Với hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia CBA, VIB đã thực hiện những cải tiến tích cực trong quy trình và chính sách quản trị rủi ro, bao gồm cả việc chuyển đổi mô hình tái thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung; Quy trình đánh giá TSĐB; Thiết lập quy trình phát hiện sớm các khách hàng có tiềm năng nợ xấu…đã không chỉ giúp VIB kiểm soát, rà soát và cảnh báo những rủi ro tín dụng tiềm ẩn, mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng chất lượng tốt hơn nhiều cho VIB. Kể từ thời điểm 2013 đến nay (thời điểm đã áp dụng mô hình phê duyệt tập trung tại các khối), tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu nói riêng đều có xu hướng giảm mạnh (Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 2,51%; Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu là 2,07 %; Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 1,5% nếu không kể số nợ mua lại từ VAMC (tỷ lệ nợ xấu năm 2016 tính cả nợ mua lại từ VAMC là 2,58% ).
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu từ 2012-2016
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của TT QLN VIB qua các năm 2012-2016)
Để phân tích kỹ hơn về vấn đề này, trước tiên ta xem xét nợ xấu nội bảng của VIB qua các năm:
Bảng 2.5: Nợ xấu nội bảng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền (%) TT Dư nợ nhóm 3 119 12,4 135 13,7 41 2,6 Dư nợ nhóm 4 320 33,3 98 9,9 168 10,8 Dư nợ nhóm 5 521 54,3 756 76,4 1.341 86,5 Tổng: 960 100 989 100 1.550 100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của TT QLN VIB qua các năm 2014-2016)
Qua bảng 2.7 ta thấy năm 2014, tổng số nợ xấu là 960 tỷ đồng, chiếm tỷ lên 2,51% tổng dư nợ thì sang năm 2015, tổng số nợ xấu là 989 tỷ đồng, tăng 3% so với tổng số nợ xấu năm 2014 và chiếm tỷ lệ 2,07% tổng dư nợ. Năm 2016, tổng nợ xấu của VIB là 1.550 tỷ đồng, tăng 57% so với thời điểm đầu năm và chiếm 2,58% tổng dư nợ cho vay. Trong số này, nợ có khả năng mất vốn chiếm 86%, lên tới 1.341 tỷ đồng. Nguyên nhân của số nợ xấu tăng lên là do trong quý IV năm 2016, VIB đã thực hiện việc mua lại 30% nợ bán cho VAMC (Nếu không tính nợ xấu mua lại từ VAMC thì tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 1,5%).
- Tình hình nợ xấu nội bảng theo kì hạn cho vay:
Bảng 2.6: Nợ xấu nội bảng theo kì hạn cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT
Tổng nợ xấu 960 100 989 100 1,550 100
Nợ xấu ngắn hạn 419 44% 353 36% 514 33% Nợ xấu trung, dài
hạn 541 56% 636 64% 1,036 67%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của TT QLN VIB qua các năm 2014-2016)
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay trung và dài hạn. Năm 2014, nợ xấu trung và dài hạn là 541 tỷ đồng, chiếm 56% tổng số nợ xấu. Đến năm 2015 có xu hướng tăng cả tương đối và tuyệt đối, lên 636 tỷ đồng, chiếm 64% tổng nợ xấu. Nợ xấu trung dài hạn năm 2016 là 1.036 nghìn tỷ đồng, chiếm 67% tổng nợ xấu và tăng 63% so với năm 2015.
Nợ xấu ngắn hạn năm 2015 có xu hướng giảm so với 2014 cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Đến năm 2016 nợ xấu ngắn hạn là 514 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 161 tỷ đồng và chiếm 33% tổng nợ xấu.
Nợ xấu năm 2016 có sự tăng đột biến so với năm 2015 là do VIB mua lại 1.336 tỷ đồng nợ xấu từ VAMC.
