Thực hiện cưỡng chế trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 29 - 30)

Bảng 2.6 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.4. Thực hiện cưỡng chế trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người sử dụng đất vì đất đai là tư liệu sản xuất của họ, có khi đất đai là một tài sản vơ giá vì nó là nơi gắn kết truyền thống của nhiều thế hệ đã sinh sống, sản xuất. Vì mục đích chung, lợi ích cộng đồng và đảm bảo trật tự kỷ cương, ổn định xã hội Nhà nước thiết lập một hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, trong quan hệ này Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, là người quản lý đất đai và người sử dụng đất phải có nghĩa vụ giao trả lại đất khi Nhà nước thu hồi.

Tuy nhiên, trên thực tế với nhiều nguyên nhân khác nhau người sử dụng đất đã không chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước, chống đối không giao đất cho Nhà nước mặc dù Nhà nước đã thực hiện đúng và đầy đủ các trình tự thủ tục về thu hồi, bồi thường, thực hiện đúng các bước trong xử lý vi phạm hành chính. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính nghiêm minh của pháp luật, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, mọi tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng và thực thi pháp luật; điều này đồng nghĩa các quyết định liên quan đến cơng tác quản lý đất đai nói chung và quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước phải được thực hiện triệt để; đồng thời để răn đe, giáo dục và trừng trị những hành vi chống đối, xem thường pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, thượng tơn pháp luật. Trong thực tế, nhiều địa phương đã thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, đã tổ chức vận động, thuyết phục và giải thích cặn kẽ các chính sách pháp luật nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình trì hỗn khơng di dời với nhiều lý do, do đó, Nhà nước đã xây dựng biện pháp chế tài để xử lý đối với những trường hợp cố tình khơng thực hiện, vi phạm pháp luật hay không chấp hành quyết định thu hồi đất – đó là quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Việc cưỡng chế thu hồi

đất ngoài việc Nhà nước thực thi quyền lực của mình, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cịn có vai trị giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong dân, đảm bảo trật tự xã hội. Trường hợp người bị thu hồi không tự nguyện thực hiện quyết định thu hồi đất thì Nhà nước được dùng quyền lực cưỡng chế thu hồi. Các quyền này đã được pháp luật thừa nhận và quy định rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)