Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước CHO GIÁO dục đào tạo tại HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 82 - 84)

- Kế hoạch huyện là đơn vị kiểm tra dự tốn cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết tốn và thơng báo kết quả xét duyệt quyết cho đơn vị dự toán.

3.2.7. Một số giải pháp hỗ trợ khác

3.2.7.1. Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Hiệp Đức Đây là

điều kiện cần thiết để đảm bảo các giải pháp trên có thể thực hiện được. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của giáo dục đào tạo nói và cơng tác quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo thì các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương mới có thể xây dựng kế hoạch phát triển, hoạch định các chiến lược, đề ra các phương hướng để phát triển giáo dục.

Chỉ đạo các các cơ quan ban ngành tiếp tục đầu tư ngân sách, quản lý ngân sách cho giáo dục - đào tạo đảm bảo công tác phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện được thực hiện một cách đúng đắn, hiệu quả.

3.2.7.2. Sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo chỉ có thể phát triển một cách đồng bộ và hiệu quả cao nhất khi có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Điều đó thể hiện ở sự phối hợp, kết hợp của Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện và các trường học trong việc lập và phân bổ dự toán, chấp hành dự tốn và quyết tốn. Tiếp tục làm tốt cơng tác quy hoạch hệ thống trường lớp, các cấp học nhằm tạo điều kiện thu hút người học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.2.7.3. Tăng cường yếu tố con người, yếu tố vật chất và khoa học kỹ thuật

Nâng cao trình độ của giáo viên giảng dạy và cả trình độ quản lý của hiệu trưởng, nghiệp vụ kế tốn của cán bộ tài chính kế tốn, mở lớp tập huấn để kịp thời phổ biến những chính sách, chế độ mới một cách phù hợp.

Đầu tư kinh phí để sửa chữa trường lớp, mua sắm các trang thiết bị và mở rộng quy mô trường lớp để phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh

thiết lập các trang thiết bị truyền thông thống nhất, tập trung xây dựng các chương trình ứng dụng nhằm trợ giúp cơng tác quản lý, điều hành. Quản lý chặt chẽ các hoạt động chi Ngân sách trong hệ thống thơng tin thống nhất, theo dõi chặt chẽ các quy trình từ dự tốn được duyệt đến việc kiểm soát đúng định mức, chế độ, kết hợp việc quản lý chi giữa cơ quan quản lý và hệ thống Kho bạc nhà nước, hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn qua Kho bạc Nhà nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Căn cứ vào những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại huyện Hiệp Đức. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm thực hiện tốt công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo tại huyện Hiệp Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước CHO GIÁO dục đào tạo tại HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)