6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.2.5. Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại phát sinh trong
sinh trong hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng
Là địa phương được quy hoạch phát triển đô thị, tình hình đơn thư tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn Nhơn Trạch diễn biến phức tạp, trong đó chủ yếu tập trung trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Huyện Nhơn Trạch đã tăng cường vận động, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo, hòa giải cơ sở, tăng cường công tác tham mưu giải quyết đơn, rà soát và giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại phát sinh, các đơn thư khiếu nại day dưa kéo dài, tồn đọng; không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn. Qua tuyên truyền, vận động, giải thích, các hộ dân đã hiểu chính
sách pháp luật của Nhà nước nên không phát sinh điểm nóng, không khiếu nại vượt cấp.
Công tác tiếp công dân của UBND huyện được duy trì thường xuyên và tổ chức tốt việc tiếp công dân cho lãnh đạo Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện tại Trụ sở tiếp dân của huyện. Nội dung tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện nổi lên nhiều nhất là khiếu nại về quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và yêu cầu cấp tái định cư, bồi thường thiếu diện tích, thiếu tài sản (dự án tuyến đường vào cảng Phước An đoạn qua xã Long Thọ và Phước An, dự án Kho và Cảng chuyên dùng xăng dầu tại xã Phú Đông, dự án Khu tái định cư Sen Việt, Khu dân cư Long Tân - Vĩnh Thanh - Phú Thạnh, đường số 2, đường nước 25B, dự án Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Trạm biến áp điện 220KV Nhơn Trạch tại xã Phú Thạnh, Hệ thống cấp nước đường 25B, Trường Tiểu học Hiệp Phước 2, dự án Khu Tái định cư Phước Thiền,…), khiếu nại Quyết định hành chính, khiếu nại việc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai,…
Tổng số đơn nhận được tiếp nhận 4.652 đơn. Qua xử lý đơn, UBND huyện đã thực hiện việc tập hợp đơn trùng lắp; rà soát, trả lời hoặc báo cáo kết quả đối với những trường hợp đã giải quyết xong; giải thích nội dung thắc mắc và hướng dẫn thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho các trường hợp không được thụ lý.
Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, hàng năm, UBND huyện giải quyết đạt trên 95%. Qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quyết định hành chính, thực hiện bổ sung công tác bồi thường; bồi thường bổ sung trên 123.602,6m2 đất và điều chỉnh đất thổ cho các hộ dân khoảng 2.000m2 đất và bổ sung chênh lệch tài sản, cây trồng, một số chế độ hỗ trợ khác cho các hộ dân tại xã Phú Hữu, Phú Đông, Phú Hội, Phước Thiền... Ngoài ra, trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, UBND huyện cũng giải thích, “hòa giải” với người có liên quan, vận động chủ đầu tư hỗ trợ đối với các trường hợp khiếu nại có cơ sở, hợp lý
nhưng hết thời hiệu khiếu nại hoặc các trường hợp bức xúc về giải phóng mặt bằng, không thể chờ giải quyết xong tranh chấp, khiếu nại được.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện được lãnh đạo huyện quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, giải quyết với mục tiêu là xử lý cơ bản các trường hợp tồn đọng, kéo dài; giải quyết dứt điểm ngay từ đầu các trường hợp mới phát sinh, hạn chế đơn thư vượt cấp, không để xảy ra các vụ việc khiếu kiện đông người, hình thành điểm nóng. Các ngành chức năng, các địa phương trong toàn huyện cũng đã có nhiều cố gắng tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền; quá trình giải quyết luôn thể hiện tính dân chủ, công khai. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được chú trọng trong hoạt động của UBND huyện, UBND huyện đã bố trí cán bộ chuyên môn có trình độ để kịp thời giải quyết, đề xuất, tham mưu giải quyết đơn, tăng cường kiểm tra, đôn đốc giải quyết các đơn tồn đọng trong khiếu tố của công dân. Công tác tiếp công dân phát huy tốt hơn, chất lượng nâng lên rõ rệt cụ thể: Chất lượng công tác tiếp công dân của Chủ tịch UBND huyện tiếp tục tăng lên. Lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo sâu sát, trực tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của công dân; chủ trì đối thoại với công dân; giải thích, xử lý có tình, có lý, phù hợp với quy định pháp luật những trường hợp công dân còn gút mắc hoặc nguyện vọng của dân và việc giải quyết của nhà nước chưa gặp nhau, tập trung đối với các vụ việc phản ánh phức tạp, kéo dài.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện các quyết định còn kéo dài sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cho người dân (nhất là giai đoạn suy thoái kinh tế, các đơn vị chủ đầu tư vẫn chậm chi trả tiền cho người dân theo quyết định đã có hiệu lực). Khối lượng công việc cho công tác quản lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn phát sinh lớn, cùng thời điểm; thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định ngắn (30 ngày), trong khi nhân sự chưa đáp ứng dẫn đến thời hạn giải quyết đơn đa số là quá hạn.
