Khái quát về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 40 - 44)

Bảng 2.6 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1. Khái quát về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Khái quát về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, vị trí huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 106045’16” - 107001’55” Kinh độ Đông và 10.031’33” - 10.046’59” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp TP. Hồ Chí Minh và huyện Long Thành; Phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh; Phía Đơng giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh.

Diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của Đồng Nai, trong đó: Đất nơng nghiệp là 27.364,30 ha (chiếm 66,61% tổng diện tích); Đất phi nơng nghiệp là 13.662,38 ha (chiếm 33,26% tổng diện tích); Đất chưa sử dụng là 57,01 ha (chiếm 0,14% tổng diện tích).

Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng, là cửa ngõ tương lai vào TP. Hồ Chí Minh (cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 30km theo tỉnh lộ 25B), có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giác TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu nên đang được quy hoạch thành đơ thị loại II và có lợi thế to lớn về phát triển cơng nghiệp, du lịch và dịch vụ. Thành phố mới Nhơn Trạch hiện đang được quy hoạch, hiện nay các khu phố, đường sá và khu công nghiệp đã được xây dựng.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ một huyện thuần nông với hơn 80% dân số sinh sống phụ thuộc vào nơng nghiệp thì hiện nay trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã và đang hình thành 08 khu cơng nghiệp tập trung và một số khu đô

thị mới như khu đô thị Đại Phước Center City, Đại Phước Lotus, Detaco Nhơn Trạch, Đơng Sài Gịn (Swanpark), Swanbay, Thăng Long Home Hiệp Phước, Eco Sun, King Bay, khu đô thị Long Thọ, Phước An, khu đô thị Nhơn Trạch, Orchid City, Richland City, Sông Đà IDC, Sweet Home Nhơn Trạch, Sun Flower City, Freelands...

Về công nghiệp - xây dựng: thu hút được 134 dự án mới với tổng vốn

đầu tư là 1,9 tỷ USD. Nâng tổng số dự án trên địa bàn huyện lên 498 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 10,3 tỷ USD, trong đó, có 361 dự án FDI với tổng vốn 9,3 tỷ USD và 137 dự án trong nước với số vốn 23.355,91 tỷ đồng. Hiện có 294/498 dự án hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 112.000 lao động trong và ngoài địa phương.

Về cụm cơng nghiệp: hiện có 32 doanh nghiệp (DN) đầu tư; trong đó có 17 DN đang hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 3.700 lao động, 04 DN đang xây dựng và 11 DN đang thực hiện thủ tục đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thực hiện trong 05 năm là 45.652 tỷ đồng, đạt 76% so với nghị quyết, trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 23.902 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn có mức tăng trưởng trên 25,67% năm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá cả đối với mặt hàng thuộc diện bình ổn giá và mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, đấu tranh chống bn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển tuy diện tích gieo trồng giảm do giao đất cho các dự án. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đều thực hiện vượt kế hoạch. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015-2019 đạt 7.821 tỷ đồng, đạt 104% so với kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 3,57%/năm so với mục tiêu Nghị quyết (Mục tiêu 3,5%-4%/năm).

Các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được thực hiện theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra; cơng tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách. Giải quyết việc làm được thường

xuyên quan tâm thực hiện và tiếp tục đạt một số kết quả. Giai đoạn 2015- 2020 đã giải quyết việc làm cho cho 28.568 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,1%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ 63,2%; Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nông thôn đạt 89%; Tỷ lệ tuyển sinh đào tạo từ trung cấp trở lên so với tổng số người được tuyển sinh là 25,5%.

2.1.2. Về tổ chức bộ máy làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bằng của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nhơn Trạch được tổ chức hoạt động theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2013 và Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo sự phân công của UBND huyện đúng quy định của pháp luật, trong đó, bộ phận chủ yếu thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gồm có Phịng Tài ngun mơi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất.

Huyện Nhơn Trạch gồm 12 xã: Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước An. Trong quản lý nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng, UBND huyện giao nhiệm vụ cho:

- Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gồm các thành phần: Lãnh đạo UBND cấp huyện là Chủ tịch Hội đồng; Lãnh đạo phịng Tài ngun và Mơi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng và một số thành viên ở các cơ quan: phịng Tài chính - Kế hoạch; phịng Kinh tế - Hạ tầng hoặc phòng Quản lý đơ thị; phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn; phịng Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn phòng Đăng ký đất đai, UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam cấp xã nơi có đất thực hiện dự án Đại diện Chủ đầu tư; Đại diện hộ gia đình, cá nhân có đất thực hiện dự án...

Cơ quan chính giúp UBND huyện thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Cơ quan giúp Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện. Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện được thành lập theo từng dự án để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn cấp huyện, làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; tự chấm dứt nhiệm vụ sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho Chủ đầu tư.

Trong những năm qua bộ máy hoạt động Hội đồng bồi thường huyện Nhơn Trạch được liên tục củng cố cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Theo đó, căn cứ tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn, Hội đồng bồi thường được thành lập với số lượng lãnh đạo và cán bộ chuyên trách, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: phần lớn trình độ cán bộ trực tiếp làm cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cán bộ các ngành được phân công lĩnh vực bồi thường chưa đồng đều nên công tác phối hợp chưa đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện công tác; Hoạt động của Hội đồng vẫn còn nhiều nội dung thực hiện chưa hiệu quả như vai trò chủ động tham mưu, xử lý các vấn đề về quy trình giải quyết hồ sơ bồi thường; Các chính sách pháp luật liên quan đến công tác bồi thường liên tục thay đổi nên quá trình thực hiện phải điều chỉnh bổ sung, làm chậm tiến độ trong việc lập hồ sơ bồi thường; Nhân lực để thực hiện công tác bồi thường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế do chưa được đào tạo bài bản, còn e ngại, chưa mạnh dạn trong đề xuất, nhiều cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học nhưng chưa nằm trong biên chế nhà nước nên chưa thật sự an tâm khi nhận nhiệm vụ tại Hội đồng bồi thường...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)