Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 29 - 31)

Phiên bản đầu tiên có thể xem như internet banking được giới thiệu tại Mỹ năm 1981. Tại thời điểm đó, bốn ngân hàng lớn tại Mỹ là Citibank, Chase Manhattan, Chemical Bank và Manufacturers Hanover đã thử nghiệm cách thức cung cấp dịch vụ ngân hàng từ xa cho phép khách hàng truy cập tài khoản ngân hàng tại nhà. Vào những năm 1980, online banking là khái niệm được sử dụng thay cho internet banking hiện hay, và dịch vụ này cho phép người dùng sử dụng thiết bị đầu cuối, bàn phím, màn hình máy tính để truy cập tài khoản ngân hàng của một người sử dụng điện thoại cố định. Năm 1983, The Bank of Scotland cung cấp cho dịch vụ Homelink cho phép khách hàng kết nối qua TV và điện thoại để gửi chuyển khoản, thanh toán hóa đơn.

Mặc dù ra đời từ năm 1981, tuy nhiên loại hình dịch này không đạt được thành công nào vượt trội cho tới tháng 1 năm 1994, ngân hàng trực tuyến được xây dựng trên phần mềm tài chính của Microsoft. Sau đó đã có tới hơn 100,000 hộ gia đình bắt đầu truy cập tài khoản trực tuyến. Tháng 10 năm 1994, Hiệp hội tín dụng Standford đã tạo ra trang web ngân hàng trực tuyến đầu tiên và cung cấp dịch vụ internet banking cho tất cả các khách hàng. Cùng năm đó, Yodlee đã tạo ra phần mềm tổng hợp tìa khoản đầu tiên cho phép khách hàng truy vấn tài khoản tài chính của họ tại duy nhất một ứng dụng.

Đến tháng 12 năm 2001, tại Mỹ đã có tới 8 ngân hàng đạt mốc tối thiểu 1 triệu khách hàng trực tuyến, và trên toàn nước Mỹ, có tới 19 triệu tài khoản truy cập trực tuyến. Năm 2005, Hội đồng Giám sát các tổ chức tài chính liên bang Mỹ - FFIEC (Federal Financial Institutions Examination Council) công bố quy định yêu cầu các tổ chức tài chính thực hiện đánh giá dựa trên rủi ro và nâng cao nhận thức khách hàng đồng thời thực hiện các biện pháp bảo mật, xác thực quyền truy cập tài khoản từ xa. Các Ngân hàng trực tuyến không có chi nhánh thực bắt đầu được thành lập và cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến như ING Direct, PC Finacial (Canada), First Direct (Anh Quốc), HSBC Direct và eTrade Bank (Mỹ). Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trực tuyến, cổng thông tin tiêu dùng như Mint.com bắt đầu trở nên phổ biến như một công cụ quản lý tài chính trực tuyến.

Năm 2007, cùng với việc ra mắt Iphone, Apple đã đưa hệ thống ngân hàng trực tuyến truy cập từ máy tính cá nhân sang điện thoại thông minh.

Năm 2009, số lượng người dùng truy cập ngân hàng trực tuyến trên toàn cầu đã lên tới 54 triệu, tăng gần 3 lần sau 8 năm phát triển. Cùng với sự phát triển của hệ thống internet banking, tại Mỹ số lượng khách ghé thăm trực tiếp các chi nhánh ngân hàng đã giảm xuống đáng kể, từ 9,340 người năm 1970 xuống còn 3,684 người năm 2009.

Từ những năm 2000, với sự phát triển của ngân hàng trực tuyến trở nên phổ biến và được công nhận trên toàn thế giới, các tiện ích và đặc quyền của dịch vụ ngân hàng trực tuyến trở nên hiển nhiên đối với khách hàng như lãi suất cao hơn,

truy cập tài khoản và chuyển khoản nhiều hơn, đồng thời câu hỏi về bảo mật cũng ngày càng được khách hàng quan tâm.

Tới năm 2010, số lượng người dùng internet banking được thống kê chi tiết được tại bảng 1.2.

Bảng 1.2: Tình hình sử dụng internet banking ở một số quốc gia và khu vực

Quốc gia Dân số Sử dụng internet % của thế giới Internet banking

Anh Quốc 62.348.447 82,51% 2,61% 42,35% Mỹ 310.232.863 77,33% 12,22% 70,61% Malaysia 26.160.256 64,67% 0,81% 36,42% Nigeria 152.217.341 28,90% 2,20% 16,71% Việt Nam 89.571.130 27,75% 1,30% 1,02% Thái Lan 66.404.688 26,31% 0,92% 4,71%

(Nguồn: Internet World Stats, 2010; Nielsen Global, 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 29 - 31)