Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi thường giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 31 - 35)

Bảng 2.6 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi thường giả

khắc phục những tồn tại, vướng mắc, đưa hoạt động quản lý nhà nước về công tác này ngày càng đạt chất lượng hiệu quả, hạn chế thắc mắc, khiếu nại của các đối tượng chịu tác động của hoạt động này.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng phóng mặt bằng

1.3.1. Yếu tố pháp luật

Đường lối của Đảng không thể thực hiện được nếu không được Nhà nước thể chế thành pháp luật. Nhà nước không thể tổ chức thực hiện đường lối của Đảng và quản lý xã hội một cách có hiệu quả nếu khơng thực hiện quản lý bằng pháp luật, các quyền tự do dân chủ của công dân không thể thực hiện nếu khơng có pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đảng ta xác định nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Vì thế, pháp luật sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý được hiệu quả và thuận lợi. Vì các cơ

quan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp những vướng mắc trở ngại nào nếu như văn bản pháp luật đó mang tính khoa học và cụ thể. Pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng cùng với các mối quan hệ sử dụng đất đai phức tạp đòi hỏi pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng phải tạo nên một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tự do kinh doanh phát triển, tạo cơ hội cho mọi người làm ăn sinh sống theo pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật cịn tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện được vai trò người điều hành nền kinh tế thị trường, là công cụ để Nhà nước kiểm tra các hoạt động kinh doanh, trừng trị các hành vi phạm pháp luật. Xác lập, củng cố và hoàn thiện cơ sở pháp lý của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý. Để đạt được điều đó, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.

Nhân tố pháp luật có tác động mạnh đến cơng tác quản lý đất đai nói chung và cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng. Nó có thể làm nâng cao hiệu quả hoặc làm giảm hiệu lực quản lý. Chính vì thế kiện tồn hệ thống pháp luật là vấn đề cấp bách hiện nay.

1.3.2. Yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung cũng như về lĩnh vực đất đai nói riêng. Một chính sách quản lý đất đai đúng đắn phải đề cập đến các yếu tố xã hội, từ đó nó khơng những làm ổn định xã hội mà còn tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và cơ quan quản lý. Các yếu tố xã hội như việc làm, xố đói giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ cho nhân dân, ưu đãi người có cơng với cách mạng, văn hố, y tế, dân tộc… cũng ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng.

Giải quyết được việc làm sẽ góp phần đảm bảo trật tự an ninh trong xã hội, giảm bớt các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm gây ra, điều đó sẽ thể hiện rõ bản chất của một chế độ do con người vì con người và tạo mọi điều kiện để con người tự do sáng tạo ni sống mình, đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội. Yếu tố này làm cho công tác quản lý đất đai được nhẹ nhàng hơn và hiệu lực quản lý từng bước được nâng cao. Bởi vì, các tệ nạn xã hội đã bị giảm bớt, công bằng xã hội được thiết lập và đảm bảo cho cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm quản lý dễ dàng hơn. Việc thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng như tặng nhà tình nghĩa, không phải nộp tiền thuê đất… là công việc quản lý thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Tập trung đầu tư cho giáo dục, văn hoá để nâng cao nhận thức về pháp luật cho mọi người là việc làm quan trọng, để cho mọi người thấy rõ được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trong công tác quản lý. Sự ổn định về mặt xã hội là yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.

Một yếu tố quan trọng khác cũng có ảnh hưởng đến quản lý đất đai đó là phong tục tập quán của người dân cũng như tâm lý của họ trong đời sống xã hội. Tập quán sinh sống làng xã, cộng đồng, nhiều thế hệ cùng chung sống trong một gia đình, đất đai do ơng bà tổ tiên để lại khơng có giấy tờ hợp pháp vì khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sở hữu nhà ở. Hoặc trường hợp đất sử dụng khơng có chủ cụ thể do chuyển đổi từ nhiều đời khơng có giấy tờ chứng minh, vì vậy gây khó khăn cho cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là ở khu vực nông thôn hiện nay.

1.3.3. Yếu tố kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao và ổn định tạo ra được giá trị sản phẩm to lớn từ đó có thể tập trung nguồn lực để đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, một nền kinh tế phát triển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học cơng nghệ, kích thích sự phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên mơn hố sản xuất và phân cơng lao động xã hội…

giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn, giảm bớt được những khó khăn phức tạp trong quản lý.

Từ khi thực hiện cơ chế mở cửa, đổi mới đối với nền kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, đã tác động rất lớn đến quản lý và sử dụng đất, theo đó, cơ cấu của nền kinh tế cũng đã chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp - thương mại - nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là sự chuyển dịch cơ cấu như vậy đã tác động không nhỏ tới quỹ đất của các địa phương. Một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp đã được lấy đi để sử dụng cho sản xuất công nghiệp như xây dựng các nhà máy, khu cơng nghiệp, sản xuất gạch ngói đồ gốm, vật liệu xây dựng… làm cho diện tích đất nơng nghiệp giảm đi.

Để phục vụ cho phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất cho tất cả các ngành kinh tế là rất lớn và có thể thấy rõ sự bù trừ lẫn nhau giữa các loại đất. Khi loại đất này tăng lên làm cho loại đất kia giảm đi đồng thời sẽ có một loại đất khác được khai thác để bù vào sự giảm đi của loại đất đó. Mọi loại đất được khai thác tiềm năng mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất mở rộng sản xuất, làm văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng dịch vụ. Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ là xúc tác tích cực cho các hoạt động kinh tế, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm xã hội. Công tác quản lý đất đai cũng phải đổi mới để cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trước tình hình thực tế. Quá trình đổi mới kinh tế làm cho vấn đề sử dụng đất đai có nhiều biến động, vì vậy, khơng thể áp dụng mơ hình quản lý cũ được. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng mở mang đô thị đã làm cho giá đất tăng lên một cách đáng kể, như hạ tầng giao thông do nhà nước đầu tư sẽ mang lại sự gia tăng giá trị cho các lô đất hai bên đường; Đất nông nghiệp trước khi chưa được lấy để phục vụ cho phát triển đơ thị thì giá đất đó chỉ tính theo giá đất nông nghiệp trong khung giá do nhà nước ban hành, nhưng khi đã chuyển sang để phục vụ cho phát triển đơ thị thì giá đất đã tăng gấp nhiều lần so với trước và đó cũng là nguyên nhân của những cơn sốt đất trên thị trường thời gian qua.

Từ sự phân tích trên có thể thấy yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến quản lý sử dụng đất, đến giá trị của đất nhất là trong sự phát triển kinh tế với nhịp độ cao như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)