Thực trạng chung của dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 49)

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng chung của dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Đắk Lắk

Dịch vụ thông tin di động tại tỉnh Đắk Lắk được đầu tư hiện đại hóa nhằm đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế; cung cấp các dịch vụ với chi phí phù hợp và độ tin cậy cao như: mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN), dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng, dịch vụ MyTV... Hạ tầng mạng viễn thông có độ phủ tương đối tốt, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, cụ thể như sau:

- Dịch vụ Internet, thuê kênh riêng, truyền số liệu hữu tuyến: 3 doanh nghiệp: Viễn thông VNPT Đắk Lắk, Chi nhánh Viettel Đắk Lắk, Chi nhánh FPT Đắk Lắk.

- Dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến: 2 doanh nghiệp: Viễn thông VNPT Đắk Lắk, Chi nhánh Viettel Đắk Lắk.

- Dịch vụ di động (thoại, băng rộng…) có 5 nhà mạng: VinaPhone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile và Gmobile.

- Dịch vụ truyền hình trả tiền:

+ Truyền hình vệ tinh: 3 đơn vị là VTC, K+, AVG.

+ Truyền hình tương tác (IPTV): 3 đơn vị là Viễn thông Đắk Lắk, Chi nhánh Viettel Đắk Lắk, Chi nhánh FPT Đắk Lắk.

+ Truyền hình cáp hữu tuyến 02 đơn vị là: Công ty Cổ phần Phú Thế Hưng-Chi nhánh Đắk Lắk, Công ty Cổ phần truyền hình cáp Saigontourist (SCTV).

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trên đã triển khai cung cấp dịch vụ truyền số liệu, Internet băng rộng, phát triển dịch vụ cố định vô tuyến, dịch vụ IPTV (Internet Protocol Television) và các dịch vụ giá trị gia tăng như nhắn tin trên điện thoại cố định… Để phát triển dịch vụ các doanh nghiệp không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển mạng lưới, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại (công nghệ NGN, mạng di động 3G/4G).

Về cơ sở hạ tầng của dịch vụ thông tin di động:

- Mạng cố định (bao gồm điện thoại, truyền số liệu và truyền hình) được triển khai trên hệ thống cáp đồng, cáp đồng trục và cáp quang. Trên cáp đồng sử dụng công nghệ xDSL; trên cáp quang sử dụng công nghệ FTTx. Xu thế các dịch vụ cố định trên cáp quang dần được triển khai rộng khắp, do tốc độ truy nhập dữ liệu trên cáp quang lên đến 10Gb/s, nhanh gấp 200 lần so với cáp đồng.

- Mạng truyền dẫn: cáp quang, cáp đồng đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.885km cáp truyền dẫn, sử dụng công nghệ ghép kênh SDH với tốc độ truyền dẫn từ 155Mbps – 622Mbps, các tuyến truyền dẫn được tổ chức độc lập với nhau dọc theo các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các

tuyến liên huyện và liên xã. Mạng được tổ chức thành các RING để đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác.

- Mạng thông tin di động: 1.576 trạm thu phát sóng trên địa bàn toàn tỉnh, bán kính phục vụ bình quân 2,07km/vị trí cột. Mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện nay sử dụng chủ yếu công nghệ 2G và 3G; công nghệ 3G đã được các doanh nghiệp triển khai tương đối rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

- Mạng Internet chủ yếu sử dụng công nghệ ADSL; công nghệ FTTH (FTTx) (truy nhập Internet tốc độ cao bằng cáp quang đến thuê bao) đang được triển khai. Từ cơ

sở đó, dịch vụ thông tin di động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có một số thành tựu nhất định. Theo số liệu từ Sở Thông tin và Truyền thông, năm 2018, tốc độ phát triển thuê bao điện thoại của Đắk Lắk tăng mạnh với những con số ấn tượng như sau:

STT Thông tin di động Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số thuê bao cố định 160.043 175.343 180.232 198.640 2 Di động 1.869.824 2.171.070 2.638.123 3.459.893

3 Internet 60.242 61.425 63.232 65.524

Năm 2018, hầu hết các xã - phường, thị trấn của tỉnh Đắk Lắk đều có điện thoại, đạt tỉ lệ 100%; dịch vụ thông tin di động mặt đất đã phủ sóng 15/15 huyện, thị xã, thành phố. Tốc độ phát triển các dịch vụ liên quan đều tăng rất nhanh; 100% các xã, phường, thị trấn đều có trạm thu phát sóng thông tin di động, các xã vùng sâu vùng xa đều có sử dụng điện thoại.

Từ số liệu trên ta thấy:

- Tổng số thuê bao Internet (ADSL, FTTx) đạt 65.524 thuê bao, mật độ 2,54 thuê bao/100 dân.

- Tổng số thuê bao điện thoại cố định đạt 198.640 thuê bao, mật độ 10,6 thuê bao/100 dân.

- Tổng số thuê bao điện thoại di động đạt 3.459.893 thuê bao, mật độ trên 150 thuê bao/100 dân.

Trong 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có doanh thu khoảng 9.000 tỷ đồng/năm, đóng góp ngân sách cho địa phương khoảng 700 tỷ đồng, doanh thu bình quân 1 năm khoảng 900 tỷ đồng và đóng góp 70 tỷ đồng chiếm khoảng 2% thu ngân sách năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)