Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 30 - 36)

1.6.2.1. Đối với bên được bảo lãnh

a. Rủi ro phát sinh

Tình hình tài chính bất ổn của bên được bảo lãnh và quản trị nghiệp vụ bảo lãnh yếu kém là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng bảo lãnh. Ví dụ như, trên thực tế, bên được bảo lãnh có thể mắc sai lầm trong việc phân tích và dự đoán về các cơ hội kinh doanh. Một trường hợp khác là khách hàng có hành động lừa đảo có chủ ý như cung cấp bộ chứng từ hoặc hồ sơ giả nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền bảo lãnh bằng mọi giá. Vì vậy, trong quá trình thẩm định khách hàng, ngân hàng phải hết sức cẩn thận phân tích mọi phương diện để tránh rủi ro, thiệt hại phát sinh và nhằm cải thiện chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh. Một số tiêu chuẩn cần thẩm định khách hàng có thể liệt kê như sau:

- Tính khả thi của dự án và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Năng lực tài chính của doanh nghiệp

- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi đối mặt với các rủi ro phát sinh b. Nhu cầu bảo lãnh

Sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh phụ thuộc đáng kể vào nhu cầu của khách hàng (bên được bảo lãnh). Nhu cầu của khách hàng càng cao thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng càng phát triển mạnh hơn. Vì vậy, các ngân hàng cần phân tích

nhanh chóng, chính xác, xác định được nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng.

1.6.2.2. Đối với bên bảo lãnh

a. Chiến lược phát triển kinh tế của ngân hàng

Chiến lược phát triển kinh tế chung của các ngân hàng thương mại là cơ sở xây dựng các chính sách phát triển cho từng nghiệp vụ ngân hàng riêng biệt, trong đó bao gồm cả hoạt động bảo lãnh. Nếu ngân hàng không xây dựng được một chiến lược kinh doanh xác đáng và phù hợp thì ngân hàng sẽ luôn trong tư thế bị động đối với những sự thay đổi đột ngột hoặc biến động bất lợi của thị trường tài chính. Ngược lại, một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp các ngân hàng phát triển đúng hướng, đẩy mạnh năng lực tài chính tiềm tàng và khả năng thích ứng nhanh chóng với những biến động bất ngờ của môi trường kinh doanh.

b. Kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ thiết yếu của hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở quản lý chiến lược kinh doanh chung, các ngân hàng sẽ xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh một cách chi tiết và cụ thể. Kế hoạch phát triển này phải thực tế và mang tính khả thi cũng như phù hợp với các quy định, chính sách chung của ngân hàng với mục tiêu nâng cao chất lượng và từng bước hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh.

c. Chiến lược marketing

Nghiệp vụ bảo lãnh cũng cần các chiến lược marketing để giới thiệu các loại hình bảo lãnh, cơ chế, chính sách… đến các khách hàng. Điều này góp phần giúp các ngân hàng thương mại mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm và tạo dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác, từ đó dẫn đến các cơ hội để mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

d. Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thái độ chăm sóc khách hàng của nhân viên ngân hàng

Nguồn nhân lực là nền tảng của mọi cung ứng dịch vụ cần được chú trọng phát triển. Đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công

để thu hút khách hàng và gia tăng sự cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ của hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động bảo lãnh nói riêng. Vấn đề phát triển con người cần quan tâm cả về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Thứ nhất, về dịch vụ chăm sóc khách hàng, nếu thái độ của nhân viên ngân hàng không phù hợp, khiếm nhã, bất lịch sự thì điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ đánh mất những khách hàng truyền thống, trung thành và có quan hệ tín dụng lâu dài cũng như giảm mức độ cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, về bản chất nhân viên cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng chính là nhân viên marketing, là hình ảnh đại diện của cả ngân hàng.

Thứ hai, về trình độ chuyên môn, nhân viên ngân hàng còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao kinh nghiệm thực tế, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, trong đó cán bộ quản lý phải là người lãnh đạo có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao với công việc và có khả năng tổ chức phân bổ công việc đồng đều cho các nhân viên trong phòng. Quy trình bảo lãnh ngân hàng còn bao gồm hoạt động thẩm định tín dụng đòi hỏi các nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao và nắm vững nghiệp vụ để đảm bảo nâng cao công tác quản trị rủi ro. Trình độ chuyên môn yếu kém của chuyên viên trong việc kiểm tra bộ chứng từ bảo lãnh hoặc đạo đức nghề nghiệp không trung thực là một trong những lý do phát sinh rủi ro từ hoạt động bảo lãnh. Các cán bộ ngân hàng cần phải có hiểu biết về lĩnh vực ngành nghề của khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh và có kiến thức sâu sắc về môi trường kinh tế xã hội cũng như có khả năng dự báo các vấn đề liên quan có thể phát sinh trong tương lai. Do đó, họ phải được đào tạo kỹ lưỡng, linh hoạt để tránh các trường hợp làm việc quá máy móc và rập khuôn, dẫn đến sai sót hoặc nhầm lẫn khi gặp một số trường hợp hơi khác so với thông thường.

