Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 51 - 59)

2.1.4.1. Huy động vốn

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo loại hình

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất – Báo cáo thường niên từ 2014 đến 2018 của MB

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo nhóm đối tượng

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ huy động vốn/ Tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất – Báo cáo thường niên từ 2014 đến 2018 của MB

Từ biểu đồ 2.1 và 2.2, ta có thể thấy tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Quân đội (MB) rất tích cực, tăng trưởng liên tục qua các năm từ 2014 đến 2018. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy MB luôn giữ vững niềm tin của khách hàng và các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác, là một định chế tài chính có uy tín và mức độ tín nhiệm cao, thu hút được nguồn huy động lớn từ dân cư và doanh nghiệp. Cụ thể là, tổng huy động vốn của các TCTD và khách hàng tăng trưởng không ngừng từ 169 nghìn tỷ đồng vào năm 2014 đến 281 nghìn tỷ đồng vào năm 2018. Điều này cho thấy MB đã áp dụng chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, phù hợp và linh động, đưa ra các chương trình ưu đãi kịp thời áp dụng cho mỗi sản phẩm dịch vụ ngân hàng ứng với các phân khúc khách hàng riêng biệt, triển khai các chiến lược marketing thích hợp để thu hút các cá nhân và tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế.

Nhìn chung, nguồn tiền gửi chủ yếu của MB là tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn, dao động trong khoảng 86% đến 99%, còn lại là tiền gửi của các TCTD khác. Trong đó, đối với nguồn huy động từ TCTD, số dư đạt mức khá khiêm tốn chỉ 967 tỷ đồng vào năm 2014, tăng mạnh lên đến 41 nghìn tỷ đồng vào năm 2018 (tăng trưởng ~4000% so với 2014). Điều này cho thấy MB không chỉ có uy tín đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mà còn ngày càng tín nhiệm

hơn đối với các tổ chức tín dụng. Đối với nguồn huy động từ khách hàng bao gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, số dư huy động đạt mức 168 nghìn tỷ đồng vào 2014 tăng trưởng không ngừng qua các năm và đạt mức 240 nghìn tỷ đồng vào 2018 (tăng trưởng ~4% so với 2014). Số dư huy động của khách hàng tăng trưởng qua các năm lần lượt như sau: tăng 8% (2015 so với 2014), tăng 7% (2016 so với 2015), tăng 13% (2017 so với 2016), tăng 9% (2018 so với 2017).

Ngoài ra, nguồn huy động chủ yếu của MB là tiền gửi có kỳ hạn. Đối với tiền gửi của các TCTD khác, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 78% vào 2014, tăng dần tỷ trọng lên 92% (2015), đạt trần tỷ trọng chiếm 99% (2016), sau đó giảm dần trong hai năm cuối chỉ còn 86%-87%. Đối với tiền gửi của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn nhưng không quá phụ thuộc như tiền gửi của TCTD. Cụ thể tỷ trọng huy động có kỳ hạn chỉ dao động xung quanh mức 60% trong 5 năm từ 2014 đến 2018. Điều này cho thấy rằng tầm quan trọng của tiền gửi có kỳ hạn vẫn tiếp tục được khẳng định trong tương lai. Huy động có kỳ hạn là một trong những sản phẩm thế mạnh của MB. Lý do cho sự thành công của sản phẩm này là ngân hàng luôn tích cực sáng tạo, không ngừng đổi mới và đưa ra các chương trình sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Đối với huy động khách hàng cá nhân, hàng loạt các sản phẩm được đưa ra thị trường như tiết kiệm Private, tiết kiệm Trường An, tiết kiệm Online, tiết kiệm tích lũy Bankplus, tiết kiệm Quân nhân, tiết kiệm Lập nghiệp, tiết kiệm Nhân An, tiết kiệm Tích lũy thông Minh, tiết kiệm Tích lũy ngoại tệ, tiết kiệm cho con... Huy động có kỳ hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp có thể kể đến một số sản phẩm điển hình như: trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ, trả lãi trước, tích lũy, chứng chỉ tiền gửi… Như vậy, ta có thể kết luận rằng tỷ trọng tiền gửi không hạn/ tiền gửi có kỳ hạn đang được MB duy trì ở mức 30/60(%). Nguyên nhân tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) được duy trì ở mức khá cao 30% trên tổng huy động từ khách hàng là do ngân hàng tận dụng được lượng tiền lớn chu chuyển trong hệ thống dưới dạng CASA. Hơn nữa, lợi thế của CASA đối với MB là chi phí huy động vốn bình quân (Cost of fund – COF) thấp hơn các Ngân hàng TMCP khác do ngân hàng có được nguồn tiền gửi không kỳ hạn dồi dào từ các tập đoàn và tổng công ty lớn. Tận dụng tỷ lệ CASA là từ khóa quan trọng trong việc miễn giảm phí dịch vụ vì loại tiền gửi thanh toán này có lãi suất

thấp hơn 1%/năm. Việc gia tăng nguồn tiền này sẽ giúp ngân hàng tăng nguồn vốn giá rẻ hỗ trợ cho các sản phẩm tài chính dịch vụ.

Từ biểu đồ 2.3, ta thấy tổng huy động vốn của MB chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Trong 4 năm đầu, tỷ trọng dao động xung quanh mức 83%, sau đó giảm xuống còn 77% vào 2018. Mức tỷ trọng này cho thấy hoạt động huy động luôn giữ vai trò cốt lõi trong việc tạo nguồn vốn cho ngân hàng.

2.1.4.2. Sử dụng vốn

Bảng 2.1: Sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất – Báo cáo thường niên từ 2014 đến 2018 của MB

Từ bảng 2.1, nhìn chung, chỉ tiêu cho vay khách hàng của MB tăng trưởng đều qua các năm từ 2014 đến 2018. Năm 2015, dư nợ đạt 119.955 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 20% so với 2014. Tiếp theo đó, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất 24% vào 2016 (với dư nợ đạt 148.448 tỷ đồng), sau đó tốc độ tăng trưởng giảm dần trong 2 năm cuối nhưng dư nợ vẫn tăng dần và đạt mức 212.386 tỷ đồng vào 2018, tăng trưởng 17% so với 2017.

Xét về tình hình dư nợ phân theo kỳ hạn ngắn – trung – dài, ta nhận thấy rằng cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn cho vay trung dài hạn. Năm 2014, cho vay ngắn hạn chiếm 62% trên tổng dư nợ khách hàng của MB, trong đó với cho vay trung hạn và dài hạn, mỗi loại hình chỉ chiếm 19%. Sau đó, từ 2015 ngân hàng bắt đầu giảm dần tỷ lệ cho vay ngắn hạn còn 52%, trung hạn nhích nhẹ lên 20% và dài hạn tăng lên 28%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong ba năm cuối từ 2016 đến 2018 duy trì dao động xung quanh mức 49%, còn trung hạn và dài hạn lần lượt chiếm tỷ trọng bình quân là 18% và 33%.

Như vậy, ta có thể đưa ra kết luận rằng cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ hơn 12 tháng. Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cho vay và thu hồi nợ luôn diễn ra từ khi bắt đầu và kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do vậy, thời gian thu hồi vốn trong vay ngắn hạn khá nhanh nên rủi ro khoản vay ngắn hạn thấp hơn so với các khoản vay trung dài hạn, đồng thời mức lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn.

Thứ hai, hình thức cho vay ngắn hạn khá đa dạng như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển… vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng vừa giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tránh rủi ro phi hệ thống.

Cuối cùng, nhận tiền gửi ngắn hạn là hoạt động huy động vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các quy định của Ngân hàng trung ương về tỷ lệ vốn tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn. Vì vậy, cùng với sự phù hợp về lãi suất, kỳ hạn và các quy định cả Ngân hàng trung ương, hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng cho vay trung dài hạn (kỳ hạn từ 12 tháng trở lên) cũng đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích to lớn như: mức lãi suất cao hơn so với cho vay ngắn hạn dẫn đến thu nhập từ lãi cao hơn, nâng cao công tác quản trị và kiểm soát rủi ro thông qua các quy định yêu cầu chặt chẽ về ký quỹ hoặc tài sản bảo đảm. Hơn nữa, đối tượng khách hàng của loại hình cho vay trung dài hạn thường là các doanh nghiêp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp lớn hay các định chế tài chính. Điều này đem lại cho ngân hàng các hợp đồng với giá trị lớn và lợi nhuận cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn.

Vì vậy, nếu ngân hàng muốn đạt được kết quả hoạt động kinh doanh tốt và cạnh tranh cao về nghiệp vụ tín dụng trên thị trường thì cần phải cân bằng giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn ở mức tỷ trọng hợp lý và phù hợp.

Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất – Báo cáo thường niên từ 2014 đến 2018 của MB

Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất – Báo cáo thường niên từ 2014 đến 2018 của MB

Từ biểu đồ 2.4 và 2.5 về tình hình nợ xấu và nợ quá hạn tại MB, ngân hàng đã luôn duy trì và kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức an toàn. Trước hết, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) luôn ở mức cao chiếm bình quân 96,5% trong vòng 5 năm từ 2014 đến 2018, có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm từ 94,8% tăng dần và đạt mức cao nhất vào 2016 với tỷ lệ 97,4%, sau đó giảm nhẹ còn

97% vào 2018. Về tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2-5), theo biểu đồ 2.4, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của MB khá cao đạt mức 5,2% (2014) rồi giảm mạnh và chạm đáy còn 2,58% (2016), tương đương giảm 50% so với 2014. Trong 2 năm cuối 2017 và 2018, tỷ lệ nợ quá hạn tăng so với 2016 và duy trì ở mức 3%. Biểu đồ 2.5 cho thấy tình hình nợ xấu tại MB khá khả quan và tích cực. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,7%, giảm mạnh qua các năm và giảm sâu nhất còn 1,2% (2017), sau đó tăng nhẹ lên mức 1,33% (2018).

Như vậy, MB đã kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng như quản trị rủi ro khá tốt. MB đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 01/05/2019. Theo quyết định này, MB là một trong những ngân hàng tiên phong đáp ứng chuẩn mực Basel II tại thị trường Việt Nam. Năm 2018, MB cũng đã nhanh chóng tổ chức quản trị rủi ro công nghệ trong bối cảnh kỷ nguyên công nghệ số 4.0. Theo đó, MB đã và đang áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất để quản trị loại rủi ro này như tiêu chuẩn COBIT, ITIL, tiêu chuẩn ISO 27001. Hoạt động quản trị rủi ro tại MB đã trở thành một thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường tài chính Việt Nam, được các tổ chức và các đơn vị Xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody/Fitch, Ngân hàng nhà nước đánh giá có năng lực quản trị tốt, uy tín, có vai trò trong việc dẫn dắt thị trường.

2.1.4.3. Phí dịch vụ

Bảng 2.2: Doanh thu phí dịch vụ

Đơn vị: tỷ đồng

Từ bảng 2.2 về tình hình doanh thu phí dịch vụ của MB, ta thấy tổng doanh thu phí dịch vụ tăng trưởng không ngừng qua các năm từ 2014 đến 2018. Doanh thu phí dịch vụ đạt 1.408 tỷ đồng vào 2014, tăng trưởng mạnh qua các năm lần lượt như sau: tăng 12% (2015 so với 2014), tăng 32% (2016 so với 2015), tăng 105% (2017 so với 2016) và tăng 62% (2018 so với 2017).

Xét về tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ, bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thu phí dịch vụ, sau đó đến phí thanh toán và tiền mặt, tuy nhiên đến 2 năm cuối 2017 và 2018 phát sinh thêm thu phí từ hoạt động bảo hiểm chiếm tỷ trọng khá lớn trung bình 42% trên tổng doanh thu phí. Năm 2018, doanh thu phí bảo hiểm gốc của MIC đạt hơn 1.900 tỷ đồng và là công ty có thị phần bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 6 thị trường.

Như vậy, ta có thể dự đoán rằng MB vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng thu phí dịch vụ cao trong các năm tiếp theo nhờ củng cố các mô hình kinh doanh truyền thống đồng thời tăng cường đầu tư phát triển các mô hình kinh doanh mới như kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance), Ngân hàng số và Ngân hàng giao dịch, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản,....

2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất – Báo cáo thường niên từ 2014 đến 2018 của MB

Từ bảng 2.3 về tình hình hoạt động kinh doanh của MB, ta thấy rằng các chỉ tiêu thu nhập lãi thuần, tổng thu nhập hoạt động, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng trưởng liên tục trong 5 năm qua. Thu nhập lãi thuần đạt mức tăng trưởng 123% năm 2018 so với

2014, còn tổng thu nhập hoạt động đạt mức tăng trưởng 135% năm 2018 so với 2014. Tuy nhiên, cùng với đó, tổng chi phí hoạt động cũng tăng trưởng khá cao với 180% năm 2018 so với 2014. Chi phí dự phòng rủi ro cho thấy tình hình kiểm soát nợ quá hạn và nợ xấu khá khả quan khi loại chi phí này giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2018 giảm 1.016 tỷ đồng (tương đương giảm 50%) so với 2014. Xét về lợi nhuận trước thuế, mức mức trưởng khá tốt, đạt 145% năm 2018 so với 2014.

Kết luận lại, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng khởi sắc trong những năm gần đây. Năm 2018, MB duy trì trong top các ngân hàng hàng đầu về hiệu quả hoạt động (ROE đạt 18,73%, ROA đạt 1,72%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)