Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai, thu hồi đất, bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 73 - 76)

Bảng 2.6 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.1. Định hướng quản lý nhà nước về thu hồi đất bồi thường giải phóng

3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai, thu hồi đất, bồ

đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng

Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, quan điểm này đã được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng và được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Đây là quan điểm cực kỳ quan trọng và đúng đắn của Đảng ta bởi vì đất đai của nước ta ngày nay là kết quả của quá trình chế ngự thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm của dân tộc với hàng nghìn năm dựng và giữ nước, trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã đổ nhiều sức lực và xương máu để giữ gìn từng tấc đất. Vì vậy đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người thay mặt nhân dân đứng lên quản lý toàn bộ đất đai, nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai. Sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng chính là sự gắn bó thống nhất giữa hai quyền này. Từ đó trách nhiệm của chủ sở hữu cũng như hiệu quả sử dụng đất của các đối tượng sử dụng được nâng cao. Sự kết hợp giữa hai quyền này đảm bảo cho quyền sở hữu vẫn khơng hề thay đổi cịn quyền sử dụng được thực hiện bằng hình thức nhà nước giao đất cho các hộ gia đình cũng như tổ chức kinh tế sử dụng lâu dài ổn định, ngoài ra nhà nước cịn cho th đất, có quyền thu hồi đất khi cần thiết. Việc sử dụng đất của các đối tượng được nhà nước bảo đảm bằng pháp luật và từ đó mở rộng các quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Từ đó cho thấy Nhà nước quan tâm đến lợi ích của những người sử dụng đất và nhà nước công nhận quyền và nghĩa vụ của họ nhất là các hộ gia đình, cá nhân đã tạo ra động lực thúc đẩy quá trình sử dụng đất đai hợp lý hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.

Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quan trọng và quý giá của mỗi dân tộc. Khơng có một tổ chức hay một tập đồn nào có thể đứng ra quản lý đất đai. Chỉ có nhà nước, người đại diện hợp pháp của mọi tầng nhân dân mới có

quyền tối cao để quản lý đất đai. Và cũng chỉ có nhà nước mới có khả năng biến mọi đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch để có thể quản lý đất đai. Nhà nước phải nắm giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản trong tay mà đại diện là các cơ quan như chính phủ, các bộ, đồng thời nhà nước giao quyền cho các địa phương, các ngành tức là thực hiện phân cấp quản lý, nhà nước giao quyền được sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức quản lý điều hành để thực hiện luật và các văn bản pháp quy của trung ương cho các cấp, các ngành. Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được quy định là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa các hoạt động trong quá trình quản lý sử dụng đất. Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để hồn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai, làm cho pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm minh. Quyền quản lý tập trung thống nhất được thực hiện ở việc nhà nước thông qua công tác quy hoạch kế hoạch để điều chỉnh các hoạt động sử dụng đất và cũng dựa vào đó nhà nước giao đất cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. Thông qua hệ thống văn bản pháp lý về quyền quản lý mà văn bản có tính chất pháp lý cao nhất là Luật đất đai để thực hiện quyền thống nhất quản lý. Để đảm bảo quyền này, nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp. Nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước sẽ được duy trì và vai trị quản lý nhà nước về đất đai sẽ được phát huy đầy đủ. Ngược lại, nếu công cụ quản lý sử dụng khơng tốt, khơng có sự kết hợp một cách hiệu quả giữa công cụ và phương pháp quản lý đặc biệt là trong cơ chế thị trường thì quyền quản lý tập trung thống nhất bị giảm đi, đất đai sử dụng không hiệu quả và vi phạm luật đất đai ngày càng tăng.

- Quan đi nhà nước sẽ được duy thơng Thầy? rị quản lý nhà nước về đất đai sẽ được phá. Vấn đề rất lớn đặt ra trong quản lý đất đai khi đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn là sử dụng đất đai, các

tài nguyên thiên nhiên từ lịng đất có hiệu quả và phải bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Mỗi hoạt động của con người đều làm biến đổi môi trường một cách mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm đất, lạm dụng các chất hoá học, xác sinh vật, động vật, các chất thải công nghiệp… sẽ làm giảm năng suất chất lượng cây trồng, huỷ diệt sự sống của một số sinh vật khác và đe dọa đến sức khỏe con người. Sự ô nhiễm khơng khí do sử dụng các phương tiện vận tải, của các nhà máy công nghiệp cùng quá trình đơ thị hố làm cho môi trường sinh thái bị mất cân bằng. Nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm, các tài nguyên thiên nhiên cũng đang trong quá trình cạn kiệt dần. Đặc biệt là tài nguyên đất bị khai thác tuỳ tiện. Sự mất cân bằng sinh thái làm biến đổi khí hậu và làm tăng các thiên tai dồn dập gây hậu quả to lớn. Tất cả những thách thức về mơi trường đó địi hỏi chúng ta phải khai thác giữ gìn đất đai, phát huy tiềm năng của rừng, mặt khác phải chăm sóc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ các di tích lịch sử, các cơng trình văn hố… Vì vậy phải có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học và trong quá trình sử dụng phải kết hợp với các vấn đề xã hội, bảo vệ mơi trường. Đó là sự đảm bảo hạnh phúc lâu dài cho các thế hệ. Do đó phải thực hiện quan điểm này trong quá trình quản lý đất đai.

- Quan điểm quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ. Có thể nói, đất đai là tài nguyên quý giá của đất nước và vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đã được Nhà nước phân cấp cụ thể cho các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương. Việc quản lý đất đai bao gồm 7 nội dung phải đảm bảo tính hệ thống. Công tác quản lý này liên quan đến nhiều cơ quan quản lý: quản lý chun mơn và quản lý hành chính.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai cũng được quy định trong các văn bản nghị định, quy định, quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn… của nhà nước và các cơ quan liên quan. Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, bảo vệ chế độ sở hữu đất đai thì quản lý phải được triển khai một cách đồng

bộ, đảm bảo tính hệ thống trong suốt quá trình thực hiện nội dung, trong việc ra quyết định của các cơ quan quản lý cấp trên cho đến các cơ quan cấp dưới, giữa các cơ quan liên ngành với nhau. Tính đồng bộ được thể hiện ở việc ban hành các văn bản, văn bản được ban hành phải đảm bảo cho việc áp dụng dễ dàng, không chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Nội dung quy định về quản lý hay hướng dẫn thực hiện các quy định, quyết định … do các cơ quan quản lý chun mơn và quản lý hành chính phải nhất quán với nhau. Trong trường hợp một số các quy định do cơ quan quản lý ban hành không phù hợp với thực tế cần phải rà soát và bổ sung, sửa đổi để đảm bảo cho nội dung được ban hành không bị lạc hậu giúp cho công tác quản lý được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)