về Huy Động
Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Quế Võ, Bắc Ninh đặt biệt coi trọng công tác huy động vốn, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới với
những mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng nhu
cầu vốn tín dụng ngày càng tăng của khách hàng.
Huy động vốn từ cá nhân, dân cư: Theo quyết định số: 165/HĐQT- KHTH ngày 30/6/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Tràng An đang triển khai hai hình thức tiền gửi chính:
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Tiền gửi không
kỳ hạn 35,158.20 35,112.75 37,921.77 -0.13% 8.00%
Tiền gửi có kỳ
hạn 35,156.20 39,326.28 45,618.48 11.86% 16.00% Tiết kiệm gửi
góp hàng tháng 8,789.30 9,363.40 10,344.68 6.53% 10.48%
- Tiền gửi thanh toán, bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn(1- 12
tháng). KH có thể gửi tiền thanh toán bằng VND hoặc USD hoặc EUR. - Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn. Ngoài ra, Chi nhánh còn huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp...
Hình 2.3: Huy động vốn từ KHCN của Agribank Quế Võ Bắc Ninh năm 2016-2018
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo của Agribank Quế Võ Bắc Ninh)
Về hoạt động huy động vốn, Ngân hàng Agribank Quế Võ Bắc Ninh duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững đặc biệt trong phân khúc khách hàng cá
nhân. Trong năm 2016, tổng huy động khách hàng bán lẻ đạt 87.893 tỷ đồng, một con số ấn tượng trong bối cảnh thị trường tài chính bất ổn năm qua. Năm 2017 tổng huy động tăng mạnh lên 11.86%, đạt là 93.634 tỷ đồng. Đến năm 2018 con số này là 104.870 tỷ, tăng 12% so với năm 2017.
Trong đó, sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn là dịch vụ truyền thống của Ngân hàng Agribank vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chênh lệch lớn với các sản phẩm huy động khác. Cụ thể như bảng báo cáo:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Quế Võ, Bắc Ninh năm 2016- 2018
Sản phẩm huy
Ngân hàng Agribank thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài với các hình thức bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. Dịch vụ thanh toán của hệ thống đã được đa dạng hóa bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có trên các mặt như: Rút ngắn thời gian thanh toán, nâng cao tính chính xác của dịch vụ thanh toán, thực hiện chương trình hiện đại hóa Ngân hàng Agrbank. Điều này giúp lượng tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Agribank nói chung cũng như Ngân hàng Agribank Quế Võ ( Bắc Ninh) biến động nhẹ trong giai đoạn năm 2016-2018, cụ thể:
2017/201
6 2018/2017
năm 2016 con số là 35.158,2 tỷ đồng giảm nhẹ xuống còn 35.112,75 tỷ đồng năm 2017 tương ứng giảm 0.13% so với năm 2016 do sự cạnh tranh từ nhóm NHTM cổ phần và tăng lên 37.921,77 tỷ đồng vào năm 2018.
Với tình hình phát triển mạng lưới ngày càng mạnh mẽ từ nhóm các NHTM cổ phần, mật độ chi nhánh các NHTM ngày càng dày đặc. Ngân hàng Agribank Quế Võ không tránh khỏi việc sụt giảm doanh số tiền gửi có kỳ hạn do sự cạnh tranh lãi suất mạnh mẽ từ nhóm NHTM cổ phần. Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Agribank thấp nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, nhóm các NHTM cổ phần không chỉ đưa ra các chương trình lãi suất huy động hấp dẫn mà còn đưa ra nhiều chương trình tặng quà, tri ân khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về gửi bên Ngân hàng mình. Tuy nhiên, Ngân hàng Agribank cũng tận dụng lợi thế uy tín từ Ngân hàng quốc doanh với lịch sử lâu đời và các chính sách chăm sóc khách hàng, kích thích lượng tiền gửi huy động kịp thời để giữ chân KH hiện hữu đồng thời tăng lượng KH mới cho mình. Chính vì vậy, Ngân hàng Agribank Quế Võ ( Bắc Ninh) đang sở hữu quy mô giao dịch tiền gửi có kỳ hạn từ 35.156,20 tỷ đồng vào năm 2016 tăng lên 11.86% vào năm 2017 là 39.326,28 tỷ đồng và tăng lên 45.618,48 tỷ đồng tương ứng 16% vào năm 2018.
