5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ
Dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước tại tỉnh Đắk Lắk vẫn giữ nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ được cho là “dĩ bất biến ứng vạn biến” khi ban hành các Quyết định, các Chỉ thị, các Quy phạm pháp luật, các Cơ chế, Chính sách đối với lĩnh vực thông tin di động mặt đất, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đảm bảo môi trường cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh. Nhờ mở cửa cạnh tranh sớm, khiến cho chất lượng dịch vụ của thông tin di động tăng lên nhiều trong khi giá cước lại giảm nhiều lần. Tuy nhiên, gần đây xu hướng cạnh tranh giảm đi do có một số doanh nghiệp phát triển quá nhanh trong khi lại có một số doanh nghiệp khác phát triển chậm lại.
- Thứ hai, đảm bảo các nguyên tắc thị trường gồm quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Luật Viễn thông xây dựng từ năm 2009 đi theo hướng cơ chế thị trường, tránh biện
pháp hành chính để can thiệp thị trường, chỉ có đảm bảo nguyên tắc thị trường thì mới thúc đẩy được canh tranh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Thứ ba, thực hiện các nguyên tắc của kinh tế thị trường như sau: bóc tách rõ ràng giữa công ích và kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa làm kinh doanh nhưng lại vừa được giao các nhiệm vụ công ích. Trong thời gian qua, chúng ta tái cơ cấu doanh nghiệp VNPT, tách các đơn vị sự nghiệp ra khỏi VNPT là nhằm thực hiện mục tiêu bóc tách giữa công ích và kinh doanh.
- Thứ tư, Nhà nước giảm tối đa sự can thiệp vào thị trường nhưng vẫn phải giữ sự điều tiết. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường phải chuyển từ quản lý sang thúc đẩy, từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chuyển từ can thiệp nhiều nhưng chậm và yếu sang can thiệp ít nhưng nhanh và mạnh.
Từ việc vận dụng bốn nguyên tắc cơ bản nói trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo định hướng một số nhiệm vụ của Sở Thông tin và Truyền thông của tỉnh trong thời gian tới trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với ngành viễn thông nói chung và dịch vụ thông tin di động mặt đất nói riêng từ việc cấp phép, quản lý tài nguyên, giá cước, cho tới chất lượng sản phẩm hàng hóa chuyên ngành…
Mặt khác, Thông tư 04/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực, đến nay các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện tốt các quy định tại thông tư, triển khai các điểm đăng ký thông tin thuê bao trả trước tại trung tâm giao dịch các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Phần lớn các điểm đăng ký thông tin thuê bao đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động tối thiểu theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến đăng ký sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp ký hợp đồng ủy quyền và tổ chức tập huấn, hướng dẫn các chủ điểm về việc thực hiện các quy định để tiếp nhận đăng ký, quản lý và lưu trữ thông tin thuê bao trả trước tại các điểm đăng ký. Ban hành quy trình đăng ký thông tin thuê bao trả trước. Phần mềm đăng ký, quản lý thông tin thuê bao của các doanh nghiệp đều có đầy đủ các trường thông tin về chủ thuê bao theo quy định.
Thị trường di động Đắk Lắk được đánh giá là một trong các tỉnh có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Được đánh giá là thị trường phát triển nhanh nhất và nóng nhất trong cả nước. Với sự phát triển không ngừng của hạ tầng, công nghệ, đặc biệt là số lượng doanh nghiệp tham gia ngành ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp đua nhau cạnh tranh về giá, khuyến mãi và dịch vụ gia tăng nhằm thu hút khách hàng.
