Mô hình phê duyệt tín dụng tâ ̣p trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại trung tâm xử lý tín dụng tập trung miền bắc vpbank (Trang 26 - 41)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ưu điểm và nhược điểm của mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung:

Ưu điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:

Thứ nhất, Hơ ̣i sở chính chủ động quản lý hoạt động tín dụng tồn hàng thơng qua việc chiết x́t trực tiếp các báo cáo từ hệ thống phần mềm nghiệp vụ. Hơ ̣i sở chính khơng phải phụ thuộc vào các báo cáo từ đơn vị kinh doanh, khắc phục độ trễ báo cáo, kịp thời có các chính sách phù hợp với tình hình khách hàng và diễn biến thị trường.

Thứ hai, mô hình tách bạch ba chức năng trong hoạt động cấp tín dụng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Đơn vị kinh doanh tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ đẩy đủ theo quy định trình lên bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng. Bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng là bộ phận ra quyết định cuối cùng đối với khoản cấp tín dụng đó. Do đó, tránh được tình trạng “vừa đá bóng vừa thởi còi” trong hoạt động cấp tín dụng.

Thứ ba, mơ hình phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng: cán bộ tín dụng chỉ tập trung bán hàng, tiếp thị tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng có kỹ năng thẩm định chun sâu. Ngồi ra, hở sơ đã giải ngân được theo dõi sát sao bởi cán bộ kiểm soát sau vay.

Thứ tư, mô hình đòi hỏi phải được triển khai đồng loạt tồn hàng. Do đó, mơ hình phù hợp với các ngân hàng có quy mô lớn.

Thứ năm, mô hình giúp ngân hàng thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, thống nhất được quan điểm thẩm định và phê duyệt tín dụng, gắn quy trình quản lý với hoạt động của đơn vị kinh doanh, tạo tiền đề xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất tồn hàng.

Nhược điểm của mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:

Thứ nhất, mô hình chỉ phù hợp đối với các ngân hàng quy mô lớn, do việc triển khai mô hình phê duyệt này đòi hỏi nhiều thời gian, cơng sức và chi phí lớn. Đặc biệt, ngân hàng phải có nền tảng cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến với các phần mềm nghiệp vụ cập nhật.

Thứ hai, mô hình yêu cầu mỗi cán bộ phải là chuyên gia trong phần công việc của mình. Cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng cần có kiến thức chuyên sâu về hoạt động tín dụng, kỹ năng thẩm định tín dụng tốt, am hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng và đặc thù của địa phương. Cán bơ ̣ tín dụng phải được trang bị kỹ năng bán hàng chuyên nghiê ̣p, am hiểu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Thứ ba, trong giai đoạn chạy thử nghiệm hoặc quá độ, mô hình có thể làm kéo dài thời gian cấp tín dụng do có nhiều khâu, nhiều cơng đoạn.

Thứ tư, mô hình có thể phát sinh rủi ro đạo đức liên quan khi có sự móc nối giữa cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng với cán bộ bán hàng.

1.3. Mô hình phê duyê ̣t tín dụng tâ ̣p trung

1.3.1. Tính tất yếu của mô hình phê duyê ̣t tín dụng tâ ̣p trung

Nói mơ hình phê duyệt tín dụng phân tán là mơ hình phê duyệt tín dụng truyền thống của các ngân hàng Việt Nam là bởi vì trong quá khứ và hiện tại, tất cả các ngân hàng Việt Nam đều đã hoă ̣c đang áp dụng loại mô hình phê duyệt này. Có ngân hàng giao quyền phán quyết tín dụng trực tiếp cho các lãnh đạo đơn vị kinh doanh là các Giám đốc phòng giao dịch, các Giám đốc chi nhánh; có ngân hàng giao quyền phán quyết tín dụng cho các ban tín dụng. Ban tín dụng được thành lập bởi từ bốn thành viên là các lãnh đạo của chi nhánh chính. Trong đó có các Trưởng ban là Giám đốc chi nhánh, Phó ban là hai Phó Giám đốc chi nhánh, còn lại một thành viên dự khuyết là Trưởng phòng hoặc Phó phòng tín dụng chi nhánh. Hình thức phê duyệt qua ban tín dụng dường như phần nào hạn chế được việc tâ ̣p trung quyền phán quyết đối với 1 khoản tín dụng ở một cá nhân. Tuy nhiên, dù cấp phê duyệt nào đi nữa thì tựu chung lại chúng đều có một điểm chung: Nếu khoản cấp tín dụng ở trong hạn mức cho phép của đơn vị kinh doanh thì cán bộ bán hàng vẫn là người làm hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng; người ra quyết định cuối cùng với phần lớn các hờ sơ tín dụng là các lãnh đạo của đơn vị kinh doanh. Chỉ khi nào khoản tín dụng vượt hạn mức phán quyết thì đơn vị kinh doanh mới trình hồ sơ lên cấp phê duyệt cao hơn, thuộc Hội sở chính thơng qua bộ phận Tái thẩm định Hô ̣i Sở.

Trong mô hình phê duyệt tín dụng phân tán, ngoại trừ các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu, nợ có vấn đề cao, thì hạn mức phán quyết giao cho đơn vị thường rất lớn. Do đó, hầu hết các khoản cấp tín dụng được xử lý dưới cấp chi nhánh, có rất ít hờ sơ trình lên Tái thẩm định.

Cán bộ tín dụng xử lý hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng từ tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng ch̉n bị hờ sơ tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm, trình hồ sơ, đến giải ngân và quản lý sau vay. Do đó, quy trình dễ phát sinh rủi ro đạo đức. Vì tư lợi cá nhân, cán bộ tín dụng có thể cho vay khơng đúng theo quy định của ngân hàng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ tín dụng tự làm hồ sơ

cho khách hàng: chỉnh sửa thông tin pháp lý làm sai kết quả tra cứu lịch sử tín dụng của CIC; cán bộ tín dụng tự phát hành bảo lãnh khống cho khách hàng làm thất thoát hàng tỷ đồng khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ; cán bộ tín dụng định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thị trường, đến lúc khách hàng phát sinh nợ xấu phải phát mại tài sản cũng không đủ trả cho nghĩa vụ hiện tại đối với ngân hàng; cán bộ tín dụng tự làm phương án vay vốn cho khách hàng dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích; cán bộ tín dụng thực hiện kiểm soát sau vay mang tính hình thức (có ký biên bản, nhưng khơng đến kiểm tra thực tế) dẫn đến việc không bám sát tình hình khách hàng, không kịp thời phát hiện việc suy giảm khả năng tài chính của khách hàng hay việc khách hàng đã bán tài sản thế chấp tại ngân hàng... Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có khơng ít những vụ kiện đình đám, mà hầu hết bị cáo là các cán bộ tín dụng. Cán bộ bị xử lý vì hành vi sai trái của mình, trong khi ngân hàng phải gánh thêm số nợ xấu, tài sản bị thất thoát.

Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán gọn nhẹ nhưng cũng lược bỏ bớt các tuyến kiểm soát rủi ro. Với một khoản cấp tín dụng, Đơn vị kinh doanh là người đề xuất đồng thời cũng là người phê duyệt khoản vay. Do đó, phán quyết cảm tính, thiếu khách quan là điều khó tránh khỏi. Nếu cán bộ tín dụng được lòng lãnh đạo, “hợp với sếp” thì hồ sơ trình lên được duyệt rất dễ dàng, nhanh chóng. Thậm chí xảy ra trường hợp “cứ trình là duyệt”, lãnh đạo hoàn toàn tin tưởng nhân viên mà không kiểm soát hồ sơ, bất chấp việc hồ sơ không đầy đủ, không thỏa mãn theo quy định của ngân hàng hoặc lỗi giả mạo. Mô ̣t số ngân hàng, với mong muốn thiết lâ ̣p mô ̣t tuyến kiểm soát rủi ro đô ̣c lâ ̣p, đã thành lâ ̣p Ban quản lý tín dụng hoă ̣c Phòng quản lý tín dụng trực th ̣c chi nhánh chính. Phòng quản lý tín dụng này là đơn vị tiếp nhâ ̣n, thẩm định và phê duyê ̣t các hồ sơ cấp tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuô ̣c. Tuy nhiên, do vẫn trực thuô ̣c quản lý trực tiếp của Giám đốc chi nhánh nên mă ̣c dù không thực hiê ̣n chức năng kinh doanh, thì bô ̣ phâ ̣n này cũng chịu tác đô ̣ng của các cấp lãnh đạo chi nhánh. Do đó mà chức năng kiểm soát, quản lý rủi ro của bô ̣ phâ ̣n này khơng triê ̣t để.

Ngồi ra, mơ hình phê duyệt tín dụng phân tán còn dẫn đến việc cán bộ tín dụng bị ép làm hồ sơ người nhà của sếp. Do lãnh đạo là người quyết định cuối cùng nên cán bộ tín dụng bị ép trình hờ sơ, ép giải ngân. Các ngân hàng lớn áp dụng mô hình phê duyê ̣t phân tán cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Cán bộ biết sai, biết có rủi ro những vẫn phải làm, cho vay vượt quá giá trị tài sản bảo đảm, giải ngân vài trăm tỷ mà phần lớn tài sản là tín chấp, hờ sơ khơng đầy đủ vẫn phải trình, chứng từ giải ngân không đủ cũng vẫn phải giải ngân và cho phép “bở sung sau giải ngân”, thậm chí khơng cần bở sung hờ sơ. Và cán bộ bán hàng vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng với hồ sơ. Hồ sơ đã giải ngân có quá hạn hoặc không có quá hạn, lỗi thiếu hồ sơ, cho vay không đúng theo quy định của ngân hàng sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc.

Từ trước đến nay, quan điểm kinh doanh và quan điểm thẩm định rất khác nhau. Quan điểm kinh doanh nhìn nhận khách hàng cứ tốt là cho vay, hồ sơ có thiếu cũng không sao, miễn là khách hàng có nguồn trả nợ, có tài sản bảo đảm, miễn là không quá hạn. Ngược lại, quan điểm thẩm định không chỉ nhận diện rủi ro trước mắt mà còn xem xét đến các rủi ro tiềm ẩn, có khả năng phát sinh trong tương lai. Chính vì lẽ đó, mơ hình phê duyệt tín dụng phân tán đã tạo nên một lỡ hởng quản trị rủi ro lớn khi để đơn vị kinh doanh cùng lúc vâ ̣n hành chức năng kinh doanh và chức năng thẩm định. Cũng không phủ nhận rằng việc tìm kiếm khách hàng hiện nay rất khó khăn. Ngành ngân hàng không còn là lĩnh vực “hot” như trước kia, phân khúc khách hàng vẫn vậy mà các ngân hàng cùng nhau tiếp thị, khách hàng uy tín, khách hàng lớn có xu hướng tìm đến các ngân hàng lớn với mức lãi suất cạnh tranh hơn, khách hàng bé thì không tránh khỏi hồ sơ nhiều thiếu sót, khó chứng minh được năng lực tài chính. Trong khi đó, đơn vị kinh doanh phải đối mặt với chỉ tiêu kinh doanh tăng theo cấp số nhân so với các năm trước đó, do đó mà có thái đơ ̣ “bất chấp” để hồn thành chỉ tiêu đã giao. Chỉ cần trong thẩm quyền phán quyết của mình, cán bộ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh sẵn sàng câu kết với nhau để giải ngân cho khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của đơn vị, vì mục tiêu hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã giao và cũng vì tư lợi cho bản thân.

Bên cạnh đó, công tác lưu trữ văn bản dưới đơn vị kinh doanh rất lộn xộn. Công văn, thông báo, quy chế không được cập nhật đầy đủ và kịp thời dẫn đến việc cấp tín dụng cho khách hàng khơng đúng theo định hướng tồn hàng, thâ ̣m chí là cho vay sai quy định trong sản phẩm. Một cán bộ tín dụng có thể tiếp thị khách hàng tốt nhưng lại thiếu kỹ năng thẩm định chuyên sâu, không cập nhật các văn bản chỉ đạo mới nhất. Điều đó dẫn đến việc mất thời gian và phát sinh rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

