Đánh giá nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại MB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 65 - 97)

2.2.3.1.Kết quả đạt được

a. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh tại MB tại Quyết định số 307/QĐ-HS.m của Tổng Giám đốc có hiệu lực kể từ ngày 22/02/2018 được ban hành thay thế cho Quyết định số 2821/QĐ-HS ngày 07/08/2015 và Thông báo số 738/TB-HS.m ngày 08/09/2014. Sau khoảng thời gian triển khai và phát hiện ra những điểm bất cập trong quy trình và quy định bảo lãnh, MB đã ban hành Quyết định mới để cập nhật, sửa đổi, điều chỉnh nội dung chính sách bảo lãnh phù hợp hơn với thực trạng hoạt động bảo lãnh không chỉ tại MB nói riêng mà còn trên thị trường ngân hàng nói chung. Quy trình bảo lãnh tại MB được xây dựng khá chi tiết, chính xác, khoa học và linh hoạt. Đối với nhóm khách hàng truyền thống, thân thiết, quan hệ tốt với ngân hàng, quy trình bảo lãnh có thể rút gọn một số bước, đơn giản hóa hơn như giảm bớt được khâu thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng. Khi đó quy trình trở nên nhanh chóng, thuận tiện và giảm bớt chi phí cho ngân hàng và khách hàng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Định kỳ hàng quý, các Khối kinh doanh tại Hội sở MB sẽ tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các Đơn vị kinh doanh như Chi nhánh/ Phòng giao dịch về những vấn đề bất cập hay vướng mắc phát sinh trong quy trình và quy định bảo lãnh với mục đích góp phần hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh hơn trong tương lai.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cố gắng đơn giản hóa các điều khoản và điều kiện trong chứng từ bảo lãnh một cách tối ưu nhất mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác và tuân thủ đúng các quy định của NHNN nói chung và của MB nói riêng. Ta cùng kiểm tra và phân tích các yêu cầu cụ thể về chứng từ bảo lãnh tại MB để làm rõ hơn cho sự đơn giản hóa về chứng từ được đề cập bên trên.

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh: Đơn đề nghị bảo lãnh – theo mẫu quy định của MB.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý, đủ tư cách hành vi dân sự: Hồ sơ về tư cách pháp lý và thẩm quyền của người đại diện cho khách hàng.

- Các tài liệu báo cáo tình hình kết quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh (nếu có).

Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính năm gần nhất, báo cáo quyết toán thuế, hóa đơn/ hợp đồng mua bán…

Hồ sơ nghĩa vụ khách hàng:

- Bảo lãnh dự thầu: Thông báo mời thầu định danh được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hồ sơ chứng minh liên quan khác (nếu có)

- Bảo lãnh bảo hành: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, biên bản bàn giao và kiểm tra.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: + Hợp đồng đã ký kết và/ hoặc

+ Thông báo trúng thầu

+ Hồ sơ chứng minh năng lực thực hiện dự án

- Bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý hoặc tờ khai hải quan, thông báo thuế.

- Bảo lãnh vay vốn: Dự án vay vốn, bộ chứng từ vay vốn của bên được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài cần cung cấp chấp thuận bổ sung bằng văn bản của NHNN tuân theo các quy định pháp luật về quản lý khoản vay và thanh toán nước ngoài.

Hồ sơ tài sản bảo đảm: Hồ sơ chứng minh tính pháp lý và giá trị hiện tại của tài sản bảo đảm.

b. Kết quả hoạt động bảo lãnh b1. Dư nợ bảo lãnh

Bảng 2.4: Doanh số và số dư bảo lãnh

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Số liệu thống kê nội bộ từ báo cáo tài chính riêng lẻ của Trung tâm Phân tích kinh doanh

Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh số và số dư bảo lãnh

Nguồn: Số liệu thống kê nội bộ từ báo cáo tài chính riêng lẻ của Trung tâm Phân tích kinh doanh

Từ bảng 2.4 và biểu đồ 2.6 về tình hình doanh số và số dư bảo lãnh, ta thấy rằng cả hai chỉ tiêu đều tăng trưởng không ngừng qua các năm.