Theo một nghiên cứu tham khảo, hiện tại dịch vụ thông tin di động tại Đắk Lắk được “thống trị” bởi ba nhà mạng lớn đó là Viettel, VinaPhone và Mobiphone. Mạng điện thoại Vietel đang dẫn đầu thị trường với 43% thị phần, xếp trên MobiFone và VinaPhone với thị phần lần lượt là 19% và 31%. Cùng với nhau, 3 nhà cung cấp dịch vụ di động GSM thống trị trên 80% thị trường tính đến cuối 2018 cùng với số lượng thuê bao CDMA đạt đến 6 triệu, vượt lên hẳn so với mức 2,2 triệu cuối năm 2015
Mạng di động MobiFone
Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993 là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Đến ngày 01 tháng 12 năm 2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc.
Từ năm 2007 về trước, MobiFone hoạt động với 2 đầu số chính là 090 và 094 với đầy đủ các dịch vụ dành cho điện thoại di động. Ngày 03/10/2007, mạng di động MobiFone chính thức thông báo đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đầu số 0122 để cung cấp dịch vụ thông tin di động cho khách hàng trên toàn quốc. Hiện nay MobiFone có 07 đầu số di động đó là 090, 094, 120, 121, 122, 126, 128.
MobiFone được thành lập tại Đắk Lắk từ tháng 12/1997, đến nay, sau gần 21 năm hoạt động, MobiFone đã có gần 550 trạm phát sóng (BTS) hiện đại được phân bổ đều trên toàn tỉnh, phủ sóng đến 100% thôn, buôn. Trong những năm tới, MobiFone Đắk Lắk sẽ xây dựng thêm các trạm BTS nhằm mục đích chống nghẽn mạng và xử lý sóng yếu ở các vùng lõm của tỉnh; đưa sóng 3G đến tất cả các huyện trong tỉnh; đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn, các kỹ năng cho đội ngũ công nhân viên… nhằm xây dựng một tập thể vững mạnh về mọi mặt góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh nhà. Cùng với sự đầu tư về mặt công nghệ, MobiFone đã và đang chú trọng về mặt chất lượng dịch vụ, và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không chỉ là đàm thoại thông thường
Biểu đồ 1: Số thuê bao di động MobiFone tỉnh Đắk Lắk năm 2015 - 2018
Để đạt được kết quả trên, trong năm qua, MobiFone đã tăng cường phát triển thuê bao trả trước; kinh doanh data có hiệu quả theo từng phân khúc khách hàng; tối ưu chất lượng các sản phẩm, dịch vụ hiện hữu, đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin để làm tăng năng suất lao động trong công tác sản xuất kinh doanh và quản lý, qua đó giảm được chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời, MobiFone còn đẩy mạnh, phát triển các gói cước dành cho thuê bao phát triển mới, triển khai 8 sản phẩm Data IP mới (các gói cước data truyền hình, xem bóng đá trực tuyến, âm nhạc, viber, đọc báo...) và điều chỉnh nhân 6 dung lượng các gói data cơ bản, đảm
bảo cạnh tranh với 2 đối thủ lớn nhất là Viettel và VNPT, giúp doanh thu data đạt mức tăng trưởng 8,0%.
Bên cạnh đó, MobiFone cũng triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách quản lý Nhà nước về công tác quản lý thuê bao trả trước, các quy định khuyến mãi đối với thuê bao trả trước, hướng tới phát triển thuê bao trả sau, công tác phòng, chống tin nhắn rác; thực hiện chuyển đổi thành công mã cho hơn một triệu thuê bao từ 11 số về 10 số và triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số (MNP) theo đúng thời gian quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng bộ triển khai các hoạt động về kinh doanh, truyền thông, nâng cao chất lượng dịch vụ để chăm sóc khách hàng.
