán bộ tín dụng lại làm công việc thẩm định rủi ro của khoản
vay và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc. Trong khi đó, các cán bộ tín dụng không có chuyên ngành sâu về quản lý rủi ro tín dụng, một công việc mà đòi hỏi cán bộ vừa phải có kinh nghiệm tín dụng vừa phải có kiến thức tốt về các mô hình thống kê, đánh giá rủi ro.
Việc quản lý rủi ro được thực hiện bởi chính bộ phận cho vay và vẫn chịu sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc Sở Giao dịch. Quyết định cấp tín dụng cuối cùng vẫn là quyết định của Hội đồng tín dụng Sở Giao dịch hoặc Giám đốc. Do đó, ý kiến của bộ phận cho vay về việc quản lý rủi ro nhiều khi phụ thuộc vào ý kiến của Ban Giám đốc, không có tính độc lập.
Chất lượng các cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng bao gồm cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trình độ của các cán bộ tham gia công tác tín dụng, kể cả cấp lãnh đạo tín dụng còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng. Trên thực tế, với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động tín dụng, sự phức tạp của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đã khiến cho chất lượng một đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu.
d. Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức
Bộ phận kiểm tra, giám sát tại Sở Giao dịch chỉ kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của khoản vay so với quy trình, quy định tín dụng khi khoản vay đã được giải ngân, không có trách nhiệm trong việc giám sát rủi ro tín dụng. Hệ thống tiêu chí thẩm định hồ sơ còn mang nặng tính định tính, chưa quan tâm đúng mức đến độ tin cậy của thông tin dẫn đến chất lượng thẩm định hồ sơ xin cấp tín dụng còn thấp. Cán bộ tín dụng còn có xu hướng làm việc dựa trên thông lệ, quá tin tưởng vào các khách hàng truyền thống mà bỏ qua các bước đánh giá những sự thay đổi liên quan đến khách hàng.
e. Cơ sở dữ liệu, thông tin tín dụng không đầy đủ
Các thông tin về các giao dịch của khách hàng đã được tập trung cho toàn hệ thống tuy nhiên các thông tin này mới chỉ chủ yếu phục vụ giao dịch mà chưa chú trọng phục vụ công tác báo cáo, quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, thông tin khách
hàng vẫn được nhập thủ công nên độ tin cậy của nguồn thông tin chưa đạt đến yêu cầu cần thiết. Các thông tin về hợp đồng tín dụng, giấy tờ liên quan đến khoản vay của khách hàng chưa được lưu trữ tự động. Các thông tin quan trọng về khoản vay bị từ chối không được lưu trữ khiến cho mục tiêu lượng hóa rủi ro chưa thể thực hiện được.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
a. Môi trường kinh doanh chưa ổn định
Các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toán bộ nền kinh tế. Cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu... còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa, bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có điểm quy định còn thiếu cụ thể nên khi triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau dễ dẫn đến rủi ro.
Quy trình phát mại tài sản còn phức tạp. Pháp luật chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của người cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, chưa có cơ chế bắt buộc người vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng xử lý khi không còn khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng chây ỳ, gây khó khăn trong việc xử lý thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp nhà nước chỉ mới quy định doanh nghiệp được dùng tài sản nhà nước để thế chấp nhưng không quy định việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả được nợ.
b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng thường không đủ và có nhiều khía cạnh chưa đánh giá hết thực trạng hiện tại của khách hàng, đặc biệt là với đối tượng là doanh nghiệp. Một vấn đề chung hiện nay là các doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính gửi ngân hàng có chất lượng kém, thể hiện ở việc thiếu và sai lệch thông tin. Về phía ngân hàng cũng không dễ để xác minh lại các thông tin này và cũng mất rất nhiều
thời gian. Hệ quả là các phán quyết tín dụng đôi khi không chuẩn xác.
Tài sản đảm bảo cho các khoản vay hiện nay ở Sở Giao dịch chủ yếu là bất động sản. Nguy cơ về biến động giá cả trên thị truờng, khó phát mại tài sản, tài sản bị giảm giá trị... cũng là các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chuơng 2, tác giả đã giới thiệu một bức tranh tổng thể về Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam, từ lịch sử hình thành cho đến quá trình hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2012 - 2014. Bên cạnh đó, thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch cũng đuợc tác giả nêu ra và phân tích chặt chẽ về các kết quả đạt đuợc và các hạn chế còn tồn tại. Đây chính là cơ sở để tác giả đua ra các giải pháp và kiến nghị trong Chuơng 3 để công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM