- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hộ
- Vị trí địa lý: Nguồn gốc Huyện Hiệp Đức được thành lập theo Quyết định
số 289/QĐ-HĐBT, ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở chia cắt 02 xã của huyện Thăng Bình, 04 xã của huyện Quế Sơn và 02 xã
thuộc huyện Phước Sơn.
Hiệp Đức là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 58 km về hướng Tây, cách Đà Nẵng 73 km về hướng Tây Nam. Phía Đơng giáp huyện Tiên Phước; phía Tây giáp huyện Phước Sơn; phía Nam giáp huyện Bắc Trà My; Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình.
Đơn vị hành chính: Huyện Hiệp Đức hiện nay có tất cả 12 đơn vị hành chính, gồm: 01 thị trấn Tân An và 11 xã (Thăng Phước, Bình Sơn, Quế Thọ, Bình Lâm, Hiệp Thuận, Hiệp Hịa, Quế Bình, Sơng Trà, Phước Trà, Phước Gia, Quế Lưu). Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2018, tồn huyện có 39.677 người.
- Điều kiện tự nhiên:
Hiệp Đức là huyện miền núi, có tổng diện tích tự nhiên là 496,88 km2, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp chiếm 29,59% diện tích; đất lâm nghiệp 63,16% diện tích; đất chuyên dùng chiếm 1% diện tích và đất ở chiếm 1,92% diện tích); dân số trung bình 39,677 người. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,87% và hộ cận nghèo chiếm 8,36%. Tồn huyện có 12 xã, thị trấn, trong đó có 03 xã vùng cao có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gồm 942 hộ/4062 khẩu (chiếm 9,02% dân số toàn huyện, chủ yếu là người dân tộc CaDoong và MơNoong).
Về trình độ dân trí của người đồng bào dân tộc chưa phát triển mạnh. Về kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của các xã vùng cao, việc lưu thơng hàng hố cịn khó khăn, thiên tai thường xảy ra, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng cây nguyên liệu. Tuy nhiên, Hiệp Đức nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, nhất là nằm trong vùng hạ lưu nhiều thủy điện: Sông Tranh 2, Đắk Mi 4 nên chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ lũ ống, lũ quét, sạt lở núi, hư hỏng về kết cấu hạ tầng.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (theo giá hiện hành) năm 2018 đạt 640,777 tỷ đồng, đạt 98% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra; thu nhập bình quân đạt 27 triệu đồng/người/năm. Kinh tế của huyện phát triển nhanh, đa số các chỉ tiêu KT-XH đều đạt và vượt kế hoạch. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.
Hiệp Đức có tuyến đường giao thơng quan trọng: Đường Quốc lộ 14E, là đường nối từ quốc lộ1A và đường Đơng Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh tạo nhiều đ iều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Do vậy trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng: công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp.