5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.2. Lịch sử phát triển của Việt Nam
Từ thời Hai Bà Trưng (năm 40-43), tiếng trống đồng đã vang động từ thành quách đến thôn dã để truyền tin, dấy quân chống xâm lược.
Các triều Lý, Trần, Lê và các triều đại phong kiến đều xác lập hệ thống thông tin trong cơ chế của Nhà nước phong kiến. Lực lượng thông tin được chọn những người trung kiên nhất, phương tiện thông tin được chọn những khả năng có sức chuyển tải và cơ động nhất so với thời ấy như ngựa, thuyền… Các phong hỏa đài được thiết lập từ tuyến biên giới, tuyến phòng thủ bờ biển để truyền báo về kinh đô. Triều Nguyễn, hệ thống thông tin trong cả nước được xác lập rộng khắp với hệ thống cung trạm bao gồm bộ trạm, thủy trạm vững vàng và thực hiện bằng một quy chế có ưu tiên nhưng hết sức nghiêm ngặt.
Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1862, đoạn đường điện
báo đầu tiên Sài Gòn – Biên Hòa được xây dựng phục vụ cuộc chiến dài 18km. Năm 1863, thực dân Pháp phát hành con tem đầu tiên tại Việt Nam và năm 1864 bắt đầu phát triển bưu chính bằng thư. Tem bưu chính thuộc địa Pháp gồm có tem đại bàng, Napoleon.. được phát hành năm 1881 in đè bằng chữ A&T ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Năm 1864, điện thoại được dùng ở Sài Gòn, năm 1889 ở Hà Nội.
Năm 1872, thực dân Pháp đặt được 6.600km đường dây điện tín, trong đó có 36 km đường dây cáp đặt ngầm dưới nước.
Năm 1884, Pháp đặt xong cáp biển điện báo Sài Gòn – Đồ Sơn, thành lập các bưu cục ở Hà Nội và các thành phố, thị xã thuộc miền Bắc, miền Trung tiếp với các bưu cục chúng đã lập từ trước ở Nam Bộ.
Năm 1888 hoàn thành đường hữu tuyến dây trần Sài Gòn – Hà Nội dài 2000km. Năm 1891-1892, phát hành các mẫu tem in hình biểu tượng của uy quyền nước Pháp.
Năm 1906, thành lập Nha Tổng giám đốc Bưu điện Đông dương với tổng biên chế 1644 người.
Đường liên lạc Việt Nam-Pháp, ngoài việc chuyển tải theo hệ bưu chính và vô tuyến điện, còn dùng điện báo qua cáp biển Vũng Tàu – Singapo - Pháp.
Khi Cách mạng tháng 8 thành công ngày 19/8/1945, toàn bộ mạng thông tin trên đất nước Việt Nam và bộ máy tổ chức Bưu điện hoàn toàn thuộc về chính quyền cách mạng.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. Toàn bộ lực lượng thông tin Bưu điện đã nhanh chóng chuyển hướng để đáp ứng yêu cầu thời chiến.
Trong suốt 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ thông tin Bưu điện có mặt trên mọi chiến trường, trong mọi lĩnh vực và đã trải qua những hy sinh to lớn, phấn đấu không mệt mỏi, vượt mọi gian nan, thử thách để hoàn thành sứ mệnh của mình.
gia của ta đã hoàn thiện và ngang tầm quốc tế và hòa mạng toàn cầu. Ngành Viễn thông đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tiểu kết Chương 1
Từ những nghiên cứu của Chương 1, tác giả có những kết luận như sau:
Trong Chương 1, tác giả đã phân tích và trình bày các vấn đề lý luận chung về dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước. Cụ thể, tác giả đã phân tích, làm rõ những khái niệm cơ bản về dịch vụ thông tin di động, quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước, vai trò của dịch vụ thông tin di động, các loại hình thông tin di động, lịch sử hình thành, phát triển, kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Kết quả lý luận ở Chương 1 là căn cứ khoa học quan trọng để tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trả trước ở tỉnh Đắk Lắk, được thực hiện trong Chương 2 của luận văn này.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG MẶT ĐẤT TRẢ TRƯỚC TẠI TỈNH ĐẮK LẮK