Trước hết, đối với chỉ tiêu doanh số bảo lãnh, doanh số đạt khoảng 45 nghìn tỷ đồng, sau đó tăng vọt lên đến 63 nghìn tỷ đồng vào năm 2015, tương đương tăng trưởng khoảng 40% so với 2014. Năm 2016, doanh số tiếp tục tăng lên mức gần 76 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 20% so với 2015. Năm 2017, con số này lên tới hơn 90 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 19% so với 2017 và kết thúc tại mức hơn 114 nghìn tỷ đồng vào 2018, tương đương tăng trưởng 26% so với 2017.

Như vậy, doanh số bảo lãnh trong 5 năm qua đạt kết quả rất tích cực với sự tăng trưởng liên tục và bền vững qua các năm.

Đối với chỉ tiêu số dư bảo lãnh, cùng với xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh cũng đạt kết quả khả quan trong 5 năm qua từ 2014 đến 2018. Cụ thể là, dư nợ bảo lãnh đạt xấp xỉ khoảng 20 nghìn tỷ vào 2014, tăng nhanh chóng lên mức gần 30 nghìn tỷ vào 2015, tương đương tăng trưởng khoảng 49% so với 2014. Trên đà phát triển ấy, dư nợ bảo lãnh tăng vợt và chạm trần tăng trưởng vào 2016 với mức 45,6 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 54% so với 2015. Trong 2 năm cuối 2017 và 2018, dư nợ bảo lãnh tăng trưởng ổn định ở mức 23% và đạt mức gần 69 nghìn tỷ vào 2018. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh tại MB ngày càng phát triển và mở rộng.

Tóm lại, sự tăng trưởng trong kết quả về doanh số và dư nợ bảo lãnh đưa ra dự báo rằng tình hình bảo lãnh tại MB sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới. Điều này chứng tỏ rằng hiện tại, MB đã và đang triển khai, khai thác lợi ích rất tốt từ các chương trình thúc đẩy phát triển bảo lãnh như chính sách thu phí dịch vụ cạnh tranh, thủ tục quy tŕnh bảo lănh đơn giản và nhanh chóng, tư vấn miễn phí về quy trình bảo lãnh, chọn lựa loại hình bảo lãnh phù hợp nhất với khả năng tài chính và kế hoạch kinh doanh của khách hàng… cũng như tập trung vào chiến lược thực hiện và chiến lược phát triển đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Bảng 2.5: Số lượng thư bảo lãnh

Từ bảng 2.5 về tình hình số lượng thư bảo lãnh phát hành tại MB, ta thấy rằng thư bảo lãnh tăng trưởng nhanh chóng từ 2014 đến 2018. Cụ thể là, số lượng thư bảo lãnh của năm 2014 chỉ đạt khoảng 42 nghìn thư, sau đó tăng 32% lên mức gần 56 nghìn thư. Năm 2016, số lượng thư vẫn tiếp tục tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn chỉ khoảng 21% so với 2015, đạt con số là 67,6 nghìn thư. Đến năm 2017, số lượng thư bảo lãnh phát hành tăng lên 86,6 nghìn thư, tương đương 28% so với 2016 và cuối cùng đạt mức 108,6 nghìn thư vào 2018, tương đương 25% so với 2017.

Nhìn vào bảng 2.4 về tình hình doanh số bảo lãnh và bảng 2.5 về tình hình số lượng thư bảo lãnh, ta thấy được mối liên hệ mật thiết giữa hai chỉ tiêu này. Ta ước tính giá trị bình quân của 1 hợp đồng bảo lãnh bằng công thức sau:

Giá trị hợp đồng bảo lãnh trung bình = Doanh số bảo lãnh/ Số thư bảo lãnh Như vậy, ta có được kết quả giá trị 1 hợp đồng bảo lãnh trung bình lần lượt qua các năm: 1,07 tỷ đồng (2014); 1,13 tỷ đồng (2015); 1,12 tỷ đồng (2016); 1,04 tỷ đồng (2017); 1,05 tỷ đồng (2018). Trong vòng 5 năm từ 2014 đến 2018, giá trị một hợp đồng bảo lãnh trung bình một năm ước chừng khoảng 1,1 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ MB thực hiện phát hành thư bảo lãnh với giá trị hợp đồng khá lớn, cho thấy các khách hàng của MB đều là các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. Điển hình như sự hợp tác với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn mang lại cho Viettel doanh thu từ việc thanh toán phí dịch vụ logistics. MB đã có thêm 30 khách hàng VIP của Tân Cảng, thu về lợi nhuận lớn từ dịch vụ thanh toán trực tuyến và bảo lãnh thanh toán.

Tóm lại, dựa trên xu hướng tăng trưởng không ngừng của số lượng thư bảo lãnh, ta có thể kỳ vọng rằng trong tương lai MB tiếp tục phát hành thêm nhiều thư bảo lãnh với giá trị hợp đồng lớn hơn nữa. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu tích cực cho thấy rằng MB đang thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước,

cũng như tạo dựng được thương hiệu ngân hàng uy tín trong mắt các đối tác nội địa và quốc tế.

b2. Cơ cấu loại hình bảo lãnh

Bảng 2.6: Số dư bảo lãnh phân theo loại hình

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.7: Tình hình số dư bảo lãnh phân theo loại hình

Nguồn: Số liệu thống kê nội bộ từ báo cáo tài chính riêng lẻ của Trung tâm Phân tích kinh doanh

Từ bảng 2.6 và biểu đồ 2.7 về tình hình dư nợ bảo lãnh theo phân theo loại hình, nhìn chung, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ bảo lãnh giai đoạn từ 2014 đến 2018. Cụ thể là, loại hình bảo lãnh này chiếm tỷ trọng hơn một nửa tổng số dư bảo lãnh, dao động khoảng từ 55% - 57%. Điều này cho thấy bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là sản phẩm thế mạnh của MB, do đó, ngân hàng cần tiếp tục thúc đẩy và phát triển loại hình bảo lãnh này trong tương lai. Tiếp theo tỷ trọng xếp hạng hai thuộc về loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng với tỷ trọng bình quân là 18% trên tổng dư nợ bảo lãnh. Xếp hạng ba thuộc về bảo lãnh thanh toán với tỷ trọng trung bình chiếm 9,8% trên tổng số dư bảo lãnh.

Xếp hạng thứ tư là bảo lãnh bảo hành với tỷ trọng trung bình chiếm 9,5% trên tổng dư nợ bảo lãnh. Cuối cùng, loại hình bảo lãnh có tỷ trọng thấp hơn là bảo lãnh dự thầu chỉ chiếm tỷ lệ trung bình khá khiêm tốn là 5,7% trên tổng số dư bảo lãnh. Phần còn lại là các loại hình bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh khác chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ khoảng từ 0,2% – 0,3%. MB có cơ cấu bảo lãnh như vậy là do định hướng kinh doanh của ngân hàng: tập trung bảo lãnh cho các doanh nghiệp xây lắp. Đó là các doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh chính là xây dựng, sửa chữa, cải tạo, mở rộng dự án đầu tư, xây dựng công trình.

Bên cạnh đó, nhìn vào 5 biểu đồ tròn về tình hình dư nợ bảo lãnh phân theo loại hình, ta có thể thấy rằng tỷ trọng bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước trong vòng 5 năm dao động với biên độ khá nhỏ (chỉ khoảng 2%) từ 55,3% - 57,4%. Về phần bảo lãnh thực hiện hợp đồng, biên độ dao động tỷ trọng giữa các năm cũng khá nhỏ. Trong 4 năm đàu, tỷ trọng bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm 18,9% tại năm 2014, sau đó giảm dần xuống còn 18,1% vào năm 2017, đến năm 2018 thì mức tỷ trọng của loại hình bảo lãnh này giảm mạnh chỉ còn 15,8%. Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành, 2 loại hình này có tỷ trọng xấp xỉ nhau vào khoảng hơn 9,5%. Cuối cùng là bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ trọng 6% vào năm 2014, sau đó giảm xuống chỉ còn 5% vào 2015, rồi lại ngay lập tức phục hồi quay trở về mức cũ là 6% vào năm 2016. Biến động hình ziczac này lặp lại trong 2 năm cuối của giai đoạn 5 năm, tiếp tục giảm còn 5,5% vào 2017 rồi lại tăng về mức ban đầu là 6,1% vào 2018. Phần còn lại là các loại bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng không đáng kể như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh xác nhận, đồng bảo lãnh…

Ta đi vào phân tích chi tiết và cụ thể hơn hai loại hình bảo lãnh chủ yếu, phát sinh thường xuyên của MB bao gồm: bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và bảo lãnh thực hiện hợp đồng để hiểu sâu sắc hơn đặc điểm của chúng.

