Lịch sử phát triển của thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 35)

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Lịch sử phát triển của thế giới

Từ thời nguyên thủy, “tiếng hú” là những tín hiệu thông tin đầu tiên nhằm báo tin cho nhau giữa con người. Nó là phương tiện truyền báo để con người liên kết nhau lại tạo sức mạnh của cộng đồng bảo đảm cho cuộc sống săn bắt, hái lượm và chống đỡ với thiên nhiên còn hoang dã, dữ dội và khắc nghiệt.

Tiếng mõ, tù và bằng vỏ ốc, sừng trâu và tiếng loa ra đời sau tiếng hú. Tiếp đó đến cồng, chiêng, trống đồng cũng trở thành những phương tiện thông tin. Ánh lửa soi sáng từ những đêm sâu thẳm dần dần trở thành những “phong hỏa đài” (Trung Quốc, Việt Nam) hoặc “quang hiệu báo” (châu Âu) với những trạm nối tiếp theo khoảng cách

nối thành mạng lưới truyền tin tức theo chiều dài và chiều rộng mỗi quốc gia.

Ngôn ngữ ra đời đã xuất hiện thông tin truyền miệng. Khi có chữ viết thì nội dung thông tin được diễn đạt và phong kín trong những bức thư. Sự ra đời của nghề in đã đưa nội dung chuyển tải thông tin lên tầm vóc cao hơn qua các ấn phẩm, sách báo. Những loại hình thông tin được nâng cao qua các phương thức thông tin khi bước vào thời cận đại và hiện đại.

Khi những phương thức thông tin từng bước phát triển, con người sử dụng chim bồ câu, ngựa, chó, thuyền bè để chuyển tải thông tin, điều đó phản ánh nhu cầu thông tin của con người ngày càng phát triển. Qua từng thời kỳ lịch sử, con người lọc ra những phát minh mới nhất để ứng dụng vào thông tin một cách năng động, điều đó càng được nhân lên gấp bội khi khoa học thông tin xuất hiện.

Bước vào thời kỳ cận đại, nhất là thời kỳ đầu của cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, thông tin liên lạc không chỉ tiến lên bằng những bước nhảy vọt mà đã cất mình bay lên.

Năm 1837: Xê-mu-en Mooc-xơ, một họa sĩ người Mỹ say mê vật lý đã chế tạo máy điện báo mở đầu cho kỹ thuật điện báo. Phát minh này thật sự đã mở ra một thời đại mới cho thông tin liên lạc đường dài.

Năm 1844: đường điện báo đầu tiên dài 60km nối thông từ Oa-sinh-tơn đến Ban-ti-mo.

Năm 1866: đường điện báo xuyên Đại Tây dương dài 3.800km nối châu Âu với châu Mỹ giúp nối liền các nước trên thế giới.

Năm 1876: giáo sư vật lý A-lếch-xan Ben-lơ cùng sự hoàn thiện của nhà phát minh Tô-mát E-đi-xơn, điện thoại ra đời nối liền mọi khoảng cách trên phạm vi quốc gia và thế giới. Tiếp bước điện báo, điện thoại cũng được xuyên qua biển cả và đại dương để mọi người giao lưu với nhau trong mọi lĩnh vực và cuộc sống.

Năm 1895: A-lếch-xan pô-pốp thí nghiệm thành công máy phát sóng dựa trên nguyên lý sóng điện từ của Hen-ric Hec-sơ. Tiếp đó đèn điện tử 2 cực, 3 cực ra đời tạo nền móng cho kỹ thuật thông tin vô tuyến điện.

từ dưới đáy sâu biển cả, xuyên trong lòng đất (cáp ngầm), dựng trên tầm cao (dây trần và anten) và bay trong không gian.

Cũng vào thời kỳ này, thông tin bưu chính cũng chuyển mình từ chạy bộ, ngựa, thuyền, bè sang chuyển tải bằng ô tô, tầu thủy, máy bay… Tem thư đầu tiên ra đời ở nước Anh năm 1840 sau đó mở rộng ra khắp thế giới.

Vào nửa sau thế kỷ 20, trên thế giới, thông tin Bưu điện đã xuất hiện sự “bùng nổ” trong Khoa học – Kỹ thuật. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng ngày 04/10/1957, năm 1962 vệ tinh Telstar đã ra đời ở Mỹ mở ra liên lạc bằng vệ tinh với 23 nước châu Âu và 23 thành phố nước Mỹ.

Ngày nay có hàng trăm vệ tinh thông tin bay trên bầu trời gồm cả vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh di động. Thông tin vệ tinh đã đi vào đời sống thường ngày và sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực kể cả hàng không, hàng hải. Với dung lượng cực lớn, nó đã đóng vai trò quan trọng trong viễn thông Quốc tế.

Trên mặt đất, mạng lưới thông tin điện thoại được sử dụng dày đặc và đa dạng, ngoài tự động hóa trên mạng lưới, còn được sử dụng điện thoại ghi âm, điện thoại thấy hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)