Bên cạnh đó, cơ quan về bồi thường cũng tiếp nhận đơn phản ánh, kiến nghị của công dân với tổng số đơn Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp nhận thực hiện xác minh trả lời 501 đơn. Trong đó nội dung đơn khiếu nại chủ yếu là yêu cầu được trực tiếp thỏa thuận với đơn vị chủ đầu tư dự án, nâng giá bồi thường đất, đề nghị được giải quyết tái định cư và các chế độ hỗ trợ liên quan đến bồi thường. Kết quả giải quyết Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện đã tham mưu báo cáo cho UBND huyện trả lời cho hộ dân được 499 đơn. Hiện nay còn tồn lại 02 đơn đang tiếp tục xác minh trả lời theo quy định (chủ yếu là đơn khiếu nại thuộc dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn qua xã Vĩnh Thanh và xã Phước An huyện Nhơn Trạch; Đường 319B đoạn từ ngã Ba Bến Cam đến ranh Khu Công nghiệp Nhơn Trạch, dự án Khu dân cư Long Tân Công ty Cổ phần Free Land).
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành
quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Hàng năm, Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch thanh tra để thực hiện công tác thanh tra trong năm. Kết quả, đã thực hiện 22/22 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 10 cuộc kiểm tra đột xuất. Nội dung thanh tra chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực như: quản lý sử dụng đất, bồi thường, xây dựng cơ bản, tài chính và thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật KNTC, PCTN và thanh tra công vụ. Nhìn chung, các cuộc thanh tra đều được triển khai, tổ chức thực hiện đúng trình tự quy định, các kết luận, kiến nghị qua thanh tra được đơn vị được thanh tra chấp hành, góp phần giải quyết, chấn chỉnh những thiếu sót trong các lĩnh vực được thanh tra trên địa bàn. Qua thanh tra đã kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Chủ tịch UBND xã trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, bồi thường; chấn chỉnh, yêu cầu thực hiện đúng trình tự thủ tục trong hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thanh tra, nhất là về công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, KNTC, thủ tục hành chính về đất đai, bồi thường.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, huyện Nhơn Trạch đã thực hiện có kết quả nhiều nhiệm vụ được giao, giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ cấp bách cũng như thường xuyên trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, đáp ứng được một số yêu cầu thực tế đặt ra đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn, như:
Thứ nhất, triển khai lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn góp phần quan trọng vào việc quản lý đất đai, nhất là trong việc giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng đất vào phát triển sản xuất kinh doanh chủ động xây dựng chiến lược phát triển của đơn vị mình. Điều này cũng có nghĩa là hạn chế tối đa các trường hợp phải bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Thứ hai, nhìn chung các quy định nguyên tắc bồi thường, giải phóng mặt bằng về đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn được huyện Nhơn Trạch quan tâm, từ thực tiễn của địa phương trên cơ sở nghiên cứu vận dụng các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật và xây dựng các văn bản, triển khai trong thực tiễn vì thế việc áp dụng trong thực tế về cơ bản đảm bảo kế hoạch và tiến độ được giao.
Thứ ba, trên cơ sở các văn bản pháp quy dưới hình thức chỉ thị, kế hoạch, quyết định, quy định của Nhà nước đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất đai, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch nhìn chung đã đảm bảo quy định, quy trình thủ tục thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phần mang lại những kết quả đáng khích lệ.
Thứ tư, đối với việc thực hiện cưỡng chế trong bồi thường giải phóng mặt bằng đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, về cơ bản được thực hiện một cách nghiêm túc trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương.
Thứ năm, việc tổ chức giải quyết khiếu nại phát sinh trong hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn nhìn chung được thực hiện một
cách nghiêm túc, đảm bảo các quy định và quy trình giải quyết khiếu nại của Nhà nước. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại đạt 96,97% vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2020 là 95%) và đạt 101,3% so kết quả giải quyết đơn năm 2019 là 95,73%.
Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát theo dõi đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Nhơn Trạch được đánh giá là khá nghiêm túc. Nhiều đợt thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật đất đai và chỉ đạo xử lý vi phạm đã được tổ chức thành công trên địa bàn.
