Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 44)

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015: Kinh tế-xã hội tỉnh giai đoạn này được duy trì tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu chưa cao.

Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 là 4 – 4,5%/năm; trong đó, Nông, lâm, thủy sản 3 – 3,5%/năm; công nghiệp – xây dựng 5 – 5,5%/năm; dịch vụ thương mại 5 – 5,5%/năm. Quy mô nền kinh tế năm 2015 đạt 77.223 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2010. Giá trị tổng sản phẩm năm 2015 bình quân đầu người ước đạt 32,75 triệu đồng/người gấp 2,07 lần so với năm 2010 (15,8 triệu đồng/người).

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh năm 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 ước đạt 4 – 4,5%. Trong đó: Tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản đạt 3,12%; công nghiệp – xây dựng đạt 5,31%; dịch vụ đạt 5,19%.

Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành theo giá so sánh năm 2010 qua các năm ngành nông – lâm – thủy sản khá ổn định tỷ trọng nằm trong khoảng 47 – 54%, cụ thể qua các năm như sau: Năm 2010 là 47,67% và đến năm 2015 là 48,20%. Công nghiệp – xây dựng tăng nhẹ từ 23,55% năm 2010 lên 24% năm 2015; các ngành dịch vụ năm

2010 là 27,78% và năm 2015 là 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 32,7 triệu đồng/người.

Nhìn chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với giai đoạn trước. Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản suất nông nghiệp trong khi phương thức sản xuất vẫn còn khá đơn giản, chủ yếu phát triển theo chiều rộng; dịch vụ tăng trưởng tốt, đóng góp nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng khá và tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và xã hội ổn định. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 48,2% trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi do thiên tai, dịch bệnh nhưng ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn có mức tăng trưởng bình quân khá.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2015 (giá so sánh 2010) đạt 12.512 tỷ đồng, tăng 1,34 lần so với năm 2011. Công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm 79,8% ngành công nghiệp; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm 17,1%, còn lại là công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp khác chiếm 3,1%.

Tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 14,34%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trong 5 năm tăng bình quân 10,7%, giá trị năm 2015 đạt 46.318 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010.

Kinh tế - xã hội năm 2016: Tổng sản phẩm xã hội (giá so sánh năm 2010) năm 2016đạt 44.571 tỷ đồng, tăng 7,02% so với năm 2015. Trong đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 18.892 tỷ đồng, tăng 4,25%; công nghiệp - xây dựng đạt 6.829 tỷ đồng, tăng 10,95%; dịch vụ đạt 17.665 tỷ đồng, tăng 9%. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 36,7 triệu đồng.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Do hậu quả của hạn hán, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) của ngành Nông

đồng . Với nỗ lực thực hiện của các địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, tăng cường thâm canh, xen canh gối vụ... sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tăng cao đã góp phần đưa giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, thủy sản tăng, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Xây dựng nông thôn mới: các cấp, các ngành và đoàn thể đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh đạt 1.699 tiêu chí/2.888 tiêu chí, tăng 113 tiêu chí so với cuối năm 2015; bình quân toàn tỉnh đạt 11,18 tiêu chí/xã, tăng 0,74 tiêu chí so với cuối năm 2015. Số xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới trong năm là 13 xã, lũy kế đến hết năm 2016 là 20 xã, đạt 13,2%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) ước thực hiện 13.750 tỷ đồng, tăng 18,5% so với thực hiện năm 2015. Nhìn chung ngành công nghiệp năm 2016 gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ do đầu ra hạn chế, thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn nước cấp cho các nhà máy thủy điện, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất. Các nhà máy sản xuất ổn định nhưng không đạt hết công suất do thị trường tiêu thụ chậm.

Giá trị sản xuất xây dựng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 6.912 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quản lý nhà và thị trường bất động sản được thực hiện đúng quy định. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tập trung ước thực hiện 75%.

Hoạt động xúc tiến du lịch được quan tâm đầu tư, hình ảnh du lịch Đắk Lắk được quảng bá tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế, đem đến nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào Đắk Lắk.

Kinh tế - xã hội năm 2016 – 2020: Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016 – 2020 từ 8,5 – 9%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 10,5 – 11%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,5 – 5%/năm, dịch vụ tăng 11 – 11,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 là 10 – 11%/năm, trong đó,

công nghiệp – xây dựng tăng 12 – 12,5%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,0 – 4,5%/năm, dịch vụ tăng 9 – 10%/năm.

- Cơ cấu kinh tế các khu vực trong tổng GRDP: Đến năm 2020, công nghiệp – xây dựng chiếm 17,5 – 18%, nông lâm thủy sản chiếm 38,5 – 39,5%, dịch vụ chiếm 39 – 40%. Đến năm 2030, công nghiệp – xây dựng chiếm 37 – 38%, nông lâm thủy sản chiếm 19 – 20%, dịch vụ chiếm 34 – 35%.

- Đến năm 2020 GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2020 đạt 60 – 60,5 triệu đồng. Đến năm 2030 GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2030 đạt 217 – 220 triệu đồng.

- Tổng kim nghạch xuất khẩu trong 5 năm 2016 – 2020 đạt 3.765 triệu USD. Đến năm 2030 tổng kim nghạch xuất khẩu đạt 3.500 triệu USD.

- Tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách từ 7 – 8% giai đoạn 2016 – 2020 và ổn định giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 7 – 8%. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 10%/năm giai đoạn 2016- 2020 và 7 – 8%/năm giai đoạn 2021 – 2030.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đạt 150 – 151 nghìn tỷ đồng (chiếm 29 – 30% GRDP) và giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 30 – 31%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)