Mô hình phê duyệt tín dụng tâ ̣p trung tại Techcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại trung tâm xử lý tín dụng tập trung miền bắc vpbank (Trang 38 - 42)

1.4. Kinh nghiệm triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số

1.4.1. Mô hình phê duyệt tín dụng tâ ̣p trung tại Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường gọi là Techcombank, hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tở chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ởn định và vững mạnh.

Để đạt được vị thế như hiê ̣n nay, mô ̣t trong những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Techcombank trong những năm qua là công tác quản trị rủi ro ngân hàng, thể hiê ̣n qua viê ̣c thiết lâ ̣p khung quản trị rủi ro toàn diê ̣n mà cốt lõi là cơ cấu chức năng quản trị rủi ro chă ̣t chẽ từ trên xuống, được phân định trách nhiê ̣m rõ ràng. Bên cạnh

đó, Techcombank không ngừng cải tiến mơ hình xếp hạng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo năng lực quản trị rủi ro, hỗ trợ đơn vị kinh doanh tốt hơn trong viê ̣c đánh giá, lựa chọn khách hàng trong khi vẫn tuân thủ chă ̣t chẽ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, Techcombank thực hiê ̣n rà soát, cải tiến quy trình cấp tín dụng và đẩy nhanh thời gian phục vụ khách hàng, truyền thông rô ̣ng rãi văn hóa tuân thủ và quản trị rủi ro toàn hàng, hồn thiê ̣n các mơ hình đánh giá rủi ro (như mô hình đánh giá tổn thất khi khách hàng mất khả năng thanh toán, mơ hình ước tính nghĩa vụ tín dụng tại thời điểm khách hàng mất khả năng thanh toán) có vai trò quan trọng trong viê ̣c hỗ trợ công tác thẩm định và phê duyê ̣t tín dụng, phân loại nợ và trích lâ ̣p dự phòng và tính vốn của ngân hàng nhằm thực hiê ̣n các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo phương pháp tiên tiến của Basel II và theo đúng lô ̣ trình mà Ngân hàng Nhà nước đề ra.

Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần Viê ̣t Nam đi tiên phong trong viê ̣c triển khai mơ hình Phê du ̣t tín dụng tâ ̣p trung. Dưới sự tư vấn về kỹ thuâ ̣t và nghiê ̣p vụ của Ngân hàng HSBC, mô hình phê duyê ̣t của Techcombank vâ ̣n hành rất hiê ̣u quả và trơn tru. Tất cả các khoản tín dụng cá nhân (ngoại trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiê ̣m, giấy tờ có giá do Techcombank phát hành) và doanh nghiệp được tâ ̣p trung phê du ̣t tại Hơ ̣i sở chính. Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiê ̣n chức năng kinh doanh bao gồm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng cung cấp bơ ̣ hờ sơ tín dụng cho ngân hàng từ giấy tờ pháp lý, tài sản bảo đảm, tài chính và phương án cấp tín dụng. Cán bơ ̣ bán hàng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh cùng ký báo cáo đề xuất cấp tín dụng và chụp báo cáo đề x́t cấp tín dụng cùng tồn bơ ̣ hờ sơ tín dụng của khách hàng lên hê ̣ thống, gửi lên bô ̣ phâ ̣n thẩm định tại Hơ ̣i sở Techcombank. Tồn bô ̣ quá trình thẩm định và phê du ̣t tín dụng diễn ra tại Hơ ̣i sở chính. Cán bơ ̣ thẩm định xem xét, thẩm định năng lực pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi của phương án cấp tín dụng, mức đơ ̣ an tồn của tài sản bảo đảm dựa trên bơ ̣ hờ sơ tín dụng mà đơn vị cung cấp; sau đó ghi lại các nhâ ̣n xét, đánh giá của mình về khách hàng lên hê ̣ thống và trình các cấp phê duyê ̣t theo thẩm quyền phán quyết được quy định từng thời kỳ của ngân hàng. Trung tâm thẩm định của Techcombank trực thuô ̣c khối Quản trị rủi ro của ngân hàng. Tại đây, cán bô ̣ thẩm định tiếp nhâ ̣n tất cả các

hồ sơ thuô ̣c phân luồng thông thường và phân luồng ngoại lê ̣. Hồ sơ thuô ̣c phân luồng thông thường là hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiê ̣n cấp tín dụng theo quy định từng thời kỳ của Techcombank, loại hồ sơ này sẽ được phê duyê ̣t trong nô ̣i bô ̣ của trung tâm thẩm định. Hồ sơ thuô ̣c phân luồng ngoại lê ̣ là hờ sơ thiếu ít nhất mơ ̣t loại giấy tờ nào đó hoă ̣c hồ sơ có khác biê ̣t so với quy định chung (ví dụ hờ sơ có tỷ lê ̣ cho vay trên tài sản bảo đảm vượt quy định, có tuổi người vay lớn hơn quy định hiê ̣n hành…), các hờ sơ cấp tín dụng này sẽ được cán bô ̣ thẩm định của trung tâm trình trực tiếp lên Hơ ̣i đờng tín dụng hoă ̣c Hơ ̣i đờng khu vực.

Mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank được diễn đạt như sau: Cán bộ kinh doanh khởi tạo khoản vay trên hệ thống luân chuyển hồ sơ => Lãnh đạo đơn vị kinh doanh phê duyệt trên hệ thống, hồ sơ được chuyển đến Cán bộ nhập liệu tại Trung tâm thẩm định => Cán bộ nhập liệu nhập thêm thông tin chi tiết về khoản vay và tài sản bảo đảm => Kết thúc trạng thái tại bước của cán bộ nhập liệu, hờ sơ tín dụng được phân bở tự động cho chun viên thẩm định => Chuyên viên thẩm định đánh giá hờ sơ tín dụng và chủn bước phê duyệt, hồ sơ được phê duyệt một cấp hoặc trình chuyên gia phê duyệt độc lập hoặc Ban tín dụng/Hội đờng tín dụng.

Nhận xét về mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank:

- Trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng của Techcombank trực thuộc Khối Quản trị rủi ro. Cách bố trí này đã tách biệt bộ phận thẩm định khỏi bộ phận kinh doanh, nhưng chưa độc lập với bộ phận đề xuất chính sách tín dụng. Khối Quản trị rủi ro là đơn vị tham mưu chính sách tín dụng tồn hàng, thiết lập khẩu vị rủi ro; đờng thời trực tiếp vận hành các chính sách đó. Như vậy, chức năng kiểm soát đối với Trung tâm thẩm định và phê duyệt sẽ yếu đi.

OK Chi nhánh CVTĐ CGPD trong Phân bổ hồ sơ tự động Trình phê duyệt tự động Cầm cố STK Cán bộ nhập liệu Hầu hết hồ sơ Trun g tâm thẩ m định thuộ c khối QTR R Khối kinh doan h CGPD ngoài Ngoài Ngoại lệ

Có thể tự duyệt trong thẩm quyền

Sơ đồ 1.3: Mô hình phê duyê ̣t tín dụng tâ ̣p trung Techcombank

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Phê duyệt 1 cấp là điểm ưu việt trong mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung của Techcombank. Việc phân quyền phê duyệt cho các cán bộ thẩm định đã khắc phục việc quá tải của các chuyên gia phê duyệt độc lập, từ đó đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ của Trung tâm thẩm định.

- Về hệ thống:

+ Hệ thống khởi tạo khoản vay của Techcombank đã thực hiện chức năng phân bổ tự động. Sau khi qua bước nhập liệu, hờ sơ tín dụng được phân bổ ngẫu nhiên, trực tiếp tới chuyên viên thẩm định theo quy tắc: phân bổ cho các cán bộ hiện đang xử lý ít hờ sơ hơn. Việc phân bở tự động đã khắc phục việc phân bở hờ sơ cảm tính của cán bộ phân bở, giảm thời gian phân bổ hồ sơ, đồng thời giúp đánh giá được năng suất xử lý của chuyên viên thẩm định (do ảnh hưởng đến số lượng hồ sơ

xử lý của chuyên viên thẩm định, chuyên viên nào chốt hồ sơ nhanh hơn sẽ được phân bổ nhiều hồ sơ hơn).

+ Với các hồ sơ trình chuyên gia phê duyệt độc lập, sau khi kết thúc tại bước thẩm định, hờ sơ tín dụng được hệ thống phân bở ngẫu nhiên đến các chuyên gia. Điều này hạn chế được câu kết nội bộ giữa chuyên gia phê duyệt và chuyên viên thẩm định.

+ Hệ thống phê duyệt cho phép x́t báo cáo về các hờ sơ tín dụng được xử lý trên hệ thống nên cán bộ không cần báo cáo thủ cơng về tiến độ xử lý hờ sơ. Ngồi ra, hệ thống cũng cho phép tự động xuất Nghị quyết/Phê duyệt, do đó, cán bộ thẩm định không phải gõ tay tờ trình, nghị quyết.

Tóm lại, việc triển khai mơ hình phê du ̣t tín dụng tâ ̣p trung trên quy mơ tồn hê ̣ thống thể hiê ̣n quan điểm quản trị rủi ro toàn diê ̣n của ban lãnh đạo ngân hàng Techcombank. Tất cả các khoản cấp tín dụng vượt phán qút đều qua mơ ̣t đơn vị thẩm định duy nhất nên hạn chế được sự bất đồng trong quan điểm thẩm định. Có thể nhâ ̣n định, mơ hình phê du ̣t tín dụng tâ ̣p trung được triển khai khá thành công tại ngân hàng Techcombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại trung tâm xử lý tín dụng tập trung miền bắc vpbank (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)