nhân khẩu học
Trong phần nghiên cứu này, luận văn tập trung đánh giá sự khác nhau về niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank giữa các nhóm nhân khẩu học thông qua phân tích Anova. Phần nghiên cứu này sẽ góp phần giải đáp câu hỏi nghiên cứu:
hàng đối với dịch vụ F@st i-bank?” với các giả thuyết nghiên cứu:
- H5: Sự khác biệt giới tính không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank;
- H6: Sự khác biệt về độ tuổi không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank;
- H7: Sự khác biệt về trình độ học vấn không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank;
- H8: Sự khác biệt về nghề nghiệp không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank;
- H9: Sự khác biệt về thu nhập không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank.
Kỹ thuật sử dụng trong bước nghiên cứu này là phân tích phương sai một yếu tố (còn gọi là Oneway Anova) dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%. Phân tích Anova gồm 2 bước kiểm định: kiểm định Levene và kiểm định Anova, cụ thể như sau:
- Kiểm định Levene với giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” Sig ≤ 0.05: bác bỏ H0.
Sig > 0.05: không có cơ sở bác bỏ H0 và biến quan sát đủ điều kiện để phân tích tiếp Anova.
- Kiểm định Anova với giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau”
Sig ≤ 0.05: bác bỏ H0, kết luận đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm biến quan sát đối với biến phụ thuộc.
Sig > 0.05: không có cơ sở bác bỏ H0,kết luận chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm trong biến quan sát với biến phụ thuộc. - Giới tính: Để kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và niềm tin của khách
hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, tác giả sử dụng thủ tục kiểm định Anova - với giả thuyết thống kê:
dịch vụ F@st i-bank
Bảng 2.23: Kết quả kiểm định Levene của biến "Giới tính"
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.398 1 398 .238
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig. = 0,238(lớn hơn 5%), do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm giới tính đồng nhất, được chấp nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.
Bảng 2.24: Kết quả kiểm định Anova của biến "Giới tính"
Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 1.223 1 1.223 2.454 .118 Within Groups 198.378 398 .498 Total 199.602 399
Kết quả kiểm định ANOVA với Sig. = 0,118 (lớn hơn 5%) cho thấy: giả thuyết H0 – Giới tính không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, không có cơ sở bác bỏ. Điều này có nghĩa là không có đủ cơ sở chứng minh yếu tố giới tính ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank.
- Độ tuổi: Để kiểm định mối quan hệ giữa độ tuổi và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, tác giả sử dụng thủ tục kiểm định Anova với giả thuyết thống kê:
H0:Độ tuổi không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank
Bảng 2.25: Kết quả kiểm định Levene của biến "Độ tuổi"
Levene Statistic df1 df2 Sig.
thuyết H0 – phương sai các nhóm tuổi đồng nhất, được chấp nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.
Bảng 2.26: Kêt quả kiểm định Anova của biến "Độ tuổi"
Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 2.533 3 .844 1.697 .167 Within Groups 197.069 396 .498 Total 199.602 399
Kết quả kiểm định ANOVA với Sig. = 0,167 (lớn hơn 5%) cho thấy: giả thuyết H0 – Độ tuổi không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, không có cơ sở bác bỏ. Điều này có nghĩa không đủ bằng chứng để chứng minh yếu tố độ tuổi ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank.
- Trình độ học vấn: Để kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, tác giả sử dụng thủ tục kiểm định Anova với giả thuyết thống kê:
H0:Trình độ học vấn không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank
Bảng 2.27: Kết quả kiểm định Levene của biến "Trình độ học vấn"
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.675 2 397 .189
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig. = 0,189 (lớn hơn 5%), do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm học vấn đồng nhất, được chấp nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.
Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .242 2 .121 .241 .786 Within Groups 199.360 397 .502 Total 199.602 399
Kết quả kiểm định ANOVA với Sig. = 0,786 (lớn hơn 5%) cho thấy: giả thuyết H0 – Trình độ học vấn không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, không có cơ sở bác bỏ. Điều này có nghĩa là không đủ cơ sở chứng minh yếu tố học vấn có ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank.
- Nghề nghiệp: Để kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, tác giả sử dụng thủ tục kiểm định Anova với giả thuyết thống kê:
H0:Nghề nghiệp không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank
Bảng 2.29: Kết quả kiểm định Levene của biến "Nghề nghiệp"
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.425 5 394 .831
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig. = 0,831 (lớn hơn 5%), do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm nghề nghiệp đồng nhất, được chấp nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.
Bảng 2.30: Kết quả kiểm định Anova của biến "Nghề nghiệp"
Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 1.161 5 .232 .461 .805 Within Groups 198.440 394 .504 Total 199.602 399
Kết quả kiểm định ANOVA với Sig. = 0,805 (lớn hơn 5%) cho thấy: giả thuyết H0 – Nghề nghiệp không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, không có cơ sở để bác bỏ. Điều này có nghĩa là không có đủ bằng chứng chứng minh yếu tố nghề nghiệp ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank.
- Thu nhập: Để kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank, tác giả sử dụng thủ tục kiểm định Anova với giả thuyết thống kê:
H0:Thu nhập không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank
Bảng 2.31: Kết quả kiểm định Levene của biến "thu nhập"
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.163 2 397 .850
Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig. = 0,850 (lớn hơn 5%), do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm thu nhập đồng nhất, được chấp nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.
Bảng 2.32: Kết quả kiểm định Anova của biến "thu nhập"
Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .212 2 .106 .211 .810 Within Groups 199.389 397 .502 Total 199.602 399
Kết quả kiểm định ANOVA với Sig. = 0,810 (lớn hơn 5%) cho thấy: giả thuyết H0 – Thu nhập không liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank không có cơ sở bác bỏ. Điều này có nghĩa là không có căn cứ chứng minh yếu tố thu nhập ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ F@st i-bank.
CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT