Kiến nghị đối với Khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 103 - 106)

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân và cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính cung cấp cho NHTM thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập.

Thứ ba, chủ động phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời những thông tin ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.

KẾT LUẬN

Quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm làm tăng chất lượng các khoản vay, giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều biến động và bất ổn, quản trị nợ xấu lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, và hiện đang trở thành vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong các kế hoạch hoạt động của ngân hàng.

Việc hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM sẽ giúp NHTM thể hiện tốt vai trò, chức năng của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế, giúp cho các tổ chức và thành phần kinh tế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, đòi hỏi các NHTM phải thực hiện đổi mới nhằm tăng cường năng lực hoạt động và năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập với kinh tế thế giới.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tác giả đã đi vào phân tích và nêu ra những mặt đạt được và hạn chế trong quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn hoạt động này ngày càng được hoàn thiện và phát triển tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu nhưng do thời gian và trình độ có hạn, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Tài Chính.

3. Lê Thị Hoài Diễm (2012), Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng. 4. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

5. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Cổ phần Quân đội, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Tài Chính.

6. Nguyễn Thu Hương (2016), Phát triển thị trường mua bán nợ, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Tài Chính.

7. Trần Thị Diễm Linh (2015), Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Tài chính Marketing, Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Peter S.Rose (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 10. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

11. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2012 – 2016), Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hợp nhất.

13. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2014 – 2016), tài liệu đại hội đồng cổ đông.

14. Cẩm nang pháp luật về xử lý nợ xấu, Nhà xuất bản lao động (2013). 15. Tạp chí tiền tệ, tạp chí Ngân hàng, tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

16. Basel Committee on Banking supervision (2006), Basel II.

17. Saurina Jesus and Jimenez Gabriel (2006), Credit Cycles, Credit Risk, and Prudential Regulation.

18. Salas, Vincente and Saurina (2002), Credit Risk in Two Institutional Regimes: Spanish Commercial and Savings Banks.

19. Tarron Khemraj and Sukrishnalall Pasha New College of Glorida, University of Guyana (2009), The determinants of non-performing loans: an econometric case study of Guyana.

III. TÀI LIỆU TỪ INTERNET

20. Trang thông tin của NH TMCP Quốc tế Việt Nam: http://www.vib.com.vn 21. Trang thông tin Kinh tế Việt Nam http://www. vneconomy.vn

22. Trang thông tin của NH Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn 23. Trang thông tin Kênh thông tin kinh tế Việt Nam: http://cafef.vn/.vn 24. Trang thông tin chứng khoán, tài chính: http://vietstock.vn/

25. Trang thông tin của Bộ tư pháp http://www.moj.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)