Thành tựu và khó khăn trong việc xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 75 - 82)

2.3.1.1 Thành tựu

Với thực trạng nợ xấu và quản trị nợ xấu đã được VIB triển khai, có thể thấy trong thời gian qua, VIB đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong quản trị nợ xấu, cụ thể:

- Tỷ lệ nợ xấu trong 5 năm liên tục giảm, VIB đã hình thành cơ chế kiểm soát theo 3 tuyến phòng thủ, phân tán rủi ro tín dụng, thay đổi cơ sở khách hàng và tách bạch good book/bad book (khách hàng tốt, khách hàng xấu). Điều đáng lưu ý là rủi

ro được kiểm soát tốt trong đó ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng tín dụng ấn tượng ở mức 16% năm 2014, 25% năm 2015 và 25% năm 2016.

- Hệ thống các văn bản hướng dẫn, quy trình, quy định liên quan đến công tác quản trị nợ xấu đã được VIB ban hành kịp thời, được triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn trương và có sự áp dụng thông nhất trong toàn hệ thống. Những quy trình và cải cách này, không chỉ giúp VIB kiểm soát, rà soát và cảnh báo về nợ xấu tiềm ẩn, mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng tốt cho VIB.

- VIB đã thực hiện mạnh mẽ việc tái cơ cấu phòng Quản trị rủi ro theo cấu trúc chuẩn của các ngân hàng Quốc tế: Kết hợp 2 trung tâm Quản lý rủi ro và Quản lý tín dụng trong việc tạo ra một Khối quản trị rủi ro bao gồm 9 trung tâm/phòng ban dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia kinh nghiệm từ ngân hàng nước ngoài về quản trị rủi ro. Việc triển khai mô hình trên đã giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ xấu phát sinh.

Công tác xử lý nợ xấu cũng đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.10: Kết quả xử lý nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 1 Nợ xấu nội bảng 960 989 1.550 Phát sinh tăng 964 917 1,123 Phát sinh giảm 998 1.038 1,312 2 Nợ xấu ngoại bảng 620 415 438 Phát sinh tăng 589 139 581 Phát sinh giảm 533 344 558 3 Tổng cộng tăng/giảm 22 (326) (166)

Bảng 2.11: Kết quả thu hồi nợ xấu nội bảng của VIB Đơn vị: Tỷ đồng STT Các biện pháp xử lý 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tổng số 998 100% 1.038 100% 1.312 100% 1 Thu nợ trực tiếp 40 4% 156 15% 262 20% 2 Bán, khai thác TSBĐ 30 3% 125 12% 197 15%

3 Cơ cấu lại nợ 30 3% 52 5% 105 8%

4 Xử lý bằng quỹ DPRR 773 77% 474 46% 441 34% 5 BP giảm lãi, miễn lãi 20 2% 35 3% 45 3% 6 Bán nợ, chuyển AMC 80 8% 135 13% 184 14% 7 Biện pháp pháp lý 25 3% 62 6% 78 6%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của TT QLN VIB qua các năm 2014-2016)

Nhìn vào Bảng 2.1.4 ta thấy, công tác thu hồi nợ của VIB ngày một hiệu quả hơn, cụ thể:

- Việc thu nợ trực tiếp đã tăng lên theo các năm, từ 4% năm 2014 đã tăng lên 20% năm 2016 và việc bán các TSBĐ cũng tăng lên, từ 3% năm 2014 đã tăng lên 15% năm 2016, điều này được lý giải do kinh tế dần phục hồi, các khách hàng đã dần cải thiện được hoạt động kinh doanh để có điều kiện trả nợ cũ và vay các khoản nợ mới, các tài sản đảm bảo cũng dễ bán và có giá hơn, cùng với đó là bộ máy và chính sách thu hồi nợ của VIB cũng đã hoàn thiện hơn.

- Việc xử lý nợ bằng quỹ DPRR đã dần giảm xuống từ 77% năm 2014 còn 34% năm 2016. Như vậy, mặc dù hiệu quả thu hồi nợ bằng các biện pháp tích cực như thu trực tiếp, bán TSBĐ thì nợ xấu của VIB vẫn được xử lý chủ yếu bằng quỹ dự phòng.

- Việc xử lý bằng các biện pháp khác như: Cơ cấu lại nợ, giảm lãi, miễn lãi và bán nợ, chuyển AMC không có biến động nhiều.

- Biện pháp pháp lý cũng chiếm tỷ trọng nhỏ từ 3% năm 2014 đến 6% năm 2015, 2016 do các thủ tục phức tạp và kéo dài.

2.3.1.2 Khó khăn trong việc xử lý nợ xấu

Khó khăn khi ngân hàng và chủ sở hữu phối hợp bán tài sản bảo đảm:

Về nguyên tắc, bên cho vay (bên nhận bảo đảm – ngân hàng) có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ có thể gặp một số vướng mắc nhất định và phát sinh nhiều chi phí không cần thiết ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay sức mua yếu, nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng. Cho nên, tài sản bảo đảm rất khó bán và thường có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm lúc định giá để cho vay.

Hơn nữa, tư cách chủ thể tham gia giao dịch mua bán tài sản bảo đảm của ngân hàng vẫn còn có các ý kiến khác nhau. Trong quá trình thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, một số cơ quan chức năng cho rằng, ngân hàng không đủ tư cách đại diện được ủy quyền của chủ sở hữu để bán/chuyển nhượng tài sản bảo đảm vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở…) quy định bên bán/chuyển nhượng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.

Khó khăn khi ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ:

Trong nhiều trường hợp, việc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, cầm cố có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hơn nữa, một số trường hợp không còn tồn tại nữa hoặc không hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm vì cho rằng, ngân hàng đã được ủy quyền và được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố tài sản. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngoài hạn chế về tư cách bán/chuyển nhượng tài sản bảo đảm nêu trên, ngân hàng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc sau:

- Thu giữ tài sản bảo đảm: Ðể xử lý được tài sản bảo đảm là động sản (chủ yếu là phương tiện vận tải đường bộ và đường thủy: ô tô, tàu thủy, xà lan…), trước hết ngân hàng phải thông báo cho bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, khi phương tiện vận tải đang lưu thông, thì ngân hàng khó có thể thu giữ được tài sản đó nếu không có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của công an và chính quyền địa phương. Mặt khác, trường hợp bên bảo đảm có dấu hiệu chống đối, gây cản trở cho việc thu giữ tài sản của ngân hàng, thì cơ quan công an và chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt phối hợp, hỗ trợ ngân hàng thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm theo đề nghị của ngân hàng.

- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua. Căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm (có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm), ngân hàng được quyền tự chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ: bên bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm phối hợp bán tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản bảo đảm, bên cho vay nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm, bên nhận bảo đảm tổ chức bán công khai trên thị trường mà không phải qua thủ tục đấu giá, phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi tài sản bảo đảm được bán cho người mua, bên nhận bảo đảm phối hợp với người mua làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên, thực tế cơ quan công chứng yêu cầu ngân hàng ký hợp đồng với tư cách là bên bán tài sản bảo đảm phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không chấp nhận ngân hàng xuất hóa đơn giá trị gia tăng vì tài sản chưa thuộc sở hữu của ngân hàng.

Khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo để thu nợ thông qua khởi kiện, thi hành án

Trong bối cảnh nền tư pháp của Việt Nam hiện nay, thủ tục khởi kiện bên vay/bên bảo đảm ra Tòa án để yêu cầu giải quyết việc trả nợ thường kéo dài 2 – 3 năm và phát sinh nhiều chi phí. Cho nên, các ngân hàng quan ngại với phương thức

thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra Tòa án. Hầu hết các ngân hàng đều cho rằng, khởi kiện khách hàng ra Tòa án là biện pháp “cực chẳng đã”, không còn sự lựa chọn nào khác để xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ. Thế nhưng khi nộp đơn khởi kiện bên vay và/bên bảo đảm ra Tòa án, quyền khởi kiện của ngân hàng chưa chắc được bảo đảm, ngay cả khi có được bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, việc xử lý tài sản bảo đảm của người phải thi hành án cũng không dễ dàng:

- Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do địa chỉ của bị đơn ghi trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm không phải là địa chỉ hiện tại.

