Hạn chế trong quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 82 - 83)

Về bộ máy quản trị nợ xấu

Hiện tại VIB đang triển khai mô hình xử lý và thu hồi nợ đầu – cuối trực thuộc khối Quản trị rủi ro, tập trung tại Hội sở. Hai trung tâm Xử lý nợ và Thu hồi nợ sẽ là đầu mối phối hợp với các ĐVKD trên toàn hệ thống trong việc quản lý và xử lý các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Theo quan điểm của tác giả thì đây là một hạn chế trong bộ máy quản trị nợ xấu của VIB. Bởi vì lúc này trung tâm Quản lý nợ sẽ là đầu mối quản lý một khối lượng công việc khổng lồ tất cả các khoản nợ từ nhóm 2 trở đi của toàn bộ hệ thống. Đó là chưa kể đến đặc thù vị trí địa lý, nếu cán bộ QLN muốn đi kiểm tra, gặp gỡ khách hàng nhằm phục vụ cho việc tái cấp/chuyển nhóm nợ khi khách hàng đến hạn trả nợ.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chưa hiệu quả

Hệ thống còn chưa được thống nhất trong các phòng ban, chưa tạo được sự nhất trí cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, ở VIB, hệ thống kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò của mình.

Về phân loại các khoản nợ, nợ xấu chưa được chuẩn xác

Công tác phân loại các khoản nợ nợ xấu tại VIB còn chưa được thực hiện tốt, chưa phân loại nhóm nợ theo đúng định kì, đúng bản chất do một số nguyên nhân:

- Thông tin về khách hàng chưa được thu thập, cập nhật đầy đủ và kịp thời, chưa có cách thức ứng xử phù hợp đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.

- Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng còn phụ thuộc quá nhiều vào cảm tính của người chấm, chưa phản ánh đúng tình hình cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

- Việc đánh giá, chuyển nhóm các khoản nợ của khách hàng chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn của khoản vay, chưa quan tâm nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai như: Việc xác định vòng đời của dự án, khả năng thu hồi vốn…điều đó đã ảnh hưởng đến việc phân loại các khoản nợ/nhóm nợ không phù hợp.

Về xử lý thu hồi nợ xấu

Thu hồi nợ trực tiếp, bán và khai thác tài sản đảm bảo cùng một số biện pháp khác có hiệu quả chưa cao. Ngân hàng chưa kết hợp và làm việc hiệu quả với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)