Cuối cùng, về đạo đức nghề nghiệp, khi làm việc trong môi trường đầy cám dỗ như ngành ngân hàng, các cán bộ phải có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, nếu không sẽ xảy ra trường hợp thông đồng với khách hàng để lừa đảo ngân hàng và chiếm đoạt số tiền bảo lãnh. Mặt khác, các nhân viên ngân hàng nên theo dõi sát sao và giám sát khách hàng để khách hàng thực hiện đúng hợp đồng.

e. Quy trình thẩm định bảo lãnh

Quy trình thẩm định bảo lãnh quy định các bước trong quy trình nghiệp vụ, sắp xếp theo thứ tự thống nhất và bắt buộc nhằm xác định rõ chức năng cũng như trách nhiệm của từng đối tượng liên quan, chỉ định từng nội dung công việc cụ thể để phân tích và đánh giá thẩm định bảo lãnh. Mỗi bước trong quy trình bảo lãnh có tác động trực tiếp đến chất lượng bảo lãnh ngân hàng. Do đó, nếu quy trình thẩm định được kiểm soát chặt chẽ và cụ thể sẽ giúp các cán bộ ngân hàng đánh giá bảo lãnh ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất, giảm thiểu rủi ro của hợp đồng bảo lãnh. Trong khi đó, một quy trình không phù hợp hoặc không đầy đủ sẽ đẩy các ngân hàng thương mại phải đối mặt với các rủi ro hiển nhiên và tiềm ẩn. Tuy nhiên, một quy trình với sự kiểm soát quá chặt chẽ và cứng nhắc sẽ không chỉ làm lãng phí thời gian, tiền bạc mà còn bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh và các chi phí cơ hội khác. Quy trình bảo lãnh phù hợp đảm bảo sự an toàn của các hoạt động ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh phát triển, mở rộng, hiệu quả và tối ưu.

f. Đa dạng hóa loại hình bảo lãnh

Dịch vụ chất lượng tốt có thể được đánh giá dựa trên việc đơn vị cung ứng dịch vụ đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không. Một ngân hàng không thể được coi là một nhà cung cấp dịch vụ hấp dẫn và chất lượng cao nếu ngân hàng đó không đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các loại bảo lãnh trong các trường hợp khác nhau. Điều đó dẫn đến việc ngân hàng không có được lợi thế so sánh so với các ngân hàng đối thủ khác và gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới tiềm năng hoặc giữ chân khách hàng đã từng giao dịch hay quan hệ giao dịch với ngân hàng. Do đó, sự đa dạng của các loại bảo lãnh là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của bảo lãnh ngân hàng.

g. Công nghệ hóa, hiện đại hóa trong hoạt động ngân hàng

Hiện nay, toàn thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 “được hình thành trên nền tảng của cuộc Cách mạng công nghệ thứ ba - khi cuộc cách mạng công nghệ số đã được diễn ra từ giữa thế kỷ trước. Nó được đặc trưng bởi sự hợp nhất các công nghệ và làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số

và sinh học” (Klaus Schwab, 2016). Đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói riêng, Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mang lại cơ hội cho việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh AI (Artificial Intelligence) và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ, đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô hình chuẩn hóa trong tương lai, các sản phẩm được thiết kế phù hợp hơn với đặc điểm và nhu cầu của khách hàng. Công nghệ thông tin giúp các ngân hàng nội địa phát triển và cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng nước ngoài trong khu vực trong nước và quốc tế với điều kiện nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới toàn cầu. Không chỉ vậy, nó còn giúp các ngân hàng thương mại trong nước định hình lại mô hình kinh doanh, quản trị, thanh toán điện tử, hướng tới việc xây dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai.

Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ tích cực cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đối với hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại, việc sử dụng công nghệ hiện đại đã cho thấy mức độ hiện đại hóa của hệ thống ngân hàng và hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ ngân hàng giúp nâng cao chiến lược cạnh tranh và chiến lược quản lý, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại. Do đó, công nghệ thông tin được coi là một yếu tố thiết yếu trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin ưu việt sẽ đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác, tốc độ và khối lượng tìm kiếm thông tin liên quan đến bảo lãnh, góp phần giảm thiểu rủi ro bảo lãnh, lãng phí chi phí và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.

h. Chính sách phí bảo lãnh

Khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, khách hàng phải trả một khoản phí dịch vụ gọi là phí bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh cũng ảnh hưởng đến việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đối với ngân hàng, phí là nguồn doanh thu của hoạt động bảo lãnh; tuy nhiên, đối với khách hàng, phí lại là chi phí sử dụng dịch vụ bảo lãnh. Do đó, để hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, cần xây dựng biểu phí linh hoạt và phù hợp, thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi cho hoạt động bảo lãnh phù hợp với kế hoạch từng thời kỳ.

Hệ thống quản lý và kiểm soát tốt sẽ giúp các ngân hàng phát hiện kịp thời các vấn đề và ngăn ngừa các lỗi hoặc sai sót trong hoạt động bảo lãnh.

k. Mức độ tín nhiệm của ngân hàng

Do bảo lãnh là một hoạt động tài trợ thương mại thông qua uy tín nên ngân hàng có mức độ tín nhiệm càng cao thì tần suất khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng đó càng lớn, từ đó nâng cao doanh thu bảo lãnh.

1.6.2.3. Đối với bên nhận bảo lãnh

Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng) là người sẽ nhận được số tiền bồi thường từ ngân hàng phát hành, vì vậy chất lượng bảo lãnh thực chất phụ thuộc vào sự trung thực của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể xuất trình bộ chứng từ giả để yêu cầu thanh toán từ ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng không kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ và phát hiện ra chứng từ giả mạo thì họ sẽ phải trả tiền cho người thụ hưởng miễn truy đòi từ phía người được bảo lãnh. Gian lận trong bộ chứng từ bảo lãnh có thể bị cáo buộc khi người thụ hưởng xuất trình chứng từ thanh toán trong các trường hợp sau:

+ Sau khi bên được bảo lãnh ký kết và hoàn thiện hợp đồng bảo lãnh theo đúng thỏa thuận của các bên, người đó cần xuất trình bộ chứng từ chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình cho ngân hàng phát hành. Nếu bộ chứng từ do bên được bảo lãnh xuất trình hợp lệ, trong khi đó có một số điểm khác biệt trong bộ chứng từ được xuất trình giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng, thì ngân hàng có thể đưa ra kết luận về mục đích lừa đảo của người thụ hưởng.

+ Khi người thụ hưởng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng cơ sở ví dụ như không thanh toán tạm ứng, không cung cấp lao động hoặc thiết bị cần thiết để thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận… đối với người được bảo lãnh. Điều này góp phần khiến cho bên được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình.

+ Nguyên nhân khác dẫn đến việc bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng là trường hợp bất khả kháng. Theo URDG 758 2010, “Bất khả kháng nghĩa là thiên tai, bạo động, rối loạn dân sự, nổi dậy, chiến tranh, hành động khủng bố hoặc do bất cứ cuộc đình công hoặc bế xưởng hoặc bất

cứ các nguyên nhân nào khác vượt ra ngoài sự kiểm soát của người bảo lãnh hoặc người bảo lãnh đối ứng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh vì nó liên quan đến hành vi của một trong những đối tượng nêu ra trong điều này” (Điều 26, URDG 758, sửa đổi 2010). Trong cuốn sách “Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu”, JamesR. Dimello (1994, trang 29) cho rằng các sự kiện được gọi là bất khả kháng bao gồm, nhưng không giới hạn ở: chiến tranh, nổi dậy, bạo động hoặc tình trạng bất ổn lao động khác như ban hành luật mới hoặc quy định mới của Chính phủ; sự chậm trễ do hành động hoặc không hành động của Chính phủ; cháy, nổ, hoặc các tai nạn không thể tránh khỏi khác; bão, lũ lụt, động đất hoặc các sự kiện tự nhiên bất thường khác. Điểm quan trọng là bên yêu cầu bảo lãnh có đủ bằng chứng để chứng minh việc thực hiện hợp đồng không đầy đủ của mình do một trong những sự kiện nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của bên yêu cầu được gọi là bất khả kháng. Bất kỳ khiếu nại nào về việc thanh toán từ người thụ hưởng trong trường hợp này đều được coi là bất hợp pháp và ngân hàng không có nghĩa vụ phải trả tiền cho người thụ hưởng.

+ Người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng thanh toán tất cả giá trị hợp đồng bảo lãnh khi phát sinh hành vi vi phạm chỉ trong một hợp đồng bảo lãnh, hoặc việc vi phạm hợp đồng này không liên quan đến thanh toán hợp đồng bảo lãnh theo yêu cầu mà xuất phát từ hợp đồng khác. Mỗi hợp đồng chỉ đảm bảo cho một rủi ro nhất định của một cơ sở giao dịch chứ không phải là tất cả rủi ro của các giao dịch khác, do đó, yêu cầu thanh toán như trên là không chấp nhận được.

+ Bên được bảo lãnh có đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng động cơ bất hợp pháp từ phía người thụ hưởng như cố tình vi phạm hợp đồng hoặc người thụ hưởng cố gắng chiếm đoạt số tiền bảo lãnh mặc dù không xảy ra bất cứ thiệt hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)