1.1.2.1. Khái niệm, vai trò của giáo dục - đào tạo
Giáo dục - đào tạo là hoạt động tác động trực tiếp trong việc phát triển trí tuệ con người, nâng cao hiểu biết và tạo các khả năng vận dụng hệ thống tri thức khoa học và công nghệ, kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Tri thức là nguồn lực mạnh nhất so với tài nguyên thiên nhiên, tiền bạc của cải và sức mạnh cơ bắp trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa. Giáo dục - đào tạo giúp chúng ta tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia công nghệ, những nhà quản lý giỏi. Giáo dục đào tạo là tạo ra những con người lao động với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao.
Vai trị của giáo dục - đào tạo
Giáo dục - đào tạo là giải pháp tiên quyết để đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững; giáo dục và đào tạo đóng góp vào sự ổn định chính trị xã hội cũng như cải thiện chỉ số phát triển con người.
Giáo dục - đào tạo giúp xóa đói giảm nghèo và cơng bằng xã hội. Thu nhập của người nghèo chủ yếu là dựa vào sức lao động. Giáo dục - đào tạo mang lại kiến thức, quan điểm và kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động của người nghèo và kiếm được thu nhập cao hơn. Song chính sự đói nghèo và bất cơng trong xã hội cũng làm cho giáo dục kém phát triển. Vì vậy biện pháp đặt ra là vừa phải tăng cường giáo dục để giảm đói nghèo và bất cơng xã hội, vừa phải tìm ra các biện pháo để cải thiện đời sống và lao động của những người nghèo để giúp họ tham gia vào q trình học tập có hiệu quả.
1.1.2.2. Đặc điểm giáo dục - đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài (Điều 9 của Hiến pháp 2013 và Luật Giáo dục sửa đổi
và bổ sung 2009 cùng khẳng định). Tại Điều 13 cũng nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước đầu tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước (NSNN) giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”. Những quy định pháp lý đó đã đặt giáo dục trước những cơ hội vàng, song giáo dục cũng phải chấp nhận những thách thức lớn lao của thời đại. Nếu không được đầu tư đúng mức, khó lịng đạt được mục tiêu.
Có thể thấy, Đảng và Nhà nước nhất quán quan điểm xem giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”,“nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Ngành giáo dục, đào tạo vốn tạo nên sản phẩm rất đặc thù, là đào tạo nên con người (bao gồm cả nhân lực). Đây là điểm khởi đầu cho tất cả các ngành trong xã hội ở Việt Nam, giáo dục và đào tạo luôn là sự quan tâm đầu tư của mọi người, mọi gia đình và cả xã hội. Những năm qua, mặc dù đất nước cịn nhiều khó khăn, NSNN hạn hẹp, nhưng đầu tư cho giáo dục, đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp về giáo dục.
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục của nước ta đã có những bước phát triển đáng trân trọng. Có thể thấy, quy mơ giáo dục của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã tăng lên đáng kể. Nhờ tăng nhanh quy mô giáo dục và đào tạo mà số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp, số lao động được đào tạo nghề tăng lên khá nhanh đã bổ sung một lực lượng lao động có trình độ, lao động có chất lượng ngày càng lớn, đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Số học sinh, sinh viên, số lao động nghề, số thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở trong nước và ngoài nước đều tăng. Cơ sở vật chất của các trường học từ bậc mầm non, mẫu giáo, phổ thông, cao đẳng, dạy nghề đã được đầu tư nhiều hơn từ NSNN, từ các doanh nghiệp, từ dân cư, từ nguồn vốn nước ngoài đã được tăng lên.
Với nhận thức, chính sách giáo dục, đào tạo cùng với chính sách khoa học, cơng nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn, trong những năm qua, chính sách giáo dục,
đào tạo ở Việt Nam đã được quan tâm và đổi mới, tạo ra nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nhờ được đầu tư, nhiều cơ sở giáo dục, sách giáo khoa, phương tiện dùng cho dạy và học đã được tăng cường và từng bước hiện đại hóa. Đội ngũ giảng viên, đội ngũ người quản lý giáo dục đã được đào tạo và có sự cải thiện phần nào. Giáo dục - đào tạo đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ công cuộc đổi mới nền kinh tế và sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh cho đất nước.
Hàng năm, NSNN dành hàng trăm nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực giáo dục, chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN. Trong tổng nguồn NSNN cho lĩnh vực giáo dục đào tạo hàng năm, nguồn Ngân sách Địa phương chiếm hơn 3/4, để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương; nguồn Ngân sách Trung ương chiếm khoảng 1/4, trong đó dành cả chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc các bộ, cơ quan trung ương. Nguồn kinh phí được ưu tiên xây dựng thêm phòng học cho giáo dục mầm non và phổ thơng để xóa phịng học tạm thời, xây dựng các phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm ở các địa phương,…
Bên cạnh việc dành ngân sách ưu tiên, Nhà nước cịn có nhiều chính sách hỗ trợ khác cho giáo dục, đào tạo như chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; dành kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập đối với người khuyết tật. Mặt khác, chính sách tín dụng ưu đãi áp dụng cho học sinh, sinh viên thơng qua Ngân hàng chính sách xã hội đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện để hàng triệu người học thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, hộ có hồn cảnh điều kiện khó khăn được vay vốn ưu đãi để phục vụ học tập và lập nghiệp/ khởi nghiệp.
1.1.2.3. Sự cần thiết của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục - đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội
Giáo dục - đào tạo có mối quan hệ qua lại tác động trực tiếp đối với tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là kinh
tế cũng ảnh hưởng và tác động to lớn đến giáo dục - đào tạo. Ngược lại, giáo dục đào tạo không thể phát triển nếu thiếu nguồn đầu tư xuất phát từ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Giáo dục - đào tạo góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa
Giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính q trình hội nhập quốc tế và tồn cầu. Giáo dục - đào tạo có tác dụng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống, đạo đức, nhân cách mới của xã hội.
Đầu ra của giáo dục và đào tạo là cung cấp nhân lực có trình độ để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của quốc gia. Với nước ta đã và đang thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, một bộ phận khá lớn lao động phổ thơng chưa được đào tạo nghề, hiện có khoảng 60% lao động nơng nghiệp, do đó Việt Nam mới bước đầu của thời kỳ xây dựng kinh tế tri thức. Giáo dục - đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam khẳng định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là điều kiện phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Nhận thức rõ vai trò quyết định của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đại hội XI của Đảng ta khẳng định: Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo có sức mạnh để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Cùng với phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư vào giáo dục - đào tạo là đầu tư chiến lược, đầu tư phát triển.
Để làm được những điều này thì cần có sự nhất quán trong chế độ chính sách, trong quản lý, trong việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo, có như vậy mới phát huy được hiệu quả các khoản chi Ngân sách cho giáo dục - đào tạo.