Thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 69 - 75)

đoạn (2014-2016)

2.2.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách và quy trình quản trị nợ xấu

Tổ chức bộ máy quản trị nợ xấu tại VIB

Hiện nay, tại VIB đang triển khai mô hình xử lý và thu hồi nợ đầu – cuối toàn quốc tập trung tại Hội sở. Hai trung tâm xử lý và thu hồi nợ trực tiếp là trung tâm Quản lý nợ và Trung tâm thu hồi nợ trực thuộc khối QTRR. Hai trung tâm này sẽ là đầu mối phối hợp với các ĐVKD trên toàn hệ thống trong việc quản lý và xử lý các nhóm nợ từ nhóm 2 – nhóm 5.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

QTRR thẻ Giám đốc Khối QTRR

Trung tâm QLN

Trung tâm Thu hồi nợ

KSTT, nhận diên & báo cáo

QLTD KH CN QLTD KH DN & FDI Chính sách & quy trình tín dụng QTRR TC & DCTC QTRR Hoạt động Dịch vụ pháp lý QLN KHCN QLN KHDN KH FDI Miền Bắc KH FDI Miền Nam Dịch vụ khách hàng Tái thẩm định & phê duyệt

Tái thẩm định & phê duyệt

Chính sách tín dụng Quản lý TSBĐ QTRR danh mục ngân hàng QTRR danh mục tự doanh Tái thẩm định DCTC Giám sát hoạt động Kế hoạch dự phòng KSTT AML Văn bản pháp lý và HĐ Tư vấn pháp lý, tố tụng Quản trị công ti Kiểm soát tuân thủ, nhận diện rủi ro,

thu hồi nợ và báo cáo

Team XLN đặc biệt Team XLN Vùng Đông Bắc Team XLN Vùng Bắc HN Team XLN Vùng Nam HN Team XLN Vùng Đông&Tây HCM Team XLN NTB, ĐNB, ĐB SCL Team XLN Miền Trung

Ngoài việc ban hành các văn bản quy định về quản lý và sử lý các khoản nợ, VIB cũng đã ban hành bộ quy trình về theo dõi, quản lý, thu hồi và xử lý các khoản vay có vấn đề:

 Quy trình theo dõi lịch trả nợ khách hàng  Quy trình quản lý nợ

 Quy trình thu hồi nợ

2.2.2.2. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu mà VIB đã và đang thực hiện

Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu.

Xây dựng và hoàn thiện tam giác chiến lược Quản trị tăng trưởng- Quản trị rủi ro – Quản trị hiệu quả.

Năm 2008 là năm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính với quy mô toàn cầu. Đối với Việt Nam, năm 2011 – 2012 nền kinh tế tài chính dường như vẫn đang trong thời kỳ gánh chịu những tác động đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô (tình trạng nợ xấu, phá sản,…), cùng chính sách thắt chặt tiền tệ đã tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Trong bối cảnh đó, HĐQT và Ban điều hành đã xác định cho VIB định hướng phát triển tăng trưởng thận trọng để phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm bảo phát triển an toàn cho cả hệ thống và duy trì nền tảng vững chắc cho ngân hàng. Tam giác chiến lược Quản trị tăng trưởng – Quản trị rủi ro – Quản trị hiệu quả đã được sâu sắc hóa trong mọi nỗ lực giúp VIB đảm bảo tăng trưởng, phát triển, tạo sự khác biệt mà vẫn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, đặc biệt là hoạt động quản trị nợ xấu – một hoạt động được VIB đặt lên hàng đầu trong bối cảnh khó khăn, kinh tế bất ổn như hiện nay.

Thực hiện đúng quy trình tín dụng.

- Thực hiện đúng quy trình cho vay: QL QHKH các ĐVKD/chi nhánh của VIB trước khi tiến hành giải ngân khoản vay cho khách hàng cần phối hợp với các Phòng/ban liên quan thực hiện quy trình thẩm định khách hàng bao gồm: thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đúng theo các điều kiện

cho vay, thẩm định giá trị TSBĐ khách hàng thế chấp, tìm hiểu lịch sử quan hệ khách hàng với các TCTD trong quá khứ,…

- Tiến hành đánh giá, phân loại nợ thường xuyên đảm bảo việc phân loại nợ được chính xác. Điều này đòi hỏi QL QHKH của các ĐVKD/chi nhánh của VIB phải thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện tốt việc chấm điểm, xếp loại khách hàng,…

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay: QL QHKH tại các ĐVKD/chi nhánh của VIB tập trung quản lý, chăm sóc khách hàng, theo dõi tình hình thực hiện các cam kết của khách hàng đối với VIB. Thông báo tiền lãi, tiền gốc định kì cho khách hàng thông qua điện thoại/mail/fax.

Trích lập dự phòng rủi ro.

Một trong những biện pháp phòng ngừa nợ xấu phổ biến nhất không những chỉ riêng VIB mà tất cả các ngân hàng khác đang áp dụng là trích lập dự phòng rủi ro. Việc trích lập DPRR tại VIB được tiến hành từng quý và thực hiện theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Với quỹ này, VIB đã xử lý được nhiều món nợ quá hạn tồn tại lâu ngày, góp phần làm sạch bảng tổng kết tài sản và đảm bảo an toàn kinh doanh cho ngân hàng.

Bảng 2.9: Trích lập dự phòng rủi ro của VIB

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Dự phòng chung 280 342 421 Dự phòng cụ thể 569 410 594 Tổng cộng: 849 752 1.015

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của TT QLN VIB qua các năm 2014-2016)

Các biện pháp xử lý nợ xấu.

