Những mă ̣t hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại trung tâm xử lý tín dụng tập trung miền bắc vpbank (Trang 80 - 85)

2.4. Đánh giá thành tựu đạt được và những hạn chế của mô hình phê duyệt

2.4.2. Những mă ̣t hạn chế cần khắc phục

Hạn chế đầu tiên trong quy trình xét duyê ̣t tín dụng tâ ̣p trung đang áp dụng tại VPBank phải kể đến là cơng tác phân bở hờ sơ tín dụng. Khi hờ sơ tín dụng được đơn vị kinh doanh chụp và tải lên hê ̣ thống, hồ sơ được chuyển đến bô ̣ phâ ̣n hỗ trợ nhâ ̣p liê ̣u trên Hô ̣i sở để hỗ trợ nhâ ̣p thêm các thông tin chi tiết về khoản vay và tài sản bảo đảm, đờng thời kiểm tra tính đầy đủ của hờ sơ theo danh mục hồ sơ (checklist) ban hành theo từng sản phẩm, từng thời kỳ của VPBank. Khi cán bô ̣ nhâ ̣p liê ̣u kết thúc trạng thái tại bước nhâ ̣p liê ̣u, hồ sơ sẽ chuyển đến bước thao tác của cán bô ̣ phân bổ hồ sơ (Distributor). Cán bô ̣ Distributor sẽ phân bổ hồ sơ cho các

theo từng nhóm. Distributor phân bổ lần lượt theo vòng để đảm bảo tính cơng bằng giữa các CO, đảm bảo số lượng hồ sơ giữa các CO, không chuyên viên nào nhâ ̣n nhiều hay ít hờ sơ hơn so với chun viên khác. Tuy nhiên, bước phân bổ hờ sơ này hồn tồn mang tính thủ cơng nên rất dễ bị trục lợi, do đó nảy sinh sự câu kết, móc nối với đơn vị kinh doanh để phân bổ hồ sơ vào cán bô ̣ thẩm định được chỉ định. Thay vì hồ sơ đáng lẽ phải được phân bổ cho CO này thì vì lý do chủ quan nào đó lại được cố tình phân bổ cho CO khác. Không những vâ ̣y, Distributor lại chủ yếu là các cô ̣ng tác viên, ký hợp đồng thời vụ nên thiếu trách nhiê ̣m với công viê ̣c được giao; ngân hàng trả lương thấp nên càng dễ bị lợi dụng, lôi kéo. Mô ̣t ngày, số lượng hồ sơ chi nhánh gửi lên CPC rất lớn, tuy nhiên số lượng Distributor lại ít nên tốc đô ̣ năng suất phân bổ hồ sơ thấp. Có những hồ sơ thuô ̣c chương trình dự án đă ̣c biê ̣t chỉ có thời gian xử lý trong 40 phút cho cả quá trình xét duyê ̣t thì Distributor phân bổ đến 30 phút nên ảnh hưởng đến SLA cam kết. Ngồi cơng tác phân bổ hồ sơ cho CO, thì bước phân bổ hồ sơ cho cán bô ̣ thực địa từ cán bô ̣ FO Admin và bước CO trình hồ sơ lên CGPD cũng làm thủ công nên cũng không tránh được cách làm viê ̣c thiếu khách quan.

Nhằm chuẩn hóa công tác thẩm định và phê duyê ̣t tín dụng tại CPC, VPBank đã ban hành bơ ̣ sản phẩm quy chuẩn. Trong đó, sản phẩm quy định rõ các loại giấy tờ cần thu thâ ̣p và các tiêu chí để giấy tờ đó thỏa mãn theo quy định của pháp luâ ̣t và của ngân hàng từ giấy tờ pháp lý, giấy tờ thể hiê ̣n tài sản bảo đảm, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, đến các hờ sơ về phương án cấp tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, có thể do áp lực về thời gian phải xây dựng sản phẩm mới phục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng nên sản phẩm thường xun thay đởi, thâ ̣m chí vừa ra sản phẩm mới thì ngày hôm sau đã có văn bản sửa đổi bổ sung, mô ̣t quy định sản phẩm có thể có đến ba, bốn văn bản sửa đổi, bổ sung đi kèm theo. Phòng sản phẩm có các đầu mối trả lời vướng mắc theo từng sản phẩm qua email. Nhưng cán bô ̣ phòng sản phẩm không nhất quán trong cách trả lời với Đơn vị kinh doanh và CPC do hoàn toàn do các đầu mối liên hê ̣ trả lời, không có kiểm soát bởi Trưởng phòng sản phẩm. Hàng tháng đều có các cuô ̣c họp giữa CPC, Phòng sản phẩm và Đơn vị kinh doanh, các vướng mắc được tâ ̣p hợp lại dưới hình thức Q&A và truyền thông

