- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập
2.1.3. Đặc điểm về giáo dục đào tạo huyện Hiệp Đức
Trong những năm gần đây, song song với việc đạt được những thành tựu về kinh tế, cùng với những bước chuyển mình của tỉnh Quảng Nam, nền giáo dục của huyện Hiệp Đức đã đạt được những thành quả quan trọng về mọi mặt. Qui mô giáo dục được mở rộng, đa dạng hố các loại hình trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, xã hội hố cơng tác giáo dục. Chất lượng giáo dục cũng đã có chuyển biến đáng kể, trình độ dân trí được nâng cao. Giáo dục huyện Hiệp Đức nằm trong hệ thống giáo dục chung của tỉnh Quảng Nam là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thống nhất đa dạng với các cấp học từ mầm non tới trung học cơ sở.
Đi đôi với việc mở rộng qui mơ, ngành giáo dục huyện Hiệp Đức cịn có những biện pháp để nâng cáo chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu, đổi mới chương trình nội dung giảng dạy ở các cấp học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy khả năng nghiên cứu chủ động sáng tạo ở học sinh, tránh tình trạng thụ động trong cách học, tiếp thu bài học.
Quy mô giáo dục tại các trường công lập
Bảng 2.1. Quy mô giáo dục tại trường công lập tại huyện Hiệp Đức
Chỉ tiêu Số trường Số lớp Số học sinh
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
học học học học học học học học học Bậc học 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 - - - - - - - - - 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Mầm non 7 8 8 65 68 71 1819 1955 2015 Tiểu học 8 8 6 155 153 156 3218 3258 3468 THCS 4 4 9 73 77 76 2423 2419 2443 Tổng số 19 20 23 293 298 303 7460 7632 7926
Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Đức
Nhìn vào số liệu ở bảng 2.1 cho thấy hệ thông giáo dục - đào tạo tại huyện Hiệp Đức trong những năm gần đây tương đối ổn định. Quy mô các trường lớp phát triển mở rộng ở hầu hết các bậc học. Số lượng học sinh ln có chiều hướng tăng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Ở bậc học mầm non, số lượng các lớp nhà trẻ, mẫu giáo tăng lên đáng kể. Hằng năm, số trẻ em đến tuổi ra lớp là không giống nhau, Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp mẫu giáo đạt tỷ lệ cao. Hệ thống trường lớp được mở rộng, trang thiết bị luôn được đầu tư, chất lượng giáo dục luôn giữ vững và phát triển tất cả các mặt như ni dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục trẻ.
Bậc tiểu học, số trường giảm 2 trường do quá trình sáp nhập nhưng số lớp tăng và số lượng học sinh cũng tăng lên 210 em. Tỷ lệ trẻ từ 6 tuổi trở lên vào lớp một đạt 92,4%. Việc mở rộng số lớp sẽ đảm bảo chất lượng dạy học tốt hơn, đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ ngày của học sinh khối Tiểu học.Cùng với cơng tác duy trì, củng cố và nâng cao chất ượng phổ cập giáp dục tiểu học, phòng giáo dục - đào tạo đang nổ lực cùng với các trường nâng cao giáo dục toàn diện, Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và xét hồn thành chương trình tiểu học luôn ở mức cao. Trong thời gian tới, một số trường ở bậc học này sẽ được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập của các em.
Không giống như bậc Mầm non và Tiểu học, Bậc THCS số lượng trường lớp giảm nhưng số học sinh tăng lên 240 em. Chất lượng các mặt giáo dục đối với bậc THCS luôn được củng cố về số lượng và chất lượng. Nội dung chương trình học tập về cơ bản đảm bảo theo chương trình chung của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi và xếp loại đạo đức tốt tăng hàng năm.
Có thể nói, trong những năm gần đây, quy mơ về trường lớp cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy. Song, thời gian tới với mục tiêu là mở rộng và nâng chất các trường đạt chuẩn Quốc gia thì ngồi việc nâng cao chất lượng đạo đức, văn hóa thì việc đầu tư các trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trường sẽ được quan tâm hơn nữa nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy cũng như tạo các điều kiện cần thiết để học sinh học tập ở các bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS.
Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Trong những năm gần đây, số giáo viên ở các bậc học của huyện Hiệp Đức luôn biến động
- Giáo viên mầm non 122 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 93,6% - Giáo viên tiểu học 252 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%
- Giáo viên trung học cơ sở 193 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100% Nhìn chung, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở huyện Hiệp Đức có sự
phát triển đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Song song với cơng tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ, ngành giáo dục - đào tạo huyện Hiệp Đức luôn đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ trên chuẩn. Việc đào tạo sau đại học đã có bước phát triển mới, số lượng giáo viên và cán bộ quản lý đi học đại học và sau đại học ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành cũng tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia học tập nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, số lượng, chất lượng giáo viên chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra. Có nhiều giáo viên đã lớn tuổi và xin nghỉ hưu theo chế độ. Một số giáo viên hợp đồng ngắn hạn, dài hạn, mức lương còn quá thấp so với mặt bằng chung nên dẫn đến việc thiếu giáo viên ở hầu hết các cấp học.
3,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VIII đề ra. 312 lượt cán bộ giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 100 thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Chất lượng giáo dục
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá học sinh bậc Tiểu học và THCS tại huyện Hiệp Đức
Chỉ tiêu Tỷ lệ Học sinh Tỷ lệ Học sinh Tỷ lệ Học sinh
hoàn thành cấp học(%) Lưu Ban (%) Bỏ học (%)
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Bậc học học học học học học học học học học
2015 - 2016 - 2017 - 2015 - 2016 - 2017 - 2015 - 2016 - 2017 -
2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018
Tiểu học 100 99,84 100 0,6 0,61 1,0 0 0,3 0
THCS 93,33 99,5 98 0,2 0,37 1,0 0,45 0,09 0,5
Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Đức
Qua bảng trên, tỷ lệ học sinh hồn thành cấp học ln ở mức cao và ổn định qua các năm (năm học 2017 - 2018, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học ở bậc tiểu học là 100% và THCS là 98%). Bên cạnh đó, thì tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học giữa chừng vẫn còn xảy ra (năm học 2017 - 2018, tỷ lệ học sinh lưu ban ở 2 bậc học là 1%), tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp THCS là 0,5%. Đây cũng là điều đáng báo động. Cho thấy, chất lượng học sinh chưa đồng đều ở các xã.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trường học tiếp tục đầu tư, cơ bản đáp ứng cho hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường. Mạng lưới trường lớp bố trí hợp lý theo địa bàn dân cư; 67,7% phịng học được kiên cố hóa. Huyện tranh thủ nhiều nguồn kinh phí để tập trung xây dựng, sửa chữa CSVC trường học, từng bước góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường.
Cơng tác xã hội hóa giáo dục.
Phịng giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các cấp ủy chính quyền các cấp đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền trong nhân dân về chủ
cho các tổ chức các nhân, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư cho giáo dục nên nhận thức của nhân dân nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng về cơng tác xã hội hóa giáo dục đã được nâng lên.