Năm 2016, Ngân hàng Agribank Quế Võ bắt đầu hợp tác với hệ thống các Trường tiểu học và trung học phổ thông cùng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn để nhận trả lương qua tài khoản cho cán bộ giáo viên của Trường học và nhân viên các công ty liên kết. Từ đây, quy mô tiền gửi không kỳ hạn tăng lên kèm theo quy mô tiền gửi góp hàng tháng tăng lên do đặc trưng của nhóm khách hàng trên thường có nhu cầu gửi tiết kiệm tích lũy theo tháng cho bản thân hoặc cho con. Nhu cầu trên rất phù hợp với sản phẩm tiết kiệm gửi góp hàng tháng. Vì vậy, quy mô sản phẩm này tăng mạnh từ 8.789,3 tỷ đồng năm 2016 lên 9.363,4 tỷ đồng tương ứng tăng 6.53% năm 2017 và tăng tiếp lên 10.344,68 tỷ đồng năm 2017 tương đương tăng 10.48% so với năm 2018.
Tuy nhiên, quy mô sản phẩm tiết kiệm học đường giảm xuống qua các năm trong giai đoạn 2016-2018, cụ thế: Năm 2016 quy mô là 3.515,72 tỷ đồng giảm còn 3.277,19 tỷ đồng vào năm 2017 tương ứng 6.78% và giảm tiếp còn 3.171,99 tỷ đồng vào năm 2018. Nguyên do của sự giảm sút là do sự trỗi dậy mạnh mẽ từ sản phẩm Bancassurane ( sản phẩm bảo hiểm liên kết giữa Ngân hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ). Thời gian của sản phẩm tiết kiệm học đường là từ 2 năm -18 năm, mỗi tháng gửi một lần. Với đặc tính này, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do các NHTM bán sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa dành cho khách hàng.
Quy mô huy động từ các sản phẩm khác của Ngân hàng Agribank nhìn chung có sự tăng mạnh qua các năm 2016-2018, tăng từ 5.273,58 tỷ đồng vào năm 2016 và tăng lên 6.554,38 tỷ đồng năm 2017 tương đương tăng 24.29% so với năm 2016 và tăng tiếp lên 7.813,48 tỷ đồng năm 2018.
Bảng 2.3: Ket quả kinh doanh dịch vụ phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Agribank chi nhánh Que Võ, Bắc Ninh năm 2016- 2018
Thu DV thanh toán trong nước 2,089.88 2,480.9
3 2,957.52 14% 19.21% Thu dịch vụ thanh toán quốc tế 403.61 499.79 624.79 19% 25.01% Doanh thu phí DV Kiều Hối 173.2 160.17 151.44 -11% -5.45% Thu về DV Thẻ 796.62 846.83 918.90 2% 8.51% Doanh thu phí E- Banking 273.36 384.67 547.54 35% 42.34%
Doanh thu DV Ngân Quỹ 399.13 501.17 638.19 21% 27.34% Thu phí từ DV khác 435.74 913.83 1,489.5
4
102% 63.00% Tổng thu từ phí dịch vụ 4,571.54 5,787.3
Bắc Ninh)
Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước:
+ Là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu dịch vụ phi tín dụng toàn chi nhánh ( không bao gồm Huy Động), chiếm khoảng 43%. Kết quả tổng thu từ dịch vụ này cho thấy, doanh thu tăng đều qua các năm, tăng từ 2.089,88 triệu đồng ( năm 2016) lên 2.480,93 triệu đồng ( năm 2017) và đến năm 2018, thu từ dịch vụ này tăng lên 19.21% đạt con số là 2.957,52 triệu đồng. Dịch vụ thanh toán trong nước đã đáp ứng nhu cầu của KH về mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ thanh toán trên phạm vi cả nước, thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống IPCAS và các hệ thống kết nối khác.
+ Cụ thể: Năm 2017, doanh số chuyển tiền đi 4.433 tỷ đồng, tổng số tài khoản hoạt động tính đến ngày 31/12/2018 là 12.961 tài khoản, tăng khoảng 1.030 tài khoản so với cùng kỳ năm 2017 (11.931 tài khoản). Số tiền phí duy trì tài khoản thu được 895 triệu đồng. Tổng số có 81 đơn vị trả lương 3.029 tài khoản, số tiền phí thu được 35 triệu đồng.
Nhóm sản phẩm dịch vụ Thanh toán quốc tế:
+ Là nhóm sản phẩm có nguồn thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu từ dịch vụ phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Nguồn thu từ dịch vụ này cũng tăng qua các năm, thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2016 tăng 23,83% lên 499,79 triệu đồng vào năm 2017, tăng tiếp 25,01% lên 624,79 triệu đồng vào năm 2018. Bên cạnh đó, doanh thu từ dịch vụ Kiều hối đang bị giảm dần qua các năm, từ thu được 173,20 triệu đồng vào năm 2016, giảm xuống còn 160,17 triệu đồng tại năm 2017 và giảm xuống 5,45% tương đương còn 151,44 triệu đồng vào năm 2018.
