5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Mục tiêu của Chiến lược
Cung cấp cho xã hội các loại hình dịch vụ thông tin di động đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực nhằm đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ thông tin di động tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng phục vụ tốt nhất.
3.1.3. Phương hướng phát triển các dịch vụ
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông
Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, hoạt động có hiệu quả, an toàn, phủ sóng trong cả nước, đến các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông. Làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin, thương mại, điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các dịch vụ khác. Từ năm 2010 đến nay, xa lộ thông tin quốc gia đã kết nối tới tất cả các huyện, xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn khác, có trên 50% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và internet băng thông rộng.
+ Phát triển dịch vụ
Khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp. Đẩy nhanh tốc độ phổ cập dịch vụ viễn thông trong cả nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch vụ công, dịch vụ công cộng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác… Năm 2016, mật độ điện thoại di động bình quân 80 – 90 máy/100 dân, đạt bình quân hơn 80% số hộ gia định có máy điện thoại, thành thị bình quân 100% số hộ gia đình sử dụng điện thoại. Mạng 3G/4G được sử dụng rộng rãi.
+ Phát triển thị trường
Phát huy mọi nguồn lực kết hợp với hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường. Tiếp tục xóa bỏ những lĩnh vực độc quyền của doanh nghiệp, chuyển sang thị trường cạnh tranh tự do, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước, trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động ở các thị trường nước ngoài (Viettel). Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương.
+ Phát triển khoa học công nghệ
Thường xuyên cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Các công nghệ được ưu tiên lựa chọn phải mang tính đón đầu, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như thiết bị, dịch vụ, quản lý, nhân lực…Làm chủ công nghệ nhập, tiến tới sáng tạo ra nhiều sản phẩm mang công nghệ của Việt Nam.
di động. Tăng cường tiếp thu chuyển giao công nghệ hiện đại, từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng quốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thiết bị trong nước năm 2005 đáp ứng được 60%, năm 2010 đáp ứng được 80%, năm 2016 đáp ứng được 95% nhu cầu sử dụng thiết bị viễn thông, thông tin di động của Việt Nam. Đồng thời, tăng cường hợp tác, trao đổi, tham gia thị trường phân công lao động quốc tế, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất một số sản phẩm tại Việt Nam; đẩy mạnh thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.
+ Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất, chuyên môn, làm chủ công nghệ, có khả năng quản lý…đặc biệt khi Việt Nam giai nhập WTO, Chính phủ đã có chỉ thị cụ thể về hướng phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lược cất cánh”), chiến lược này chủ yếu tập trung vào vấn đề sau: nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định; phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá. Bên cạnh đó, cũng đề ra 3 quan điểm cơ bản cần quán triệt, nhấn mạnh khi xây dựng “chiến lược cất cánh” là: phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành; chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng, tăng cường hiệu quả, năng suất; tận dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài lực để tăng cường nội lực. Nội lực phải trở thành nòng cốt chủ yếu, ngoại lực giữ vai trò quan trọng.
Nguồn nhân lực đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập, nâng cao hiểu biết của người dân về các ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là thanh thiếu niên.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước.