Hoàn thiện công nghệ hóa Quản lý thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh gia lai” (Trang 93)

Trong thời đại ngày nay, vai trò của công nghệ đang ngày càng tăng lên. Những tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời gian qua đã chứng minh được vai trò của nó với trong sự phát triển của bất kì một quốc gia, một tổ chức, một doanh nghiệp nào. Và Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai cũng không phải là ngoại lệ. Bên cạnh với việc có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với công việc thì Chi cục cũng cần phải có một hệ thống công nghệ hiện đại. Bởi lẽ một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp cho các nhà quản lý nhân sự nắm bắt được thông tin về cán bộ công nhân viên của mình một cách kịp thời, đầy đủ, từ đó có được những quyết định về chính sách nhân sự đúng đắn. Mặt khác khi được làm việc trong một Chi cục với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, người lao động sẽ cảm thấy thích thú hơn, hỗ trợ cho quá trình làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất lao động của mình.

3.5. Một số giải pháp bổ sung khác

3.5.1. Đối với Cục quản lý thị trường Trung ương

đưa ra các chính sách, luật liên quan đến ngành Quản lý thị trường, đến chi cục Quản lý thị trường trên toàn quốc chặt chẽ hơn nữa. Để có thể hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong Chi cục, trước hết cần hoàn thiện bộ máy quản lý và hệ thống tổ chức của Chi cục theo các quy định của Nhà nước. Vì vậy, hoàn thiện luật pháp về Quản lý thị trường, về Chi cục sẽ giúp cho Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoàn thiện mọi mặt hoạt động của mình trong đó có hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

3.5.2. Đối với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai

Để tăng tính khả thi cho các giải pháp đã nêu trên, luận văn xin có một số kiến nghị với Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai sau:

- Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai cần thường xuyên rà soát, xây dựng định biên lao động trong toàn đơn vị một cách thống nhất và khoa học (mỗi đơn vị, phòng ban và đội QLTT cần bao nhiêu người, đã có và số còn thiếu).

- Đối với mỗi chức danh công việc cần tiêu chuẩn hoá yêu cầu trình độ chuyên môn…để từ đó mới có được nhu cầu chính xác cho công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho người đi học chủ động bố trí công việc của mình và người quản trị nhân sự chủ động trong xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm. - Đội ngũ, cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác đào tạo của Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai hiện nay cần thiết phải được bổ sung mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Đồng thời cần có chính sách trong việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ này, tránh tình trạng họ chỉ lo tổ chức học cho người khác còn mình thì hầu như không được tham dự khoá học nào.

- Xây dựng và ban hành cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của công tác Quản trị nguồn nhân lực để sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng NNL. Bên cạnh đó cần thực hiện các giải pháp đã nêu ở trên vì nó đảm bảo cho kinh phí được chi hợp lý và tiết kiệm.

- Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai cần phải hoạch định công tác quản trị nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng, tập huấn và cử cán bộ đi đào tạo dài hạn một cách hợp lý như thế sã giúp Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai thu hút được những người có tài về cho đơn vị.

- Các phòng ban chuyên môn và các đội QLTT trực thuộc phải biết được cụ thể trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức của mình để từ đó có những đề suất giúp phòng tổ chức hành chính có những kế hoạch và chiến lược về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách sát đúng với yêu cầu thực tế hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã đem lại cho Việt Nam chúng ta rất nhiều cơ hội để phát triển đất nước, nhưng cũng đưa lại không ít những thách thức mới. Để tồn tại và đứng vững trong điều kiện hiện nay đòi hỏi mỗi đơn vị phải tìm cho riêng mình những giải pháp hữu hiệu nhất để tồn tại và phát triển được. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực của mình để từ đó khai thác tối đa nguồn nhân lực của mình vào hoạt động của mỗi đơn vị.

Với những ý nghĩa vô cùng to lớn của việc phải nâng cao hiệu qủa hoạt động quản trị nguồn nhân lực và qua đánh việc giá thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai trong thời gian qua, tác giả đã tiến hành đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường mà sự cạnh tranh rất quyết liệt, các tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì quản trị nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu. Quản trị nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp, nó là “mặt chìm” bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực là chiến lược mang tầm quốc gia. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, các tổ chức muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực tốt. Các chiến lược hoạt động phải luôn đi kèm theo với chiến lược con người, vì thực tế người lao động quyết định sự thành bại và vị thế của tổ chức trên thị trường.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai, tác giả đã hoàn thành luận văn: “Quản trị nguồn nhân lực tại Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai”. Căn cứ vào những vấn đề đã tìm hiểu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản trị nguồn nhân lực của Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai. Do còn nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức, nên trong đề tài chắc hẳn còn nhiều thiếu sót cũng như các giải pháp được đưa ra còn mang tính chủ quan. Vì vậy, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và mọi người để đề tài được sâu sắc hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1]. Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

[2]. Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai (2018), Báo cáo công tác tổng kết Chi cục QLTT

tỉnh Gia Lai các năm 2016 – 2018

[3]. Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai (2018), Kết quả hoạt động Quản lý thị trường 2018

và phương hướng nhiệm vụ 2019

[4]. Trần Xuân Cầu (2012), Kinh tế nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

[5]. Đỗ Minh Cường (2015), Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

[6]. Trần Kim Dung (2015), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng Hợp Hồ Chí Minh

[7]. Nguyễn Vân Điềm (2014), Quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội Hà Nội [8]. Phạm Minh Hạc (2015), Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự

phát triển kinh tế - xã hội, Đề tài Khoa học – Công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX –

07

[9]. Nguyễn Hữu Lam (2012), Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp Việt

Nam

[10]. Nguyễn Hữu Lam (2015), Quản trị nhân lực trong thời kỳ hội nhập

[11]. Vũ Ngọc Quân (2012), Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân [12]. Sở Công Thương tỉnh Gia Lai (2018), Kết quả hoạt động trong năm 2018 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2019

[13]. Nguyễn Hữu Thân (2014), Quản trị nhân sự, NXB Lao Động – Xã Hội Hà Nội

[14]. Đỗ Mai Thành (2014), Nâng cao hiệu quả quản trị trong các doanh nghiệp

Nhà nước, Tạp chí Cộng sản

[15]. Trần Văn Tùng (2016), Phát triển nhân lực, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

[16]. Amstrongs.M (2013), Quản trị nhân lực - Từ chỉ dẫn đến hành động [17]. Amstrongs.M (2014), Sổ tay thực hành Quản trị nhân lực

[18]. Boselie.P (2014), Quản trị Nhân lực - Tiến tới sự cân bằng

[19]. Bratton.J and Gold.J (2014), Quản trị nhân lực - Lý thuyết và thực hành [20]. Hendry.C (2012), Quản trị nhân lực - Chiến lược hướng tới tuyển dụng [21]. Lepak.D and Gowan.M (2018), Quản trị nhân lực - Lợi thế cạnh tranh

[22]. Mohanty.R.P (2015), Quản trị nhân lực - Mối liên hệ với sự vận hành của tổ

chức

[23]. Website tham khảo

- http://qltt.gialai.gov.vn/ - http://www.nhandan.com.vn/ - http://vneconomy.vn/ - https://l-a.com.vn/ - http://quantri.vn/ - http://vnresource.vn/hrmblog/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh gia lai” (Trang 93)