- Tình hình nợ xấu nội bảng theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.7: Nợ xấu nội bảng theo đối tƣợng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng nợ xấu 960 100 989 100 1.550 100 Doanh nghiệp, tổ chức 457 48 394 40 820 53 Cá nhân, hộ GĐ 503 52 595 60 730 47
Dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất trên tổng dư nợ nên nợ xấu của nhóm này cũng có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ xấu. Nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình năm 2015 là 595 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nợ xấu, tăng 18% so với năm 2014 (92 tỷ đồng). Đến năm 2016, do mua lại nợ từ VAMC chủ yếu là nợ của các doanh nghiệp, tổ chức nên nợ xấu nhóm này có xu hướng giảm về tỷ trọng còn 47%, tuy nhiên vẫn tăng so với 2015 là 23% (135 tỷ đồng).
Số lượng nợ xấu của doanh nghiệp, tổ chức có xu hướng giảm đi. Năm 2014, tổng nợ xấu của doanh nghiệp tổ chức là 457 tỷ đồng, chiếm 48% tổng nợ xấu. Đến năm 2015, tổng nợ xấu của doanh nghiệp giảm xuống 394 tỷ đồng, tỷ trọng chỉ chiếm 40% tổng nợ xấu. Đến năm 2016, do việc mua lại nợ xấu từ VAMC nên tổng nợ xấu của doanh nghiệp, tổ chức là 820 tỷ đồng, chiếm 53%.
- Tình hình nợ xấu nội bảng theo ngành nghề kinh doanh.
Bảng 2.8: Nợ xấu nội bảng theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng nợ xấu 887 100 989 100 1.550 100 Xây dựng, thương mại,
sản xuất và chế biến 557 63 526 53 918 59 Nông lâm nghiệp, kho
bãi và các ngành nghề khác
310 37 463 47 632 41
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của TT QLN VIB qua các năm 2014-2016)
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu từ các doanh nghiệp xây dựng, thương mại, sản xuất và chế biến chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng số nợ xấu và có xu hướng ổn định về tỷ trọng. Năm 2014, nợ xấu nhóm này là là 557 tỷ đồng, chiếm 63% tổng nợ xấu. Đến năm 2015, nợ xấu nhóm này là 526 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2014 và chiếm tỷ trọng 53% tổng nợ xấu. Sang năm 2016, nợ xấu nhóm này là 918 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 59% tổng nợ xấu.
Nợ xấu nhóm ngành Nông lâm nghiệp, kho bãi và các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng tương đối cao, 2/3 tổng số nợ xấu của VIB và có xu hướng tăng nhẹ quan các năm. Để lý giải điều này ta thấy có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số những nguyên nhân đó phải kể đến là do sau khi thị trường bất động sản đóng băng, hầu hết tín dụng đầu tập trung sang các ngành nghề khác không phải xây dựng.
Nợ xấu tại nội bảng giảm xuống không đồng nghĩa với việc chất lượng của các khoản nợ phải thu từ phía khách hàng được nâng lên. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện về tình hình nợ xấu tại VIB, ta cần xem xét đến các khoản nợ được theo dõi tại ngoại bảng.
Biểu đồ 2.4: Dƣ nợ ngoại bảng
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của TT QLN VIB qua các năm 2014-2016)
Nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR đến cuối năm 2014 là 620 tỷ đồng, năm 2015 là 415 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2014. Sang năm 2016, là 438 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2015.
Nhìn chung, với quan niệm về nợ xấu như đã trình bày, tổng nợ xấu của VIB đã có xu hướng giảm xuống và diễn biến theo chiều hướng tích cực, khả năng thu hồi các khoản nợ mới phát sinh và các khoản nợ đã được xử lý bằng DPPR tăng mạnh. Trong điều kiện nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn như hiện nay, với tình hình nợ xấu của VIB hiện tại, Ban lãnh đạo của VIB cần phải quyết tâm hơn
nữa, đặt công tác quản trị nợ xấu là viêc ưu tiên hàng đầu cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.