Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 47 - 51)

(TechcomBank)

Trong 5 năm qua, từ năm 2012 đến nay, Techcombank đã chủ động áp dụng mọi biện pháp nhằm kiểm soát và xử lý nợ có vấn đề. Đến cuối năm 20165, tỷ lệ xấu của Techcombank ở mức 1,57%. Nợ xấu của Techcombank đã được kiểm soát

ở nhóm thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, về cơ bản, Techcombank đã xử lý xong các vấn đề nợ xấu và chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững, lành mạnh. Cũng như ViettinBank, hoạt động thu hồi nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ được Ban Lãnh đạo TechcomBank hết sức quan tâm.

Về các biện pháp thu hồi nợ, cũng như các NHTM khác, TechcomBank đã thực hiện các biện pháp như: cơ cấu lại nợ cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ , xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ, bán nợ cho VAMC và bán nợ thương mại cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu mua nợ...

Về các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, Techcombank đã xây dựng mô hình 3 tuyến phòng thủ. Trong đó:

Tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

Tuyến phòng thủ thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…; giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ…

Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

1.4.3. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

VPBank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô và hiệu quả hoạt động hàng đầu tại thị trường Việt Nam trong những năm qua. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank cũng luôn được kiểm soát tốt, giảm từ mức 2,43% trong năm 2015 xuống còn 2,03% tính đến cuối năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu, theo VPBank, là do ngân hàng đã quyết liệt thực hiện một loạt các biện pháp xử lý nợ xấu và tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu.

Để hạn chế các rủi ro, VPBank đã chủ động rút bớt vốn ở các khoản vay lớn tiềm ẩn rủi ro, xoay trục sang phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng tiểu thương - những phân khúc chiến lược. Từ việc chủ động dịch chuyển trên, tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản, phân khúc có nhiều khách hàng lớn và dự án lớn, đã giảm từ 19,5% cuối năm 2015 xuống còn 15,8%. Và sau nửa đầu năm 2016 cấu trúc lại khách hàng, tín dụng bắt đầu gia tăng mạnh hơn, VPBank trở lại gia cố nền tảng vốn huy động.

Chính sách quản lý rủi ro tài chính, xương sống cốt lõi góp phần mang lại sự tăng trưởng tại VPBank là khung quản lý rủi ro bao gồm: Hội đồng quản trị có trách nhiệm chung trong việc thiết lập và giám sát tình hình thực hiện một khuôn khổ quản lý rủi ro thống nhất của ngân hàng.

Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của VPBank được vận hành theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Theo đó, công tác xây dựng chính sách rủi ro, xác định giới hạn rủi ro và kiểm soát rủi ro được thực hiện độc lập và tập trung tại khối Quản trị rủi ro. Các báo cáo của Khối Quản trị rủi ro là cơ sở để Ủy ban Quản lý rủi ro ban hành các quyết định tín dụng quan trọng.

Cụ thể hơn, đó là việc áp dụng các thẻ điểm (scorecard) cho từng phân khúc khách hàng khác nhau và từng sản phẩm; áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng sớm (EWS) chuyên sâu hơn theo phân khúc khách hàng SME và khách hàng cá nhân…

Với việc tuyển dụng chuyên gia giàu kinh nghiệm về quản trị rủi ro thị trường, VPBank đã thành công trong việc xây dựng nền tảng quản trị rủi ro thị trường theo

mô hình chung của thế giới như áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng sớm cho khách hàng định chế tài chính, xây dựng bộ quy tắc chính sách khối thị trường tài chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng đã đạt được nhiều bước tiến đáng khích lệ với việc nâng cấp thành Trung tâm rủi ro hoạt động.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)