- Quan điểm của lãnh đạo và các chính sách quản trị nhân lực trong ngân hàng
Những quan điểm và sự nhận thức của ban lãnh đạo trong ngân hàng về hoạt động “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” có tác động mạnh mẽ đến tới việc hình thành hệ thống chính sách, sự đầu tư cho người LĐ ở các mức độ khác nhau. Thực tế tại DN cho thấy, các chính sách quản trị nhân lực như: chính sách về tuyển dụng; đào tạo; bố trí, sắp xếp và sử dụng người lao động; tiền lương; tiền thưởng; phúc lợi;… có tác động trực tiếp tới hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại DN. Nếu thực hiện tốt các chính sách này thì ngân hàng sẽ có một NNL chất lượng cao có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc qua đó hoàn thành được các mục tiêu chiến lược đã được đặt ra.
- Khả năng hỗ trợ cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đây là các điều kiện bao gồm: cơ sở vật chất (trung tâm đào tạo của ngân hàng, hạ tầng công nghệ và thông tin,…); nguồn kinh phí đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng NNL; chất lượng của đội ngũ giảng viên bán chuyên trách nội bộ; mức độ cộng tác của các bộ phận, phòng ban tại ngân hàng trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Môi trường làm việc
Môi trường làm việc không chỉ bao gồm hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc mà nó còn bao gồm không khí làm việc, phong cách và cách thức làm việc, mối quan hệ đồng nghiệp giữa cấp trên và cấp dưới… Một môi trường làm việc tốt sẽ là điều kiện để tạo cơ hội cho người LĐ thể hiện năng lực chuyên môn, phát huy sáng tạo, cống hiến hết mình trong công việc và đặc biệt là họ sẽ muốn gắn bó lâu dài với DN. Không những thế, sự cạnh tranh trong quá trình làm việc luôn được bảo đảm sự công bằng và lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động tự phát triển và nâng cao năng lực bản thân của mình.
- Nhận thức của người LĐ về nâng cao chất lượng NNL
Muốn nâng cao được chất lượng NNL tại DN thì điều đầu tiên là người LĐ phải tự nhận thức được năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ý thức, thái độ của mình đối với công việc đang đảm trách để từ đó ý thức được bản thân để hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Ngược lại, nếu người LĐ không ý thức được những yêu cầu của công việc để thay đổi và phát triển bản thân thì đồng nghĩa với việc là năng lực bản thân của họ không thể nâng cao và bắt kịp với mục tiêu phát triển của DN. Do đó, hoạt động nâng cao chất lượng NNL không chỉ từ một phía doanh nghiệp mà bản thân người LĐ cũng phải có thái độ tự giác và mong muốn thì mới dễ dàng thực hiện được một cách hiệu quả nhất.