Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 44)

Bảng 2.6 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng

bằng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất

Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao của mỗi quốc gia, mỗi vùng trước hết có quan hệ chặt chẽ với cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quốc gia đó. Việc thực hiện cơng tác này có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất, phân bổ quỹ đất để sử dụng cho từng mục đích một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhận thức được vai trị của cơng tác lập quy hoạch, Huyện Nhơn Trạch rất quan tâm đến việc lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất, theo đó đã kịp thời giới thiệu địa điểm, cấp giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất cho các đơn vị, nhà đầu tư có nhu cầu phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác thu hồi đất, thẩm định phương án bồi thường, bố trí tái định cư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Nhơn Trạch được quan tâm và tập trung nhân lực thực hiện, nhất là các dự án trọng điểm về phát triển đô thị mới Nhơn Trạch như: Dự án BOT đường 319 nối dài và nút giao thông đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Dây, Đường Trần Phú (319B), đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Khu dân cư 125ha.

Do tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa trên địa bàn huyện Nhơn Trạch thời gian qua diễn ra rất nhanh, theo thống kê đến cuối năm 2020, diện tích đất trên địa bàn theo mục đích sử dụng như sau (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch Mục đích sử dụng MALĐ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 41,078.03 100.00 I. Đất nông nghiệp NNP 25,241.91 61.45 1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15,071.37 36.69 2. Đất lâm nghiệp LNP 8,424.64 20.51 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1,738.14 4.23 4. Đất nông nghiệp khác NKH 7.75 0.02

II. Đất phi nông nghiệp PNN 15,836.12 38.55

1. Đất ở OCT 1,834.15 4.47

2. Đất chuyên dùng CDG 6,271.60 15.27 3. Đất cơ sở tôn giáo TON 32.72 0.08 4. Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13.48 0.03 5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 59.42 0.14 6. Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 7,612.72 18.53 7. Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 12.04 0.03 8. Đất phi nông nghiệp khác PNK - -

III. Đất chưa sử dụng CSD - - 1. Đất bằng chưa sử dụng BCS - - 2. Đất đồi núi chưa sử dụng DCS - - 3. Núi đá khơng có rừng cây NCS - -

Nguồn: Báo cáo của phòng Tài Nguyên huyện Nhơn Trạch, năm 2020

Từ bảng 2.1 có thể thấy đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao so với các loại đất khác. Tuy nhiên, với tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa trên địa bàn dự báo tỷ trọng đất dùng cho sản xuất nông nghiệp sẽ giảm tương ứng. Điều này đòi hỏi phải nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Nhơn Trạch.

Nguồn: Báo cáo của phòng Tài Nguyên huyện Nhơn Trạch, năm 2020

Biểu đồ 2.1: Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

Nguồn: Báo cáo của phòng Tài nguyên huyện Nhơn Trạch, 2020.

Biểu đồ 2.2. Thống kê diện tích đất trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy đất ở chiếm tỷ trọng thấp nhất hiện nay, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là đất phi nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Dưới áp lực đơ thị hóa và lượng dân di cư đến huyện Nhơn Trạch sẽ tăng mạnh, do nhu cầu lao động ở các khu cơng nghiệp. Một điều có thể dễ

dàng dự báo là tỷ trọng đất ở và đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên, tương ứng với đất phục vụ cho nông nghiệp sẽ giảm tỷ trọng.

Bảng 2.2: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2019 Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2019 So với năm 2018 Diện tích (ha) Tăng(+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 41,078.03 41,078.03 I. Đất nông nghiệp NNP 25,241.91 25,310.16 -68.26 1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN

15,071.37 15,082.63 -11.26 2. Đất lâm nghiệp LNP 8,424.64 8,479.96 -55.33 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1,738.14 1,739.82 -1.67 4. Đất nông nghiệp khác NKH 7.75 7.75

II. Đất phi nông nghiệp PNN

15,836.12 15,767.87 68.26 1. Đất ở OCT 1,834.15 1,799.94 34.21 2. Đất chuyên dùng CDG 6,271.60 6,224.71 46.89 3. Đất cơ sở tôn giáo TON

32.72

32.72 4. Đất cơ sở tín ngưỡng TIN

13.48

13.41 0.07 5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD

59.42

59.67 -0.25 6. Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON

7,612.72 7,625.39 -12.68 7. Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 12.04 12.04

Bên cạnh sự biến động diện tích đất ở các lĩnh vực thì đất đai ở huyện Nhơn Trạch cũng có sự biến theo đối tượng sử dụng và theo đối tượng quản lý cũng rất lớn (xem bảng 2.3). Diện tích đất giao cho hộ gia đình và tư nhân có xu hướng tăng, đất trong diện nhà nước sử dụng giảm dần tỷ trọng.

