Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 101 - 102)

Thứ nhất, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, sử dụng linh hoạt công cụ chính sách tiền tệ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế hợp lý và an toàn hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, giám sát các TCTD và bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tốc độ và chất lượng tín dụng, định hướng tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế

Thứ ba, phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro, an toàn hoạt động của các TCTD, trong đó ban hành, triển khai và áp dụng các quy định về quản trị rủi ro của TCTD theo nguyên tắc Basel; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và các TCTD. Tái định hướng chiến lược hoạt động tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị của các TCTD là yếu tố then chốt nhằm phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng. Do đó, cần tiếp tục tái cơ cấu các

TCTD. Tăng cường tính công khai, minh bạch của TCTD trong hoạt động tín dụng, hạn chế tập trung tín dụng vào một số nhóm khách hàng hoặc ngành nghề hoặc tập trung vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, hiệu quả; tăng cường năng lực về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực của VAMC để VAMC triển khai thực hiện việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt; triển khai có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu đã mua từ TCTD.

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhận định thị trường để đưa ra chính sách điều hành phù hợp, tránh trường hợp chính sách được ban hành và sửa đổi quá nhanh, chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề đã xảy ra, gây khó khăn và để lại những hậu quả nhất định cho hoạt động ngân hàng.

Thứ sáu, nhanh chóng trình phê duyệt hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý của Luật này là tăng quyền cho các TCTD và VAMC trong việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi nợ. Theo Dự thảo Luật, TCTD hoặc VAMC có quyền thu giữ TSBĐ nếu sau 10 ngày kể từ ngày phải giao TSBĐ để xử lý theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo đảm mà bên bảo đảm, bên cầm giữ tài sản không giao TSBĐ cho TCTD, VAMC để xử lý.Đặc biệt, khi thực hiện thu giữ TSBĐ là động sản mà bên bảo đảm có mặt tại thời điểm thu giữ TSBĐ nhưng có hành vi chống đối, cản trở, không giao TSBĐ thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan công an và ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản bảo đảm hỗ trợ thu giữ TSBĐ.Trường hợp bên bảo đảm không có mặt khi TCTD, VAMC thu giữ TSBĐ thì đại diện UBND cấp huyện nơi có TSBĐ phải tham gia chứng kiến, ký vào biên bản thu giữ TSBĐ và làm thủ tục để niêm phong tài sản bảo đảm. Theo Tác giả và nhiều quan điểm khác thì quy định này được cho là giải pháp sẽ đạt hiệu quả cao trong công tác thu hồi nợ xấu hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 101 - 102)