Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 46 - 47)

(VietinBank)

Trong số 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nắm cổ phần chi phối, VietinBank được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức an toàn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngành Ngân hàng. VietinBank luôn xác định việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Hoạt động thu hồi nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ được Ban Lãnh đạo VietinBank quán triệt từ Trụ sở chính đến gần 1.000 phòng giao dịch trong hệ thống.

VietinBank đã xây dựng biện pháp ứng xử tín dụng đối với từng khách hàng/nhóm khách hàng, đồng thời điều chỉnh nhóm nợ phù hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng theo quy định. Năm 2015, VietinBank áp dụng hệ thống quản trị rủi ro bao gồm ba trụ cột: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động/tác

nghiệp và rủi ro tín dụng. Hệ thống này giúp VietinBank hạn chế tối đa cũng như phòng ngừa tốt hơn với rủi ro tín dụng. Chiến lược rõ ràng, triển khai quyết liệt Với các bộ phận kinh doanh và tác nghiệp, VietinBank đã tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động quản lý rủi ro theo mô hình Khối để củng cố và phát huy vai trò ba vòng kiểm soát độc lập theo thông lệ quốc tế chuẩn Basel II. Hoạt động này nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu trong tương lai.

Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), trong thời gian qua, VietinBank đã xem xét cơ cấu lại nợ (theo QĐ780 và Thông tư 09) cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phương án sản xuất khả thi… VietinBank kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng.

Tiếp đó, VietinBank tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ. Đặc biệt, trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, VietinBank giao quyền nhiều hơn cho chi nhánh. Cụ thể, chi nhánh được phép quyết định thu hồi tài sản bảo đảm với giá không thấp hơn 70% so với dư nợ gốc được bảo đảm bằng tài sản nhưng với điều kiện: Giá bán tài sản không thấp hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xử lý. Thêm một biện pháp xử lý nợ xấu được VietinBank rất quan tâm là chuyển nợ vay thành vốn góp (đảm bảo tỷ lệ đầu tư ngoài ngành theo quy định của NHNN) đối với doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

Cùng với việc tự chủ trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu, VietinBank đã thực hiện phương án bán nợ cho VAMC và bán nợ thương mại cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu mua nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)