3.3.2. Hạn chế, bất cập
Một là, công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thiếu sự chủ động, tính công khai chưa cao, kéo theo việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế dẫn đến tình trạng dự án treo vẫn còn diễn ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Chưa hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ lần đầu, cấp đổi GCNQSD đất theo bản đồ địa chính mới, từ đó khi triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng gặp một số khó khăn trong việc xác định chủ sử dụng đất, xác nhận nguồn gốc đất, xác định diện tích bồi thường do có sự chênh lệch diện tích giữa bản đồ cũ và bản đồ mới.
Hai là, thời gian triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ thường kéo dài, có dự án kéo dài hơn 5 năm gây khó khăn trong việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân có nhà ở trong khu vực dự kiến thực hiện dự án đầu tư. Trong khi đó, các quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, chính sách bồi thường sau có lợi hơn trước, dẫn đến thắc mắc, so bì giữa các đối tượng bị thu hồi đất, là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, tố cáo gay gắt. Theo đó, việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo các quy định nguyên tắc bồi thường trên địa bàn huyện Nhơn Trạch triển khai trong thực tiễn chưa đảm bảo kế hoạch và tiến độ được giao do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Ba là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn do những đặc thù của địa phương nên còn một số bất cập trong thực hiện quy định trình tự thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bốn là, đối với một số trường hợp, đã tiến hành việc thực hiện cưỡng chế trong bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội nhưng quá trình triển khai còn lúng túng do cách hiểu về văn bản thực hiện và thiếu sự đồng thuận của người dân.
Năm là, tình trạng khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường phát sinh cao và chiếm đa số (80%) trong tổng số đơn khiếu nại của địa phương, một mặt do hiểu biết pháp luật của một số người dân trong diện bồi thường, giải phóng mặt bằng còn hạn chế, mặt khác do quá trình thực hiện công tác này vẫn còn sai sót, bất cập. Việc tổ chức giải quyết khiếu nại phát sinh trong một số trường hợp chưa đạt được yêu cầu theo quy định của pháp luật, nhất là thời hạn giải quyết, cơ chế chính sách áp dụng và tổ chức thực hiện các nội dung khiếu nại đúng.
Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát theo dõi đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Nhơn Trạch chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết trong quá trình xử lý làm kéo dài thời gian thanh tra, gây tác động xấu đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Các đoàn kiểm tra mới chỉ dừng lại ở khâu kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý mà chưa có kế hoạch và quan tâm thực hiện giám sát kết quả xử lý.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Đến nay còn nhiều hạn chế trong công tác này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân được coi là chủ yếu sau:
Công tác ban hành văn bản pháp luật đất đai còn chưa đồng bộ, chưa kịp thời và thiếu ổn định, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai chưa sâu rộng. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, kết quả thực hiện không cao do nhiều lý do khác nhau. Nhiều cơ chế, chính sách mới liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được ban hành trong thều lý do khác nhau. Nhiều cơ chhànchính sách m lý do khác nhau. Nhiều cơ chế, chính sách mới liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đượcnày thường thời gian dài, nếu áp dụng các cơ chế chính sách mới dẫn đến khiếu nại của các hộ dân. Mặt khác, một số văn bản pháp quy sử dụng nhiều từ không rõ ý dễ gây nhầm lẫn như: đất liền kề, xen kẽ, “bằng hoặc tốt hơn”, “ngang giá thị trường” khó áp dụng trong công tác bồi thường.
Do quản lý biến động đất đai chưa chặt chẽ cùng với bản đồ hiện trạng do chủ đầu tư cung cấp không phù hợp với bản đồ quản lý đất đai của địa phương nên việc xác định đối tượng bị thu hồi đất chưa thật sự chính xác, thường kéo dài dẫn đến việc ban hành quyết định thu hồi đất không chính xác về chủ sử dụng đất, diện tích, số tờ, số thửa đất do đó phải điều chỉnh bổ sung mất nhiều thời gian.
Vai trò quản lý của các cấp chính quyền phường xã, thị trấn theo quy định phân cấp chưa rõ ràng. Không ít trường hợp cơ quan quản lý đất đai không thể xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh trong quan hệ sử dụng đất của các thành phần kinh tế. Đôi lúc vai trò quản lý nhà nước bị coi nhẹ, hạn chế về quyền lực.
Việc lập phương án bồi thường cho các chủ sử dụng đất thực hiện theo quyết định thu hồi đất và phương án sử dụng đất có hiệu quả nhìn chung còn