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Đối với bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước trong nước tại MB, loại hình này thông thường phát sinh trong các dự án xây dựng thi công công trình hoặc sản xuất máy móc thiết bị.

Bảo lãnh tiền ứng trước là cam kết của MB về việc sử dụng tiền ứng trước của nhà thầu/ người nhập khẩu với chủ thầu/ người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ trả thay trong phạm vi số tiền và thời hạn bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Các nhà thầu thường yêu cầu một khoản thanh toán tạm ứng để giúp họ trang trải chi phí khởi công xây dựng hoặc chi phí mua sắm trang thiết bị có thể phát sinh trước khi dự án xây dựng bắt đầu. Đặc biệt, khi nhà thầu phải mua nhà máy, thiết bị hoặc vật liệu có giá trị cao dành riêng cho dự án thì bảo lãnh ngân hàng sẽ bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp nhà thầu không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trì hoãn thực hiện trách nhiệm của mình. Ví dụ, trong trường hợp nhà thầu mất khả năng thanh toán hoặc phá sản. Khoản trả trước này là một rủi ro cho nhà đầu tư cho đến khi công việc xây dựng được hoàn thành. Do đó, bảo lãnh thanh toán tạm ứng được định nghĩa là bảo lãnh được mở bởi nhà thầu của dự án xây dựng (hoặc được gọi là bên được bảo lãnh) cho nhà đầu tư hưởng lợi (hoặc được gọi là bên nhận bảo lãnh). Khi đó, MB (hoặc được gọi là bên bảo lãnh) sẽ hoàn trả đầy đủ khoản trả trước ước tính bằng số tiền quy định trong thư bảo lãnh nếu nhà thầu (tức bên được bảo lãnh) không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc sử dụng khoản tiền tạm ứng sai mục đích theo cam kết trong hợp đồng. Đây là một loại rủi ro khá phổ biến trong các dự án xây dựng công trình. Trên thực tế, tiền tạm ứng đã về đến tài khoản của nhà thầu, chủ tài khoản nhà thầu được toàn quyền quyết định việc chi tiêu, mua sắm vật tư thiết bị cho nhiều dự án của nhà thầu đang triển khai và như thế vô hình chung nhà thầu đã sử dụng tiền tạm ứng của chủ đầu tư sai mục đích của hợp đồng nhưng chủ đầu tư không thể nào có biện pháp ngăn chặn. Khi dự án triển khai tràn lan, nhà thầu lâm vào cảnh thiếu vốn, thế là bắt buộc phải chậm tiến độ, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, gia hạn thanh toán khối lượng thậm chí có nhiều nhà thầu đã thi công nhỏ giọt khối lượng, dây dưa, trì hoãn... và cuối cùng dự án dang dở, không thể hoàn thiện. Để hạn chế loại rủi ro này phát sinh, về phía ngân hàng cần phải thẩm định đánh giá nhà thầu kỹ càng, có năng lực thật sự để thực hiện dự án. Trong quá trình đánh giá khách hàng, xét thầu, những chuyên gia đấu thầu, thẩm định hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, cần chú trọng yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực, khả năng thực hiên dự án có tham gia với vai trò là nhà thầu chính (chứ không phải là vai trò liên danh), chú trọng kết quả thực hiện các dự

án trước đây (xác nhận là đã hoàn thành), kiểm soát đầy đủ về năng lực tài chính, không có nợ công, nợ tiền thuế, nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội…

Trong hầu hết các hợp đồng lớn, nhà xuất khẩu/ nhà thầu thường được ứng trước từ 5% - 15% giá trị hợp đồng để họ có nguồn hỗ trợ tài chính thực hiện hợp đồng, đặc biệt trong giai đoạn đầu thực hiện dự án. Đổi lại nhà nhập khẩu/ chủ đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 65 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)