Mạng VinaPhone
Mạng điện thoại di động VinaPhone được đưa vào khai thác chính thức từ ngày 26/6/1996, và là mạng điện thoại di động thứ hai tại Việt Nam sử dụng công nghệ GSM. Cuối năm 1996, mạng VinaPhone chỉ có hai tổng đài chuyển mạch di động MSC cùng với 53 trạm thu phát vô tuyến (BTS) phủ sóng chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để phục vụ tốt khách hàng, năm 2000, VinaPhone đã đầu tư lắp đặt các trạm thu phát vô tuyến BTS để mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển thêm các dịch vụ mới. Dịch vụ chuyển vùng quốc tế IR (International Roaming) ra đời đã đưa mạng di động VinaPhone vươn rộng ra khắp thế giới. Sự ra đời của loại hình dịch vụ mới VinaCard (thuê bao di động trả trước sử dụng công nghệ SN (Service Node) của Comverse đã thu hút đông đảo khách hàng sử dụng, thúc đẩy tốc độ phát triển thuê bao tăng rất nhanh. Năm 2018, mạng di động VinaPhone đã trở thành mạng điện thoại di động có vùng phủ sóng rộng nhất tại Việt Nam.
Việc VinaPhone ký kết được hợp đồng với Vendor Aircom international của Anh vào 5/2008 để cung cấp lập kế hoạch mang lưới và dịch vụ thiết kế, đã làm tăng trưởng mạnh doanh thu của VinaPhone. VinaPhone Đắk Lắk hiện đang có 600 BTS và đang nhắm đến việc mục tiêu mở rộng 700 BTS vào năm 2025.Trong những năm qua VNPT Đắk Lắk đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước: về việc nộp ngân sách địa
phương với tổng số tiền là 37,9 tỷ đồng tăng 17,7% so với năm 2017, tương ứng tăng 5,7 tỷ đồng và vượt 5% kế hoạch đăng ký với Cục thuế. Các sản phẩm của VNPT luôn có chất lượng cao và được xã hội chấp nhận, tin tưởng sử dụng. Chênh lệch thu, chi của VNPT Đắk Lắk năm 2019 dự kiến đạt 90,1 tỷ đồng, bằng 168,1% kế hoạch, bằng 134% so với năm 2018. Về các chỉ tiêu phát triển thị trường như dịch vụ di động VinaPhone, Internet, dịch vụ truyền hình MyTV, dịch vụ điện thoại cố định… vẫn được VNPT Đắk Lắk giữ vững tốc độ phát triển bền vững dựa trên chất lượng dịch vụ, chuyển từ cáp đồng sang cáp quang, nâng cao chất lượng công tác dự báo và mua sắm vật tư để kịp thời phục vụ cho phát triển của thuê bao.
VinaPhone Đắk Lắk đã nâng cấp thành công hệ thống mạng di động trả trước từ công nghệ SN (Service Node) của Comverse lên công nghệ mạng thông minh IN (Inteligent Network) của Ericsson. Đồng thời, VinaPhone cũng đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn như dịch vụ tải hình ảnh, logo, âm chuông, dịch vụ Wap (Wireless Application Protocol). Dịch vụ mới VinaDaily (thuê bao di động trả trước theo ngày) đã được ra đời với mục tiêu phổ cập dịch vụ di động tới mọi tầng lớp khách hàng.
Năm 2018, VinaPhone đã phát triển được 1.236.000 thuê bao, trở thành mạng điện thoại di động có lượng thuê bao lớn nhất Đắk Lắk. Tính đến hết năm 2006, mạng VinaPhone Việt Nam có hơn 5,3 triệu thuê bao. Hiện, VinaPhone đã có 9,4 triệu thuê bao. Năm 2008, VinaPhone phấn đấu đạt hơn 10.000 trạm BTS và gần 20 triệu thuê bao.Tính đế nay VinaPhone đã có 08 đầu số là 091,094,088, 123, 124, 125, 127, 129, hiện Vinaphone đã thực hiện chuyển đổi thành công mã cho thuê bao từ 11 số về 10 số.
