Đốivới ngân hàng phát hành bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36 - 38)

1.7.1.1. Rủi ro tín dụng

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Rủi ro tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được hoặc lãi hoặc gốc hay cả hai.

Nếu các doanh nghiệp gặp rủi ro, không có khả năng thực hiện hợp đồng đã cam kết với đối tác, thậm chí phá sản thì ngân hàng bảo lãnh không những phải thanh toán thay mà khả năng truy đòi lại số tiền đó từ bên yêu cầu bảo lãnh là rất thấp. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ bị mất vốn, khoản mục quá hạn tăng nhanh làm giảm nguồn vốn để cho vay dẫn đến giảm thu nhập. Mức độ rủi ro này phụ thuộc vào hình thức hợp đồng bảo lãnh mà ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh phải thực hiện.

1.7.1.2. Rủi ro thanh khoản

Yêu cầu thanh toán theo thư bảo lãnh đã phát hành có thể đến bất cứ lúc nào buộc ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn của mình để thanh toán (ngoại trừ trường hợp khách hàng ký quỹ 100%). Thông thường, ngân hàng phải trích vốn để lập quỹ bảo lãnh phục vụ cho mục đích này. Nếu số tiền phải trả quá lớn, vượt quá giá trị của quỹ thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, buộc ngân hàng phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang, thậm chí phải bán chứng khoán dự trữ, đi vay trên thị trường mở hay phát hành chứng khoán nợ mới mà các hoạt động này khi thực hiện một cách bị động thường làm cho ngân hàng bị thiệt hại rất nhiều do chi phí cơ hội bỏ ra khá lớn. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng phải đánh giá, thẩm định khách hàng cẩn thận, xem xét việc phát hành bảo lãnh thận trọng như cấp tín dụng. Điều khoản quy định hình thức bảo đảm trong hợp đồng bảo lãnh phải tuân thủ theo các quy định chung của hợp đồng tín dụng.

1.7.1.3. Rủi ro hối đoái

Ngày nay, hoạt động bảo lãnh ngân hàng không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Đồng tiền sử dụng trong quan hệ bảo lãnh không chỉ là một đồng tiền duy nhất. Vì vậy, khi có biến động tỷ giá giữa các đồng tiền có liên quan thì sẽ xảy ra rủi ro cho các bên tham gia hoạt động bảo lãnh nếu ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ bằng ngoại tệ của quốc gia bên nhận bảo lãnh trong khi hợp đồng bảo lãnh được ký kết với bên được bảo lãnh bằng đồng nội tệ hoặc nếu đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ thhì ngân hàng sẽ bị thiệt hại.

Rủi ro hoạt động nói chung được hiểu là "tổn thất, ảnh hưởng bất lợi gây ra do lỗi của con người, hệ thống, quy trình kiểm soát nội bộ và của các tác động từ bên ngoài". Với vai trò là một nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động bảo lãnh khó tránh khỏi rủi ro hoạt động. Hay nói cách khác, đây là một loại rủi ro phổ biến trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu bao gồm: sai sót nghiệp vụ hoặc đạo đức, trình độ cán bộ còn hạn chế; (ii) hệ thống tổ chức chưa phù hợp dễ tạo sơ hở, sai sót; (iii) quy chế, quy trình nội bộ về hoạt động BLNH chưa hoàn thiện...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)