Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 81 - 83)

Bảng 2.6 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về bồi thường giả

3.2.7. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường,

thường, giải phóng mặt bằng ở huyện Nhơn Trạch

- Một là, nâng cao hiệu quả hiệu quả công tác phối hợp trong hoạt động của bộ máy làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng: Căn cứ vào

quy trình bồi thường bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện thì tổng thời gian theo quy định là 343 ngày, nhưng thực tế khơng đảm bảo được thịi gian. Vì vậy, để tổ chức thực hiện bồi thường đúng quy định về trình tự thủ tục và thời gian theo quy định cần xác định rõ nhiệm vụ trong từng phân đoạn, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, nhất là giữa Hội đồng bồi thường, cơ quan giúp việc Hội đồng với các cơ quan chức năng, địa phương nơi có dự án để làm cơ sở tổ chức rút kinh nghiệm công tác bồi thường một dự án.

Trong phân đoạn trình thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo điều 28 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh là không quá 45 ngày (đối với các dự án có trên 200 hồ sơ), tuy nhiên, phần lớn các dự án thì khâu này do việc phối hợp chỉnh sửa phương án giữa bộ phận thẩm định (thuộc cơ quan Tài nguyên và Mơi trường) và Hội đồng bồi thường cịn chưa chặt chẽ, đồng bộ nên thời gian hồn thành cơng đoạn này đều vượt mức quy định về thời gian. Do vậy, giữa Hội đồng bồi thường và bộ phận thẩm định nên thiết lập hệ thống xử lý thông tin về cơng tác xử lý văn bản có như vậy, nhà đầu tư hoặc lãnh đạo Hội đồng bồi thường đều có thể nhanh chóng cập nhật được mức độ hồn thành cơng việc của từng giai đoạn.

Nhằm chủ động trong công tác bồi thường theo nhiệm vụ quy định, đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền thỏa thuận địa điểm đầu tư, Phòng Tài nguyên và Môi trường nên chỉ đạo trước cho cán bộ địa chính xã cập nhật chỉnh lý hồ sơ liên quan đến thu hồi đất trong phạm vi dự án để thực hiện cơng tác bồi thường được thuận lợi. Ngồi ra UBND xã nơi có đất bị thu hồi phải chỉ đạo cho các bộ phận địa chính, Cơng an, Thương binh xã hội cung cấp hồ sơ liên quan đến công tác bồi thường như: giấy xác nhận nguồn gốc đất, xác nhận nhân khẩu, hộ gia đình chính sách, hộ bị giải tỏa trắng và hộ bị mất đất trên 30%. Các loại hồ sơ này phải chính xác đầy đủ đúng thời gian quy định. Đồng thời, các ngành liên quan đến công tác giới thiệu địa điểm để thu hồi đất thực hiện dự án cần rà soát hạn chế việc chồng lấn, hở ranh tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bồi thường.

- Hai là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Cần phải thiết kế một phần

mềm tin học để ứng dụng những thành tựu từ lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Khi đó, sau khi cán bộ của cơ quan giúp việc Hội đồng bồi thường dự án kiểm kê hiện trạng với đầy đủ số liệu về diện tích đất thu hồi, số tờ, số thửa, số hộ sẽ được nhập vào cho phần mềm xử lý, chuyển cho các ngành, địa phương nơi có dự án thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo, đồng thời kết xuất ra phương án bồi thường cũng như các văn bản có liên quan. Nếu thực hiện được điều này sẽ giúp cho lãnh đạo của Hội đồng bồi thường, lãnh đạo UBND huyện có thể kiểm tra bất kỳ lúc nào đối với tiến độ thực hiện nhiệm vụ công tác của từng cán bộ tại đơn vị.

- Ba là, phát huy vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Mặt trận và các đoàn thể địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đưa việc lãnh đạo cơng tác này vào chương trình cơng

tác hằng năm của cấp ủy và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cao. Người đứng đầu cấp ủy chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị mình. Đồng thời phải tập trung lãnh đạo, thường xuyên chỉ đạo, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân đảng viên.

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các đồn thể chính trị xã hội huyện, xã cùng các ban ngành liên quan duy trì sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc vận động thực hiện các chủ trương chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, nhất là việc phối kết hợp xét duyệt cấp tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)