Bảng 2.3: Biến động theo đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất

Đơn vị tính: ha Mục đích sử dụng đất đối tượng Diện tích năm 2019 So với năm 2018 Diện tích Tăng (+) giảm (-) I. Được giao sử dụng 34,683.59 - 34,683.59 1. Hộ gia đình, cá nhân GDC 19,858.51 - 19,858.51 2. Tổ chức trong nước TCC 14,685.73 0 14,685.73 - Tổ chức kinh tế TKT 5,197.21 - 5,197.21 - Cơ quan, đơn vị của Nhà nước TCN 761.84

-

761.84 - Cơng trình sự nghiệp cơng lập TSN

8,726.67 - 8,726.67 - Tổ chức khác TKH - - - 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngồi NNG 73.48

-

73.48 4. Người Việt Nam định cư ở nước

ngoài CNN -

- - 5. Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo CDS 65.88

-

65.88

II. Được giao quản lý

6,394.44 0 6,394.44 1. UBND cấp xã UBQ 4,178.53 - 4,178.53 2. Tổ chức phát triển quỹ đất TPQ - - - 3. Cộng đồng dân cư và tổ chức khác TKQ 2,215.91 - 2,215.91

Từ các bảng số liệu nêu trên có thể thấy bức tranh chung về tình hình sử dụng đất trên địa bàn là rất lớn, vì vậy, UBND huyện đã tổ chức triển khai thực hiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cũng như hoàn thành việc công bố kế hoạch sử dụng đất giai đoạn vừa qua của huyện Nhơn Trạch, và đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt theo đúng quy định. Riêng năm 2020, huyện đã khảo sát địa điểm và xây dựng kế hoạch có ý kiến về việc giới thiệu địa điểm, cấp chứng nhận đầu tư cho 45 dự án với diện tích 866,34 ha, trong đó:

Dự án xây dựng khu dân cư: 22 dự án với diện tích 512,73 ha

Dự án xây dựng cơng trình cơng cộng: 04 dự án với diện tích 1,82 ha. Dự án sản xuất kinh doanh: 19 dự án với diện tích 351,79 ha.

2.2.2. Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đất

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh Đồng Nai về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch đã tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án đúng theo quy định pháp luật, nhất là việc thực hiện các quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các cơng trình quan trọng của địa phương phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

- Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, liên tục và xuyên suốt trong q trình thực hiện; tăng cường đồn kết, phát huy dân chủ, quan tâm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân, đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân đối với cơng tác giải phóng mặt bằng.

Huyện ủy đã thành lập các đoàn tuyên truyền vận động đến từng hộ dân từ đó để phổ biến cơ chế chính sách, động viên thuyết phục các đồn viên, hội

viên và nhân dân chấp hành tốt chủ trương phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện, cũng như cơ chế chính sách về GPMB, kịp thời bàn giao đất và tạo điều kiện cho các cơng trình, dự án được triển khai. Với phương châm vận động nhân dân là đối tượng nào, hình thức đó. Trong đó, MTTQ và các tổ chức đồn thể là nịng cốt, tun truyền, vận động, thuyết phục đồn viên, hội viên của mình hưởng ứng, ủng hộ chủ trương giải phóng mặt bằng các cơng trình, dự án trọng điểm trong huyện. Ban Tuyên giáo - Dân vận Huyện ủy chủ trì phối hợp cùng MTTQ huyện tham gia cùng cấp ủy, chính quyền tổ chức các buổi đối thoại, giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, qua đó lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xử lý ngay những vấn đề mà nhân dân phản ánh nhất là liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng.

- Để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, huyện tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thỏa đáng, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh nơng thơn, trật tự an tồn xã hội. Bên cạnh đó, ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục đích trục lợi khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối với các trường hợp cố tình chống đối, khơng chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, linh hoạt trong xử lý tình huống. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; tích cực cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo dân chủ, cơng khai, minh bạch. Quan tâm đến công tác chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong diện phải thu hồi đất.