Trong lĩnh vực quản trị rủi ro của ngành ngân hàng, không thể không nói đến một dấu ấn quan trọng vào năm 2014. Ngân hàng Nhà nước đã chính thức chỉ đạo thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Theo đó, kể từ năm 2015, 10 ngân hàng được chỉ đạo thực hiện thí điểm là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MBbank, Maritime Bank, Sacombank và VIBBank với lộ trình đến hết năm 2018. Sau thời điểm này, Basel II sẽ được áp dụng với tất cả các ngân hàng còn lại. Triển khai thực hiện Basel II, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu quản lý hiệu quả nguồn vốn, nâng cao trình độ quản trị rủi ro, chủ động áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng, xây dựng mơi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Mặc dù chưa phải thành viên của Ủy bản Basel về giám sát ngân hàng, không bị rằng buô ̣c bởi thời hạn tuân thủ Hiê ̣p ước Basel, nhưng việc đặt rõ mục tiêu và lộ trình thực hiện thể hiện rõ quyết tâm áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào quản trị rủi ro ngân hàng tại Viê ̣t Nam.

Xuất phát từ thực tế mô hình phê duyệt tín dụng trùn thống tờn tại nhiều hạn chế và khuyến cáo của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro ngân hàng, đã đến lúc cần hạn chế hạn mức phán quyết của đơn vị kinh doanh; tách bạch ba chức năng là kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiê ̣p trong hoạt đơ ̣ng cấp tín dụng. Như vâ ̣y, mơ hình phê duyê ̣t tín dụng tâ ̣p trung sẽ là sự lựa chọn tất yếu đối với hầu hết các ngân hàng hiê ̣n nay. Triển khai mô hình này đồng nghĩa với viê ̣c phân định rõ ràng chức năng của Đơn vị kinh doanh và Hơ ̣i sở chính trong quy trình cấp tín dụng.

Theo đó, Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiê ̣n chức năng duy nhất là kinh doanh bao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng ch̉n bị bơ ̣ hờ sơ tín dụng đầy

đủ theo quy định của ngân hàng. Cán bô ̣ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh cùng ký đề xuất cấp tín dụng, gửi đề xuất cấp tín dụng cùng tồn bơ ̣ hờ sơ của khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ phương án, hồ sơ tài chính cho bơ ̣ phâ ̣n hỡ trợ; bơ ̣ phâ ̣n hỗ trợ tại chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hơ ̣i sở chính tiếp tục xử lý. Hiê ̣n nay, hầu hết các ngân hàng đều thành lâ ̣p các công ty con có chức năng định giá thẩm định tài sản bảo đảm, do đó, cán bơ ̣ tín dụng khơng phải làm nhiê ̣m vụ định giá tài sản bảo đảm nữa và theo đó tài sản bảo đảm cũng được định giá khách quan hơn, sát với giá trị thực tế của nó hơn.

Mô ̣t bô ̣ hồ sơ cấp tín dụng thơng thường bao gờm các giấy tờ sau: - Hồ sơ pháp lý: bao gồm các giấy tờ sau:

Với khách hàng cá nhân:

+ Giấy tờ tùy thân của khách hàng và vợ/chồng khách hàng (nếu có): Chứng minh thư nhân dân/Chứng minh sỹ quan/Thẻ căn cước/Hô ̣ chiếu…

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng (Giấy đăng ký kết hôn/Xác nhâ ̣n tình trạng hôn nhân)

+ Hô ̣ khẩu gia đình

Với khách hàng doanh nghiê ̣p: Đăng ký kinh doanh, Đăng ký mã số thuế, Điều lê ̣ công ty, Quyết định bổ nhiê ̣m Giám đốc/Phó Giám đốc, Giấy tờ tùy thân của đại diê ̣n Công ty.

- Hờ sơ tài chính: thể hiê ̣n năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng + Cá nhân có nguồn thu từ lương: Hợp đồng lao đô ̣ng/Quyết định bổ nhiê ̣m; Bảng lương/Sao kê tài khoản lương/Xác nhâ ̣n lương của đơn vị chủ quản…

+ Cá nhân có nguồn thu từ cho thuê tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê (ví dụ: Bìa đất, Đăng ký xe…), Hợp đờng cho thuê tài sản, Biên lai thu tiền nếu trả bằng tiền mă ̣t/Sao kê tài khoản nếu trả qua tài khoản ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại trung tâm xử lý tín dụng tập trung miền bắc vpbank (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)