Nhóm giải pháp liên quan đến việc tăng trưởng tín dụng và nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 91 - 93)

lượng thẩm định

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng tại ngân hàng thì đầu tiên phải nâng cao chất lượng cán bộ về cả số lượng và chất lượng. Một cán bộ thẩm định giỏi trước hết phải là người được đào tạo cơ bản, có kiến thức không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn phải nắm bắt được những kiến thức tổng hợp khác như kinh tế vĩ mô, vi mô và có nền tảng kiến thức rộng. Bên cạnh đó đạo đức nghề nghiệp là một nhân tố cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao trong công tác được giao, thể hiện ở tính trung thực, lòng quyết tâm phấn đấu tự rèn luyện, sự tiến độ của bản thân và sự phát triển của tổ chức mà cán bộ đang phục vụ.

Để có những cán bộ đầy đủ tố chất, trình độ, năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, công tác nhân sự VIB cần chú trọng những giải pháp sau:

- Coi trọng chất lượng công tác tuyển dụng.

- Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi bài học kinh nghiệm liên hệ thực tế.

- Nâng cao sự tuân thủ tư cách đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ thẩm định và phê duyệt tín dụng.

- Bố trí công việc một cách hợp lý. - Cơ chế đãi ngộ thích hợp.

3.2.1.2. iện đại hóa công nghệ ngân hàng

Với nền tảng công nghệ tốt, ngân hàng có thể tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ, tăng cường bảo mật thông tin dữ liệu khách hàng, đồng thời phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Để nâng cao trình độ công nghệ, ngân hàng cần chú ý một số giải pháp như sau: - Thứ nhất, ngân hàng phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để hoàn thiện hệ

thống công nghệ hiện có, mua sắm, đổi mới công nghệ hiện đại, các phần mềm tích hợp nhiều tiện ích, đánh giá một cách chính xác các rủi ro có khả năng xảy ra đối với dự án.

- Thứ hai, đưa ra các biện pháp khuyến khích cán bộ nhân viên nghiên cứu,

đưa các sáng kiến khoa học, các thuật toán, các phương pháp đánh giá rủi ro tốt hơn, nhanh hơn và khoa học hơn.

- Thứ ba, ngân hàng phải không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ quản lý,

tin học cho toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên

3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách, quy trình tín dụng

Đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng thì việc chuẩn hóa các quy trình, chính sách tín dụng giữ một vai trò hết sức to lớn. Khi hệ thống văn bản đã được chuẩn hóa sẽ giúp các bộ phận dễ dàng áp dụng, giảm được sự chồng chéo giữa các quy định, giúp hệ thống hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn.

Hiện nay với hệ thống văn bản chính sách, quy trình của VIB có khá nhiều hạn chế. Tuy nhiên, theo khuôn khổ thời gian, cũng như khả năng của bản thân, Tác giả chỉ đề xuất giải pháp trước mắt như sau:

- Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng và xây dựng khẩu vị rủi ro (Bộ tiêu chí cấp tín dụng)

Điều này sẽ làm cho việc thanh lọc khách hàng được kỹ càng hơn, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể phát sinh từ khách hàng ngay từ các khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng.

- Thứ hai, xây dựng hệ thống Phân tích kinh doanh (Hệ thống lƣu trữ và

xử lý thông tin tự động) cung cấp các thông tin, đánh giá tới cán bộ thu hồi nợ

và xử lý nợ nhằm đáp ứng việc:

 Đưa các thông tin phù hợp đến đúng đối tượng và đúng thời điểm.  Ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

 Tăng năng suất lao động của người sử dụng thông tin thông qua cung cấp khả năng tự phục vụ.

 Cải thiện khả năng phối hợp giữa các khối kinh doanh và các bộ phận thu hồi nợ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) (Trang 91 - 93)