2.2.3. Thực hiện trình tự thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2.2.3.1. Thực hiện quy hoạch, lập kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thông báo thu hồi đất

Căn cứ các dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo Điều 61 và Điều 62 Luật Đất đai 2013, việc phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và thông báo thu hồi đất quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Nội dung kế hoạch này phải thể hiện rõ số lần trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án. Trường hợp số lần trình phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhiều hơn so với số lần đã được phê duyệt trong kế hoạch thì Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư cấp huyện phải báo cáo, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xem xét quyết định bổ sung.

Trong thời gian 2015 - 2020, huyện Nhơn Trạch đã tiếp nhận và thực hiện công tác giải tỏa đền bù cho 38 dự án với tổng diện tích đất thu hồi 345.314,9m2 với tổng số hộ bị thu hồi đất khoảng 804 hộ (tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 52,2 tỷ đồng, gồm các dự án đường giao thông, dự án trường học, dự án điện, dự án khu tái định cư. Đã thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng 38 dự án. Trong công tác bồi thường huyện đã tiếp nhận 260 đơn khiếu nại (nội dung đơn khiếu nại chủ yếu là khiếu nại về giá bồi thường, thiếu tài sản trên đất, nâng giá bồi thường đất, yêu cầu được trực tiếp thỏa thuận với đơn vị chủ đầu tư dự án, đề nghị được giải quyết tái định cư và các chế độ hỗ trợ liên quan đến bồi thường); qua thẩm tra xác minh có 34 đơn khiếu nại hồn tồn đúng, 37 đơn khiếu nại đúng một phần và 189 đơn có nội dung sai hồn tồn. Trong công tác chăm lo ổn định cuộc sống của người dân thuộc diện Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, dự án, các ngành các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các

chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chăm lo cho cuộc sống của người dân. Huyện đã xét, cấp tái định cư cho 66 hộ dân, thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân thuộc diện thu hồi đất theo đúng quy định.

Về hỗ trợ chế độ chính sách ổn định cuộc sống: hộ dân có đất bị thu hồi từ 30-70% diện tích đất bị thu hồi, thì được hỗ trợ 30kg gạo/tháng/nhân khẩu, hỗ trợ 06 tháng, nếu phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ 12 tháng. Hộ dân có đất bị thu hồi từ 70% diện tích đất đang sử dụng trở lên, thì được hỗ trợ 30kg gạo/tháng/nhân khẩu, hỗ trợ 12 tháng, nếu phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ 24 tháng và nếu di chuyển đến địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn - xã hội khó khăn hơn thì hỗ trợ 36 tháng.

Theo quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án theo quy định Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn kéo dài khoảng 343 ngày làm việc, tất cả các giai đoạn phải đúng theo trình tự của các văn bản pháp luật. Tuy nhiên kết quả chính để thực hiện công tác giải tỏa đền bù là phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, điển hình như dự án xây dựng Cơng viên văn hóa huyện Nhơn Trạch thì phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Danh mục cơng trình được hỗ trợ, đền bù

Tên cơng trình Cơng viên văn hóa

huyện Nhơn Trạch Đơn vị

Tổng diện tích 15.383,8 m2

Số hộ bị ảnh hưởng 26 hộ

Bồi thường về đất 10.703.155.270 đồng

Bồi thường về nhà 1.228.458.361 đồng

Bồi thường về vật kiến trúc 221.242.448 đồng Bồi thường cây trồng, vật nuôi 142.868.300 đồng

Hỗ trợ di chuyển chỗ ở 15.000.000 đồng

Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm

việc làm 4.139.593.000

đồng

Hỗ trợ thuê nhà 30.000.000 đồng

Hỗ trợ công tôn tạo lúa lên vườn 155.287.500 đồng Hỗ trợ tái định cư phân tán 190.000.000 đồng Chi phí hoạt động huyện (2,0%) 340.256.100 đồng

Chi phí đo đạc 16.367.000 đồng

Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ 17.369.427.979 đồng

Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch, 2020

Nhìn chung, cơng tác giải tỏa đền bù đã đạt được một số kết quả nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG TRÊN địa bàn, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)