Một số nhận xét về mô hình quản trị, quản lý rủi ro và cơ cấu tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 61 - 64)

lợi nhuận trước thuế đạt 648 tỷ đồng). Năm 2015, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 655 tỷ đồng tăng 1% so với năm 2014 và sang năm 2016 lợi nhuận trước thuế đạt 702 tỷ, đạt 104% so với kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao từ đầu năm, cao hơn 7% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế 2014-2016

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên VIB 2014-2016)

2.1.5. Một số nhận xét về mô hình quản trị, quản lý rủi ro và cơ cấu tín dụng tại VIB VIB

Về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

VIB đã và đang áp dụng mô hình quản trị chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế và vận dụng linh hoạt vào thực tế với những đặc thù của hệ thống chính sách pháp luật và những đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hộ Việt Nam.

Quản trị doanh nghiệp vững mạnh tại VIB được xây dựng một cách nhất quán, hướng theo chuẩn mực quốc tế với sự tách bạch rõ ràng giữa các chức năng quản trị, kiểm soát và điều hành, dựa trên tính trách nhiệm và tính minh bạch cao của cả tập thể HĐQT, Ban KS, Ban điều hành. VIB xây dựng và luôn duy trì môi trường làm việc dân chủ, đội ngũ nhân sự quản trị, điều hành, kiểm soát được tăng cường cả về lượng và về chất với những thành viên trong và ngoài nước có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ cao trong lĩnh vực TCNH.

Cổ đông chiến lược của VIB là Commonwealth Bank of Australia (CBA) – một ngân hàng có trên 100 năm kinh nghiệm, là một tổ chức tài chính hàng đầu tại Úc, đồng thời, là 1 trong 20 ngân hàng an toàn nhất thế giới và hiện đứng trong nhóm 10 ngân hàng lớn nhất toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường đã tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro… để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB, đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và vận hành của VIB đều được tổ chức trên cơ sở điều lệ, các khung quản lý, quy chế, quy định, quy trình và áp dụng mô hình vận hành, tương tác giữa các đơn vị chức năng gắn với các chuẩn mực tiên tiến của quốc tế.

Về công tác quản trị rủi ro

- VIB đã duy trì chính sách kinh doanh thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc khách hàng tập trung hơn, chú trọng hơn đầu tư cho các sản phẩm phi tín dụng, ưu tiên bổ sung nguồn lực vào địa bàn có đóng góp cao cho nền kinh tế, quản lý chặt chẽ hiệu quả chi phí trên từng đồng thu nhập, tiếp tục hoàn thiện bộ máy Quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, mô hình quản trị rủi ro hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Ngành ngân hàng chứng kiến nhiều nợ xấu tăng đột biến từ những năm 2012, các vụ lừa đảo tham nhũng trong ngân hàng liên tiếp xảy ra ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, niềm tin của nhà đầu tư và niềm tin của khách hàng vào hệ thống. Mặc dù mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng VIB cũng không tránh khỏi các rủi ro đó, hiện tại tỷ lệ nợ quá hạn vẫn chưa đạt đúng theo kỳ vọng của nhà quản

trị/ban lãnh đạo của ngân hàng. Điều có có thể xuất phát từ 4 vấn đề cơ bản dưới đây:

 Hiện tại, bộ máy khối quản lý rủi ro chưa hiệu quả, nhiều bộ phận, phòng ban còn thực hiện chồng chéo, năng lực cán bộ chưa cao hay ý thức còn chưa tốt;

 Việc cập nhật các văn bản, chính sách và các công cụ quản trị rủi ro chưa được thường xuyên liên tục; nhiều văn bản được thực hiện từ nhiều năm nay (khoảng 30% các văn bản được ban hành cách thời điểm hiện tại trên 5 năm mà chưa có sự thay thế, bổ sung);

 Ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến công tác quản lý chất lượng tài sản ngân hàng: Quy mô hoạt động trên thị trường liên ngân hàng chưa phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ còn ít. Cơ cấu lại danh mục đầu tư tín dụng, công tác cảnh báo sớm rủi ro tín dụng cho ngân hàng chưa rõ ràng,cụ thể;

 Công tác quản lý rủi ro mới được quan tâm trong khoảng 5 năm trở lại đây, trong khi ngân hàng đã hoạt động trên 20 năm;

- VIB đã ban hành các quy trình, quy định trong nghiệp vụ tín dụng khá đầy đủ, tuy nhiên chưa đảm bảo mức độ chặt chẽ do biến động thường xuyên của thị trường, bối kinh kinh tế xã hội nên chính sách, quy định trong tín dụng ở các thời kỳ khác nhau là không giống nhau, bắt buộc phải thực hiện rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với thị trường. Điều này dẫn đến thực trạng:

 Không kịp thời điều chỉnh văn bản, quy định, hướng dẫn nên các văn bản cũ bị lỗi thời, lạc hâu, không thể áp dụng vào thời điểm hiện tại được.

 Thực hiện điều chỉnh nhưng không bao quát hoặc phủ nhận các vấn đề trước đó đã nêu ra nên có hiện tượng chồng chéo, người sử dụng không biết phải thực hiện theo hướng nào để phù hợp với quy định của hệ thống và pháp luật.

Điều này có thể làm tăng mức độ rủi ro tín dụng cho ngân hàng, nợ xấu/tổn thất vốn phát sinh từ đây.

Về cơ cấu tín dụng của VIB

trung thu hút các khách hàng lớn đã sử dụng hết hạn mức tại các ngân hàng khác (do hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng). Ưu tiên các phương án cho vay đối với các lĩnh vực trực tiếp sản xuất, xuất khẩu, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, các ngành thương mại có khả năng quay vòng vốn nhanh; đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ (cá nhân); kiểm soát rủi ro với các lĩnh vực như công nghiệp đóng tàu, bất động sản, xây lắp. Hạn chế cho vay đối tượng phi sản xuất và các món vay trung dài hạn. Hạn chế cho vay tín dụng (không thế chấp), chú trọng đến việc cho vay nhận bảo đảm bảo tiền vay bằng các tài sản có tính thanh khoản từ mức trung bình trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)