qua email đến tồn thể cán bơ ̣ thẩm định, Chuyên gia phê duyê ̣t cũng như các cán bô ̣ bán hàng. Mă ̣c dù vâ ̣y, các trả lời làm rõ lại không được câ ̣p nhâ ̣t vào quy định sản phẩm đã ban hành nên rất khó theo dõi, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định và phê duyê ̣t hồ sơ của CPC, cũng như công tác tiếp thị khách hàng của Đơn vị kinh doanh.

Tiếp theo là hạn chế về nguồn nhân lực do thiếu nhân sự và chất lượng nhân sự khơng đờng đều. Do khơng thích nghi được với những thay đổi liên tục của sản phẩm, cũng như mô hình phê du ̣t mới, có khơng ít cán bơ ̣ nhân viên đã xin nghỉ viê ̣c. Tại chi nhánh, tuổi đời và t̉i nghề của cán bơ ̣ tín dụng khá trẻ. Nhiều khi do tâ ̣p trung tiếp thị khách hàng, các cán bô ̣ bán không câ ̣p nhâ ̣t văn bản sản phẩm, quy trình, quy chế; hoă ̣c có khi là vì kinh nghiê ̣m tín dụng còn ít nên hay bị vướng mắc khi thu thâ ̣p hồ sơ của khách hàng. Đối với CPC, tình trạng quá tải hồ sơ diễn ra liên tục trong nhiều tháng qua. Các cán bô ̣ thẩm định và chuyên gia phê duyê ̣t thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ, có nhiều ngày phải làm viê ̣c đến 10 giờ, 11 giờ tối. Làm thêm liên tục trong mô ̣t thời gian dài khó tránh được tâm lý mê ̣t mỏi, chán nản, ức chế. VPBank có kế hoạch tuyển mới, nhưng do thiếu người nên nhân viên mới dù chưa được đào tạo chuyên sâu cũng phải làm viê ̣c với năng suất lao đô ̣ng như cán bơ ̣ cũ, kỹ năng thẩm định tín dụng được bồi dưỡng qua viê ̣c người cũ chỉ dẫn người mới. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng phê duyê ̣t tín dụng: thời gian xử lý bình quân bị kéo dài hơn, khả năng phát hiê ̣n gian lâ ̣n, giả mạo kém hơn, hờ sơ tín dụng lại càng thêm ùn tắc.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định và phê duyê ̣t tín dụng tại CPC cũng gă ̣p mô ̣t số hạn chế. Theo quy định của VPBank, tất cả các hờ sơ tín dụng, nếu trong tởng hạn mức cấp tín dụng nằm trong thẩm quyền phán quyết của Trung tâm thẩm định CPC, đều trình qua hai phân luồng: phân luồng A1 áp dụng với các khoản cấp tín dụng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của sản phẩm và phân luồng A2 áp dụng với các khoản cấp tín dụng khơng theo chương trình, sản phẩm. 90% hờ sơ gửi lên CPC là trình theo phân luồng A1. Với phân luồng A1, sản phẩm quy định mô ̣t danh mục hồ sơ (checklist) bắt buô ̣c và không bắt buô ̣c (có thể bổ sung trước khi giải ngân). Đơn

không được yêu cầu bất kỳ giấy tờ nào khác. Mục đích ban hành Checklist, VPBank mong muốn chuẩn hóa phương pháp thẩm định, thúc đẩy nhanh quá trình xét duyê ̣t hồ sơ. Tuy nhiên, trong mô ̣t số trường hợp, thẩm định và phê duyê ̣t theo checklist khơng đánh giá được chính xác tình hình khách hàng. Ví dụ như, nếu khách hàng đã từng liên tục có lịch sử phát sinh nợ xấu, thâ ̣m chí nợ cơ cấu tại tở chức tín dụng khác và hiê ̣n đã tất toán thì theo checklist, Đơn vị kinh doanh chỉ cần cung cấp CIC hiê ̣n tại của khách hàng và theo quy định của sản phẩm thì khách hàng hoàn toàn phù hợp. Song, quan điểm thẩm định lại không đồng ý phê duyê ̣t hồ sơ như vâ ̣y, rõ ràng là có phát sinh rủi ro nếu đờng ý cấp tín dụng với khách hàng này. Với các trường hợp tương tự như vâ ̣y, các bên lại phải xin ý kiến của các bô ̣ phâ ̣n liên quan nên rất mất thời gian.

Hiê ̣n tại, VPBank đang tồn tại nhiều hê ̣ thống luân chuyển và phê duyê ̣t hồ sơ, không những tốn tài nguyên mà mỗi hê ̣ thống còn bô ̣c lô ̣ những hạn chế khác nhau. Hê ̣ thống Alfresco chỉ có chức năng lưu trữ hồ sơ, CPC vẫn phải báo cáo thủ công khi hồ sơ được đơn vị kinh doanh tải lên hê ̣ thống này. Hầu hết hờ sơ tín dụng vẫn được luân chuyển và phê duyê ̣t qua hê ̣ thống LOS-F1. Xử lý hồ sơ qua LOS-F1, Cán bô ̣ thẩm định phải đăng nhâ ̣p cùng lúc 3 phần mềm nghiê ̣p vụ: T24 để tra cứu tình hình quan hê ̣ tín dụng của khách hàng (nếu là khách hàng cũ), LOS-F1 để kiểm tra các bước trùng lă ̣p, chính sách, chấm điểm và thao tác phê duyê ̣t trên hê ̣ thống, Omnidocs để lấy hồ sơ và tải lên hê ̣ thống nghị quyết phê duyê ̣t. Không những thế, CO còn phải tra cứu thủ công danh sách Blacklist và Cơ cấu nợ đối với trường hợp khách hàng có từ 2 giấy tờ tùy thân trở lên (do LOS-F1 hiê ̣n chưa kiểm tra được các trường hợp này). Các thao tác mà CO cần thực hiê ̣n đối với mô ̣t hồ sơ rất nhiều. Hệ thống LOS mới đã khắc phục được các mă ̣t hạn chế của hê ̣ thống LOS-F1 cũ nhưng hiện đang vâ ̣n hành chưa ổn định. Vào giờ cao điểm, các hê ̣ thống phầm mềm đều bị quá tải gây khó khăn cho người dùng. Bên cạnh đó, CPC cũng không xem được hồ sơ cũ hoă ̣c hồ sơ trình qua phân luồng khác; trong quá trình tác nghiê ̣p cán bô ̣ sử dụng cùng mô ̣t lúc nhiều user/password nên nhiều lúc cán bô ̣ sử dụng bị nhầm lẫn.

Trong những năm qua, VPBank đã không ngừng cải tiến mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nhằm giúp đơn vị kinh doanh và CPC có thêm cơ sở nhâ ̣n định,

đánh giá khách hàng. Tuy nhiên, tính ứng dụng của mơ hình xếp hạng chưa cao. Mơ ̣t số tiêu chí chấm điểm chỉ dựa trên kê khai của khách hàng, không có giấy tờ chứng minh như trình đô ̣ học vấn, tình trạng nhà ở, số năm kinh nghiê ̣m, số người phụ thuô ̣c…nên sẽ cho kết quả chấm điểm khơng chính xác. Cán bơ ̣ tín dụng khi chấm điểm không đạt vẫn có thể chấm lại để cho ra kết quả xếp hạng tín dụng cao hơn.

Cuối cùng là hạn chế về công tác quản trị rủi ro sau phê duyê ̣t. Với mong muốn quản trị rủi ro tốt nhất đối với mơ ̣t khoản cấp tín dụng, VPBank đã thành lâ ̣p nhiều cơ quan kiểm soát sau phê duyê ̣t: Giám sát tín dụng, Quản trị rủi ro, Điều tra gia lâ ̣n, Kiểm toán nô ̣i bô ̣. Các cơ quan này thuô ̣c các khối khác nhau cùng kiểm soát vâ ̣n hành của CPC, phát hiê ̣n các lỗi sai về nghiê ̣p vụ cũng như tác nghiê ̣p. Nhiều khi các cơ quan này phát hiê ̣n cùng mô ̣t lỗi sai sót của cán bô ̣ thẩm định hay chuyên gia phê duyê ̣t. Cứ thấy sai sót là lâ ̣p biên bản và giải trình. Quy trình kiểm soát chồng chéo dẫn đến viê ̣c CPC phải giải trình nhiều lần về các lỗi sai sót giống nhau gây lãng phí thời gian và áp lực với tồn thể cán bơ ̣ nhân viên CPC.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MƠ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM XỬ LÝ TÍN DỤNG TẬP TRUNG MIỀN BẮC VPBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại trung tâm xử lý tín dụng tập trung miền bắc vpbank (Trang 80 - 85)