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, VIB đã chủ động yêu cầu Hai trung tâm Quản lý và xử lý phối hợp với các ĐVKD/chi nhánh rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các phương án được xây dựng chi tiết theo từng khoản vay, từng khách hàng và phân thành từng nhóm biện pháp xử lý cụ thể, nhờ đó ngân hàng có thể chủ động triển khai chỉ đạo xử lý nợ xấu, dễ dàng theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý nợ, giúp cho việc tổng hợp, báo cáo kết quả được thuận tiện.

Xử lý nợ xấu thông qua thu hồi trực tiếp

Dựa vào các phương án xử lý nợ xấu đã được xây dựng và phê duyệt, tùy theo các điều kiện mà VIB sẽ tiến hành thu hồi nợ xấu theo từng biện phá cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Biện pháp này thường áp dụng đối với các khoản vay mới bắt đầu quá hạn để có thể xác định thái độ và khả năng trả nợ của người vay. Cán bộ quản lý khách hàng tới gặp trực tiếp khách hàng của mình để thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu khách hàng có tinh thần hợp tác trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng thông qua trao đổi, xem xét lại hồ sơ giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn trước mắt hoặc có thể đưa ra lời khuyên về quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh để khách hàng tìm ra hướng đi mới.

Xử lý nợ thông qua bán, khai thác tài sản đảm bảo

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả, khách hàng không có khả năng trả nợ thì TSBĐ nợ vay là nguồn thu nợ thứ hai của VIB. Trong trường hợp này, VIB sẽ cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán các tài sản đảm bảo hoặc ủy quyền cho VIBAMC bán để trả nợ dưới sự giám sát của ngân hàng. Nếu khách hàng không hợp tác thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo hoặc ủy quyền cho Trung tâm đấu giá tài sản xử lý theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký giữa hai bên. Mọi chi phí giao dịch phát sinh khách hàng phải chịu trách nhiệm. Tiền thu được từ tài sản thế chấp được thanh toán theo thứ tự sau: Trả nợ gốc và lãi vay, trả các chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng. Nếu còn thừa thì sẽ trả lại cho khách hàng, nếu thiếu có thể yêu cầu người vay

tìm các nguồn khác để bù đắp hoặc thu thêm phần chênh lệch từ các tài sản khác của người vay theo phán quyết của Tòa án.

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu lại nợ

Cơ cấu lại nợ là biện pháp được VIB sử dụng khi một khoản nợ đã đến kì hạn trả nợ nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ cho VIB theo lich trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nguồn tiền về chậm,… Trong trường hợp này, VIB sẽ xem xét đến các yếu tố thuộc về khách hàng: Lịch sử nợ quá hạn của khách hàng, mối quan hệ với ngân hàng, các lần trả nợ trước đây,… để quyết định việc có hay không đồng ý cho khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn, điều chỉnh kì hạn trả nợ).

Xử lý nợ xấu bằng Quỹ dự phòng rủi ro

Trong trường hợp khoản vay của khách hàng bị phân vào nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, trung tâm Thu hồi nợ đã tiến hành các biện pháp thu hồi nhưng vẫn không thể thu hồi được khoản vay; hoặc trường hợp tổ chức bị phá sản, giải thể; hoặc cá nhân bị chết, mất tích,… mà vẫn không thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ thì VIB tiến hành bù đắp bằng Quỹ dự phòng rủi ro.

Do tính chủ động cao nên biện pháp này cũng được VIB vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu của mình một cách nhanh chóng. Với quỹ này, ngân hàng VIB đã xử lý được nhiều món nợ quá hạn tồn tại lâu ngày, góp phần làm sạch bảng tổng kết tài sản và đảm bảo an toàn kinh doanh cho ngân hàng.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong thời gian tới VIB không nên chú trọng vào biện pháp này mà thay vào đó nên tập trung vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt để, mang lại hiệu quả hơn. Bởi vì, về thực chất số tiền mà VIB bỏ ra cho khách hàng vay vẫn chưa thu về được, đó là chưa kể đến số tiền lãi. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải xử dụng “tiền túi” của mình để bù đắp, khắc phục khoản nợ đó. Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều biện pháp này làm giảm thu nhập, giảm lợi nhuận của VIB.

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp giảm, miễn lãi

Biện pháp này được VIB áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh,

ổn định cuộc sống, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu còn lại tại ngân hàng.

Để được giảm, miễn lãi khi đến thời hạn trả nợ, khách hàng của VIB đều phải được bản thân các QLKH, Chi nhánh, ĐVKD và Quản lý nợ đánh giá khách hàng đó nằm trong danh sách khách hàng tốt, chưa từng có tiền sử nợ quá hạn tại VIB và nhận thấy có khả năng trả được nợ trong tương lai.

Xử lý bằng biện pháp bán nợ

Thực tế tại VIB hiện nay, phần lớn các khoản nợ xấu đều tập trung bán cho VIBAMC, số còn lại thì bán cho các TCTD hoặc AMC của các ngân hàng khác. Điều này cũng dễ hiểu bởi bản thân VIB và VIBAMC đều là người một nhà nên VIB sẵn sàng bán phần lớn các khoản nợ sang cho VIBAMC để VIBAMC xử lý.

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp pháp lý

Biện pháp pháp lý được Trung tâm Thu hồi nợ VIB áp dụng sau khi đã áp dụng các biện pháp khác trước đó mà việc xử lý thu hồi nợ không hiệu quả. Tuy nhiên do tính phức tạp của biện pháp này cần rất nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật như Tòa án, Thi hành án,…và chi phí rất tốn kém, nên VIB chỉ sử dụng biện pháp này đối với các khách hàng nợ nhóm 5, khách hàng chây ỳ, lừa đảo, cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng,…nhằm đảm bảo cho việc thu hồi được khoản nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)