Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 25 - 27)

Bảng 2.6 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.2. Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất

hữu của Nhà nước đối với đất đai. Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai trong cả nước nhưng Nhà nước không trực tiếp khai thác các thuộc tính có ích của đất để đem lại lợi ích kinh tế cho mình mà Nhà nước giao cho người sử dụng đất - người trực tiếp chiếm giữ, sử dụng đất. Để đảm bảo quản lý có hiệu quả việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước đã xây dựng hệ thống pháp luật trong đó quy định người sử dụng đất phải tuân thủ các quy định này trong suốt quá trình sử dụng đất

1.2.2. Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất đất

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (điều 74 Luật Đất đai 2013).

- Đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng đất và lợi ích nhà đầu tư:

Việc thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước dùng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế gắn liền với lợi ích của nhà nước – vừa là chủ sở hữu vừa là người quản lý đất đai, lợi ích của người đang sử dụng đất bị thu hồi và lợi ích của nhà đầu tư, người được nhà nước giao hoặc cho thuê đất. Các lợi ích này phải được giải quyết một cách hài hịa góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, sử dụng quỹ đất có hiệu quả, đồng thời quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của từng đối tượng, cụ thể như sau: Nhà nước là chủ sở hữu đất đai, là người quản lý đất nước, phải quyết định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quyết định giá đất, giá tài sản để tính bồi thường đất và tài sản trên cơ sở tham khảo ý kiến của nhân dân. Đây vừa là quyền định đoạt của nhà nước vừa là biện pháp xử lý hài hịa lợi ích của người đang sử dụng đất với lợi ích của nhà đầu tư. Người sử dụng đất ổn định được chuyển quyền

sử dụng đất là một trong các quyền của người sử dụng đất đã được xác định tại Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai năm 2013. Thực hiện quyền này, người sử dụng đất có nguồn thu nhập từ quyền sử dụng đất của mình. Do vậy, khi nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất để giao cho người khác sử dụng vì mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế nhà nước phải đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi đất một cách thỏa đáng; Người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi, nếu khơng có đất thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất (khoản 1 Điều 15 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP). Ngoài bồi thường về đất, tài sản, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ: ổn định đời sống và sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, tái định cư, thuê nhà ở… (các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

- Đảm bảo công khai, dân chủ trong thực hiện

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất là quan hệ giao dịch về quyền sử dụng đất giữa người đang sử dụng đất và nhà đầu tư có sự can thiệp của nhà nước, không phải giao dịch quyền sử dụng đất thông thường trên thị trường. Tuy nhiên, người bị thu hồi đất chỉ chấp nhận chuyển quyền sử dụng đất của mình khi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với Luật Đất đai và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện công khai và họ được bàn bạc dân chủ (nguyên tắc này đã được thể hiện bằng các quy định cụ thể trong Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai), cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, trước khi thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp, 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thơng báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư (khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai năm 2013);

+ Thứ hai, là người bị thu hồi đất được cử người đại diện của mình tham gia hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất; đồng thời người bị thu hồi đất thực hiện các quyết định của nhà nước, trực tiếp tham gia ý kiến đối với dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trụ sở UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi;

+ Thứ ba, là người bị thu hồi có quyền khiếu nại, nếu chưa đồng ý với

quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và được cấp có thẩm quyền (UBND huyện, quận, thị xã) ra quyết định giải quyết lần đầu, người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tịa án nhân dân hoặc khiếu nại trực tiếp đến UBND cấp tỉnh là cấp có quyết định giải quyết cuối cùng đối với khiếu nại của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, để đảm bảo nghiêm túc các quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định (Điều 204 Luật Đất đai 2013 và quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)