Hệ số tổn hao cơ hội tanδ là tỷ lệ giữa mô đun tổn hao và mô đun tích trữ. Nó là thước đo phần năng lượng mất đi nhưng thể hiện dưới dạng năng lượng có thể phục hồi và đặc trưng cho độ trễ cơ học hoặc ma sát nội trong hệ vật liệu có tính đàn hồi chảy nhớt,nó còn đặc trưng cho sự cân bằng giữa pha đàn hồi và pha chảy nhớt trong vật liệu polyme. Hình 3.45 chỉ ra sự biến đổi giá trị tanδ phụ thuộc vào nhiệt độ của các mẫu compozit với hàm lượng nanosilica khác nhau.
Nhiệt độ, oC
Hình 3.45. Sựbiến đổi tanδ theo nhiệt độcủa nhựa epoxy và nanocompozit epoxy/m- nanosilica/TbuT
Trong vật liệu compozit giá trị tanδ bị ảnh hưởng bởi sợi gia cường hoặc các hạt nano. Ở dưới nhiệt độ thủy tinh hóa các phân tử polyme ở trạng thái đông đặc bị bó sát vào nhau, tính đàn hồi trong vật liệu chiếm ưu thế giá trị E’ lớn hơn nhiều so với E” dẫn đến giá trị tanδ nhỏ, ở vùng nhiệt độ lớn hơn Tg, vật liệu tồn tại ở trạng thái ‘caosu’,các đoạn mạch có thểchuyển dịch dễdàng lúc này giá trị E’ và E” đều thấp nhưng E’ >> E” nên giá trị tanδ nhỏ, tại vùng nhiệtđộthủy tinh hóa một phần năng lượng phải tiêu hao để đồng nhất năng lượng giữa các đoạn mạch trong hệ, tương ứng lúc này giá
trị E” tăng cực đại và E’ giảm cực tiểu dẫn đến tanδ đạt giá trị lớn nhất (hình 3.45). Giá trị tanδ lớn cho thấy vật liệu có khả năng biến dạng đàn hồi và ngược lại.