+ Kết quả cho thấy, tuy nguồn thu từ dịch vụ này chưa cao do chủ yếu đặc trưng khách hàng của Ngân hàng Nông Nghiệp phần lớn vẫn là Nông dân, tầng lớp tri thức trung bình nên nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế chưa cao, nhưng Chi nhánh cũng đang dần chú trọng và tập trung khai thác phân khúc khách hàng mới nhằm thúc đẩy phát triển mảng thanh toán quốc tế hơn, tăng nguồn thu từ mảng dịch vụ tiềm năng này.
+ Thu từ Dịch vụ Thẻ được duy trì. KH đã có những ấn tượng tốt về sản phẩm thẻ của Ngân hàng Agribank, nhiều đơn vị hưởng lương từ NSNN và các doanh nghiệp trên địa bàn đã chuyển sang sử dụng sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản của Agribank. Doanh thu từ mảng thẻ đã có chiều hướng tăng qua các năm, mặc dù tốc độ tăng chưa nhanh: năm 2017, thu từ dịch vụ thẻ là 846,83 triệu đồng tăng hơn so với năm 2016 là 6.3% và tăng tiếp với năm 2018 là 8.51%.
+ Trong thời gian qua, Agribank Quế Võ- Bắc Ninh đã tập trung đầu tư về công nghệ, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao,chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản phẩm thẻ như mạng lưới ATM, điểm chấp nhận thẻ, hệ thống liên thông.
+ Các sản phẩm thẻ Agribank Quế Võ Bắc Ninh ngày càng được hoàn thiện về quy trình, tính năng cũng như mạng lưới thanh toán và liên kết hợp tác để tạo ra thế mạnh, và khẳng định thương hiệu thẻ Agribank Quế Võ Bắc Ninh trên thị trường. Hiện nay, Agribank Quế Võ Bắc Ninh đang cung cấp đa dạng các sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích. Với thẻ The Plus Success, ngoài chức năng thanh toán truyền thống, khách hàng còn có thể gửi tiết kiệm cùng với sản phẩm hỗ trợ The Plus Success (cho phép khách hàng chuyển các khoản tiền nhàn rỗi sang tài khoản tiết kiệm, và ngược lại. Đặc biệt, khách hàng dễ dàng theo các hoạt động giao dịch tài khoản, tài khoản thanh toán và thẻ The Plus Success mọi lúc, mọi nơi qua dịch vụ ngân hàng tại nhà Agribank Quế Võ Bắc Ninh.
Doanh thu phí E- Banking:
+ Đây là nhóm dịch vụ mới trong năm qua đã bổ sung nhiều tiện ích chạy trên điện thoại di động, Internetbanking đã đáp ứng xu hướng của thị trường và nhu cầu của khách hàng, đã góp phần đem lại nhiều lợi ích cho Agribank.
+ Tính đến cuối tháng 12/2018, tổng số khách hàng đã sử dụng dịch vụ như sau: 3.510 KH sử dụng E- mobile, 10.254 KH đăng ký SMS- Banking, 108 KH dùng Internet banking, 37 KH dùng Bankplus, 39 KH dùng M plus. Doanh thu từ phí E- banking tăng từ 273,36 triệu đồng ( năm 2016) lên 384,67 triệu đồng vào năm 2017, và
Nhóm Mã Mô tả chi tiết
Điểm TB
đánh giá Độ lệchchuẩn Sự tin tưởng (reliability)
tăng thêm 42,34% vào năm 2018 thành 547,54 triệu đồng.
Doanh thu từ Dịch vụ Ngân Quỹ:
+ Doanh thu từ dịch vụ Ngân Quỹ tăng 25,57% vào năm 2017 đạt 501,17 triệu đồng và tăng lên 638,19 triệu đồng vào năm 2018.
Doanh thu từ các dịch vụ khác:
+ Doanh thu thu được từ các loại phí như: phí bảo hiểm phi nhân thọ, chương trình quản lý luồng tiền CMS, cung cấp dịch vụ chứng khoán,... Thu từ nguồn này tăng mạnh trong giai đoạn 2016- 2018 do chủ trương bán chéo bảo hiểm phi nhân thọ ( bảo hiểm tài sản, bảo an tín dụng,.) đang được Ngân hàng chú trọng và định hướng cho nhân viên bán chéo.