- Tòa án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong nền kinh tế thị trường, thời gian thu hồi vốn là rất quan trọng đối với ngân hàng để quay vòng vốn, tái đầu tư, tạo lợi nhuận phát triển kinh doanh. Thực tế, sau khi thụ lý đơn khởi kiện và hòa giải không thành, Tòa án ở một số địa phương đã không quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn tố tụng do pháp luật quy định (thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan). Thực tế, có vụ án kéo dài đến 2 năm kể từ ngày thụ lý vụ án mà Tòa án vẫn không mở phiên tòa xét xử. Khi ngân hàng đề nghị sớm đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật thì thẩm phán phụ trách vụ án trả lời Tòa án đang xác minh lại tình trạng của tài sản bảo đảm (diện tích đất, chủ sở hữu tài sản…) theo hướng dẫn của Tòa án cấp trên trực tiếp.

- Yêu cầu định giá lại tài sản kê biên của người phải thi hành án. Ðể thu hồi nợ vay theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, ngân hàng đã gửi đơn yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án cũng đã ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, sau khi cơ quan thi hành án ký hợp đồng với trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm, người phải thi hành án đã lợi dụng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự để cản trở việc bán tài sản bảo đảm, trả nợ vay cho ngân hàng.

- Thu án phí, phí thi hành án từ tiền bán tài sản bảo đảm. Thời gian qua, cơ quan thi hành án ở một số địa phương đã thu án phí và phí thi hành án từ số tiền bán

đấu giá tài sản bảo đảm mà bản án, quyết định của Tòa án tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể trước khi chuyển trả cho ngân hàng, cho dù số tiền thu được từ bán tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ vay ngân hàng. Ðiều này, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng (người được thi hành án) mà còn chưa phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án.

Khó khăn khi bán nợ cho VAMC

Vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu không dễ dự báo bao giờ xử lý xong, nhưng ngay cả ở điều kiện tốt nhất cũng phải mất vài năm. Tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự ổn định kinh tế vĩ mô, chu kỳ phục hồi thị trường bất động sản ngắn hay dài và cùng đó là sự nỗ lực vượt qua những điểm nghẽn để giúp cho VAMC cùng các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả. Xử lý nợ xấu thông qua bán nợ cho VAMC ngân hàng gặp những những điểm nghẽn phải vượt quá, đó là :

- Điểm nghẽn đầu tiên nằm chính ở khái niệm trái phiếu đặc biệt mà VAMC trả cho các ngân hàng thương mại khi mua nợ xấu. Tỉ lệ chiết khấu chưa rõ ràng, trong khi một số quy chế để bán nợ cho VAMC lại khá ngặt nghèo, như tổ chức tín dụng có nợ xấu 3% tổng dư nợ và khoản nợ phải được bảo đảm bằng 60% giá trị tài sản bất động sản... khiến ngân hàng ngần ngại khi bán nợ cho VAMC.

- Thêm vào đó, không phải ngân hàng cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hoàn toàn. Sau 5 năm nếu không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng phải lấy lại món nợ đó và ôm số nợ này. Như thế, rủi ro chính vẫn là các ngân hàng thương mại vì họ bán nợ đi, không biết được chiết khấu và hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho các khoản nợ để giảm trừ giá trị trái phiếu.

Thái độ của các Chi nhánh và Phòng giao dịch trong xử lý nợ còn kém:

Một số Kênh phân phối chỉ tập trung vào tăng trưởng tín dụng mà không chú trọng công tác thu hồi nợ, một phần vì trách nhiệm xử lý nợ xấu đã được san ra cho cả Trung tâm Quản lý nợ và VIBAMC, một số quyết định về xử lý nợ xấu phải đợi

phê chuẩn của cấp trên mà thời gian trình phê duyệt còn có độ trễ nhất định, khiến cho khoản nợ cứ xấu đi mà chưa có hướng tích cực xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)