1400000,0 1236000,0 1200000, 0 1000000, 0 897423,0 800000,0 690082,0 586435,0 600000,0 400000,0 200000,0 -
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Biểu đồ 2: Số thuê bao di động Vinaphone tỉnh Đắk Lắk 2015 – 2018
Mạng di động Viettel
Dịch vụ di động của Viettel được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2004 với mạng di động 098 và cho đến thời điểm hiện tại, nhà mạng Viettel đã thu hút được hơn 70 triệu khách hàng - một con số không hề nhỏ đối với các nhà mạng viễn thông. Sự ra đời của nhà mạng Viettel đã đánh dấu một bước ngoặt cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của Viettel nói riêng và dịch vụ di động cả nước nói chung, tạo ra một cuộc cách mạng giảm cước phí sử dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ và sự phục vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Với sự xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
Ngày 25/9/2006 Bộ Bưu chính, Viễn thông (Bộ BCVT) đã ban hành quyết định cấp cho Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) thêm một mã mạng di động mặt đất mới, theo đó từ 1/10/2006, Viettel được phép đưa đầu số 097 ra thị trường. Sự kiện này đã giúp Viettel nhanh chóng thu hút thêm những khách hàng mới và đạt 6 triệu thuê bao tính đến
ngày 7/11/2006. Vào ngày 26/7/2007, Viettel đã chính thức được Bộ BCVT cấp thêm mã di động mới là 0168, bên cạnh hai mã mạng quen thuộc 097 và 098. Như vậy, Viettel trở thành mạng di động đầu tiên được cấp mã di động mới, tiếp tục là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất và lớn nhất. Với ba đầu số 098, 097, 0168 hoạt động trên thị trường dịch vụ điện thoại di động, đến hết năm 2007 Viettel đã đạt 15 triệu thuê bao chiếm gần 44% số lượng thuê bao di động của cả ngành viễn thông Việt Nam. Đến nay, Viettel có 10 đầu số là 096, 097, 098, 086, 032, 033, 034, 035, 036, 037, 038, 039, 03966 cũng như MobiFone và VinaPhone, Viettel cũng đã chuyển đổi thành công mã cho thuê bao từ 11 số về 10 số. Các dịch vụ điện thoại di động chính mà Viettel cung cấp gồm có gói trả trước (Economy, Daily, Ciao, Tomato); Gói trả sau (Basic + , Family, VPN) và các dịch vụ giá trị gia tăng VAS như 1900xxxx , AnyPay , Background Music, Dịch vụ Call me back, dịch vụ trả cước, GPR, Pay 199, Roaming, SMS, Thanh toán cước trả sau bằng ATM, Yahoo SMS Messenger. Đến nay, Viettel luôn được coi là mạng di động có giá cước rẻ nhất với nhiều hình thức khuyến mãi phong phú. Bước sang năm 2008, khi cuộc cạnh tranh về giá cước giữa các mạng trở nên càng gay gắt cùng nguy cơ có sự gia nhập từ các đối thủ bên ngoài thì con số 70.000 thuê bao phát triển mới trung bình mỗi ngày của Viettel tại thời điểm đầu năm 2008 là một thành công đáng nói. Với tốc độ phát triển này thì mục tiêu 22 triệu thuê bao vào cuối năm 2008 của Viettel chỉ còn lại là vấn đề thời gian.
So với các nhà mạng, Viettel có mặt ở tỉnh Đắk Lắk muộn hơn. Nhưng, với phương châm kinh doanh hướng đến đối tượng khách hàng bình dân và người nghèo, Viettel Đắk Lắk đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông ở những địa bàn khó khăn, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Chính ở những nơi này, người dân cần được thụ hưởng thành quả của công nghệ thông tin, như điện thoại di động, internet, wifi, truyền hình cáp quang. Vì thế, Viettel Đắk Lắk nhanh chóng phủ sóng di động, mở tuyến cáp quang đến hầu khắp các địa bàn trong tỉnh; nhanh chóng thu hút khách hàng và làm thay đổi thị phần viễn thông.
của Tập đoàn viễn thông quân đội (TCT trước đây). Hiện nay Viettel đang cung cấp