1.2.2.1. Quản lý việc lập dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo
Đây là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo nói riêng. Khâu này mang tính định hướng tạo cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo. Quản lý theo dự tốn có nghĩa là cấp, phát và sử dụng vốn ngân sách phải có dự tốn. Trước khi cấp phát và sử dụng vốn NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải xây dựng dự tốn theo đúng quy trình, định mức và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, đồng thời việc cấp phát cũng phải dựa trên cơ sở kế hoạch và dự toán đã được duyệt. Đơn vị được nhận nguồn vốn NSNN phải sử dụng
nguồn vốn theo các khoản và mục đích đã định trước trong dự tốn đã trình lên. Ngồi ra, tuỳ theo tình hình thực tế mà xem xét các khoản chi vượt dự toán nhưng phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành.
- Căn cứ lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo phải dựa trên những căn cứ sau:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các kế hoạch trong năm của cơ quan đơn vị; Căn cứ vào biên chế, định mức lao động, các chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi và các chế độ chính sách hiện hành.
Căn cứ vào số kiểm tra về dự tốn ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thơng báo (cơ quan tài chính, đơn vị dự tốn cấp trên)
Tình hình thực hiện dự tốn ngân sách trong những năm trước. Hệ thống chỉ tiêu lập dự toán
- Dự toán nguồn chi NSNN dành cho giáo dục - đào tạo được xây dựng theo hai nhóm chỉ tiêu sau đây:
+ Nhóm chi NSNN thường xuyên: là các khoản chi một cách thường xuyên và ổn định cho hoạt động dạy, học và duy trì bình thường hoạt động của nhà trường. Trong Chi NSNN thường xuyên được chia thành: (1) Chi cho người lao động (Tiền lương, phụ cấp lương, tiền cơng, những khoản trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng đồn theo quy định); (2) Chi hoạt động (gồm quản lý hành chính, tiền điện, tiền nước, thông tin liên lạc, dịch vụ, chi phí chun mơn nghiệp vụ, chi bảo trì sửa chữa và những khoản chi khác).
+ Nhóm chi NSNN khơng thường xuyên gồm có: Chi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm và trang bị bổ sung tài sản cố định của nhà trường.
Tiểu nhóm chi mua sắm tài sản cố định bao gồm các máy móc thiết bị phục vụ cho cơng tác giảng dạy
Tiểu nhóm chi xây dựng, sửa chữa lớn tài sản, nhà cửa như xây dựng mới các trường học, thư viện, phịng thí nghiệm, khu vui chơi, chi cải tạo, nâng cấp mở rộng các TSCĐ hiện có.
Tiểu nhóm chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
năm căn cứ vào chế độ, định mức thu học phí, số lượng học sinh tham gia học tập tại trường, số lượng học sinh thuộc đối tượng được miễn giảm
- Quy trình lập dự tốn chi được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Dựa vào mức chi được dự kiến, cơ quan tài chính tiến hành phân bổ mức chi và hướng dẫn các văn bản lập dự toán chi NSNN cho ngành giáo dục và đào tạo, từ cơ sở này ngành giáo dục đào tạo tiến hành giao chỉ tiêu và hướng dẫn cho trường học về việc lập dự tốn kinh phí.
+ Bước 2: Dựa vào chỉ tiêu được giao và văn bản hướng dẫn của cấp trên, trường học lập dự tốn kinh phí cho hoạt động của đơn vị mình, rồi gửi cơ quan tài chính và cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan tài chính xem xét và duyệt tồn bộ dự tốn chi NSNN cho ngành giáo dục - đào tạo vào dự tốn chi NSNN tổng thể và đệ trình chính quyền nhà nước xét duyệt.
+ Bước 3: Dựa vào dự tốn chi NSNN đã được chính quyền nhà nước phê duyệt, sau khi cơ quan tài chính xem xét và điều chỉnh phù hợp sẽ phân bổ chính thức dự tốn NSNN dành cho ngành giáo dục - đào tạo qua Kho bạc nhà nước.
- Giao dự toán:
Hồ sơ về dự toán do cơ quan đơn vị lập được gửi đến Kho bạc nhà nước, cơ quan Tài chính và cơ quan chủ quản cấp trên để xem xét và tổng hợp. Dựa vào chỉ tiêu tổng mức NSNN dành cho giáo dục - đào tạo và dự toán thu chi do cơ quan, đơn vị trực thuộc tiến hành lập, cơ quan tài chính phối hợp cùng với cơ quan chủ quản đệ trình UBND cấp huyện quyết định về chỉ tiêu dự toán NSNN dành cho giáo dục – đào tạo, rồi sau đó giao cho cơ sở trường học thực hiện. Chỉ tiêu dự toán NSNN được giao dành cho giáo dục – đào tạo, gồm có: tổng mức dự tốn chi NSNN dành cho giáo dục – đào tạo của năm tài chính; tổng số kinh phí do NSNN cấp; tổng thu học phí và các nguồn thu khác theo luật định.
1.2.2.2. Quản lý việc thực hiện dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo
Thực hiện kế hoạch chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo cần chú ý đến các yêu cầu sau:
nguồn vốn hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm.
+ Tiến hành cấp phát kinh phí kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ, tránh lãng phí thất thốt vốn của ngân sách nhà nước.
+ Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm, đúng chế độ chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong quản lý chi.
Căn cứ để tổ chức công tác điều hành, cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo:
+ Căn cứ vào mức chi NSNN được duyệt ở mỗi chỉ tiêu theo dự tốn để dựa vào đó cấp phát và sử dụng những khoản chi.
+ Căn cứ vào khả năng các nguồn kinh phí từ NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu chi ngân sách dành cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong quản lý điều hành ngân sách. Vì dự tốn mức chi là con số dự kiến, nên trong quá trình thực hiện cần dựa vào thực tế tình hình điều kiện của năm kế hoạch để chuyển hoá được các chỉ tiêu dự kiến trở thành hiện thực.
+ Căn cứ vào định mức hiện hành và chế độ chỉ tiêu dùng kinh phí NSNN để đảm bảo sự tuân thủ trong quá trình cấp phát sử dụng những khoản chi NSNN. Đây là thước đo để đánh giá về tính hợp pháp và hợp lệ của việc cấp phát và sử dụng những khoản chi NSNN.
Biện pháp tăng cường công tác cấp phát và sử dụng những khoản chi NSNN dành cho giáo dục - đào tạo
+ Cụ thể hố, chi tiết hóa về dự tốn chi tổng hợp của năm theo dự tốn chi từng q, từng tháng nhằm có căn cứ quản lý cấp phát.
+ Hướng dẫn các cơ sở, đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp hành chính. Hạch tốn rõ ràng và đầy đủ về những khoản chi ngân sách ở mỗi loại hoạt động.
+ Quy định rõ và trình tự về cấp phát, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm về quá trình cấp phát và sử dụng những khoản chi ngân sách ở từng cơ quan, đơn vị (Kho bạc, Tài chính, Giáo dục).
+ Đối với cơ quan tài chính cần kiểm tra thường xun về tình hình nhận và khai thác sử dụng vốn kinh phí ngân sách ở những đơn vị cơ sở thuộc sự nghiệp
ngành giáo dục, nhằm bảo đảm đúng với dự toán được duyệt và phù hợp với chế độ định mức chi ngân sách hiện hành.
+ Hướng dẫn các đơn vị thực hiên tốt chế độ hạch toán kế tốn áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch tốn đầy đủ, rõ ràng cho các khoản chi đối với từng loại hoạt động
Như vậy việc thực hiện dự toán căn cứ vào dự toán ngân sách đã được phê duyệt, cơ quan tài chính tiến hành cấp phát kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo dự tốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2.3. Quản lý thông qua cơng tác quyết tốn, thanh tra, kiểm tra Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo
- Quyết toán
Quyết toán vốn dĩ là mắc khâu cuối của chuỗi quá trình quản lý nguồn chi NSNN. Đây là hoạt động kiểm tra, kiểm soát, rà soát lại và chỉnh lý những số liệu của một kỳ hạch toán đã được phản ánh và việc chấp hành dự toán để đánh giá kết quả chấp hành dự toán của kỳ đã qua nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho kỳ chấp hành dự toán kế tiếp. Nội dung quyết tốn bao gồm:
+ Quyết tốn vốn ngân sách.
+ Tình hình sử dụng vốn ngân sách.
Việc tiến hành cơng tác quyết tốn phải tn thủ ngun tắc cơ quan dự toán ở cấp dưới phải trình nộp báo cáo quyết tốn của mình cho cơ quan ở cấp trên để xét duyệt. Cơng tác quyết tốn được thực hiện theo trình tự các bước, đó là: Các cơ quan, trường học thuộc sự nghiệp ngành giáo dục phải gửi trình báo cáo quyết tốn lên cơ quan quản lý ở cấp trên nhằm để cơ quan quản lý ở cấp trên kiểm tra và quyết toán. Mọi nội dung quản lý này phải tuân thủ quán triệt những nguyên tắc cơ bản, đó là:
+ Nguyên tắc quản lý chi NSNN theo dự toán.
+ Nguyên tắc chi NSNN trực tiếp thông qua kho bạc nhà nước. + Nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm.
- Kiểm tra, kiểm soát:
cho giáo dục - đào tạo, vai trị của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trong q trình thực hiện dự tốn chi Ngân sách nhà nước. Quá trình này đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách, pháp luật và giúp cho việc sử dụng nguồn lực đúng mục tiêu đề ra. Có rất nhiều cơ quan tham gia vào q trình này như Phịng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Thanh tra tài chính, cơ quan chủ quản và các đơn vị sử dụng ngân sách. Q trình kiểm tra kiểm sốt địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị nhằm mục tiêu đưa công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước theo đúng khuôn khổ pháp lý, tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo tính chủ động cho các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước.