3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân
3.2.7. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp
giữa cấp trên – cấp dưới và giữa các cấp dưới với nhau, xây dựng môi trường làm việc hài hòa, lành mạnh tạo nên tâm lý thoải mái, hứng khởi để người LĐ yên tâm làm việc hết mình.
Người lãnh đạo phải gương mẫu, là tấm gương về tác phong làm việc, chuẩn mực đạo đức để nhân viên cấp dưới noi theo. Phải có sự nhiệt tình, cởi mở, đề cao trách nhiệm, biết khơi gợi hứng thú trong công việc cho cấp dưới. Phải nắm được ưu, nhược điểm của cấp dưới để phân công công việc hợp lý, giúp họ phát huy tối đa năng lực. Khi đánh giá phải có sự khách quan, công tâm, không thiên vị, không cao bằng, tránh tình trạng người LĐ bất mãn với những đóng góp mà mình đã làm.
Giữa nhân viên với nhau cần có sự tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau trong công việc, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định chung để những nội quy, quy định đó đi vào nề nếp, trở thành một nét đẹp trong văn hóa DN.
Ngân hàng có thể tự xây dựng hoặc thuê chuyên gia xây dựng một chương trình cụ thể về văn hóa DN. Trong quá trình xây dựng cần chú ý các nội dung sau:
Thứ nhất, phải nhận thức và phán đoán chính xác đặc trưng văn hóa riêng của ngân hàng, tránh trùng lặp với những DN khác đặc biệt là các DN cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Nhấn mạnh vào nét riêng, bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu, tham khảo những đối sách văn hóa thích hợp.
Thứ hai, nội dung của chương trình xây dựng văn hóa DN phải nêu được quan điểm về giá trị và niềm tin, nhấn mạnh quan niệm về giá trị của NCB, đưa ra các nguyên tắc chuẩn về ý thức, phương hướng chung và hành vi thường ngày cho toàn bộ người lao động trong ngân hàng.
Thứ ba, tạo ra thói quen về văn hóa DN cho người LĐ bằng cách: đào tạo, giới thiệu để nhân viên mới làm quen với văn hóa doanh nghiệp, tích cực tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp thông qua những điều đơn giản hàng ngày (như: treo logo, slogan, bảng nội quy ở những nơi dễ thấy trong ngân hàng, tuyên truyền qua các cuộc nói chuyện, trao đổi,…), tuyên truyền qua các buổi hội thảo, cuộc họp, các hoạt động tập thể,… để tạo thành thói quen cho nhân viên.
bình thẳng thắn, tích cực tự phê bình và phê bình những hành động có tác động tiêu cực đến văn hóa DN.
Thứ năm, xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá việc thực hiện văn hóa DN để đem lại hiệu quả cao hơn. Có các cơ chế cụ thể về khen thưởng, kỉ luật đối với các cá nhân và đơn vị trên hệ thống trong quá trình thực hiện văn hóa DN.
Thứ sáu, xây dựng được các tấm gương tiêu biểu để mỗi thành viên học tập, phấn đấu, noi theo. Các tấm gương nên là những lãnh đạo có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng trước đây hoặc hiện tại đang làm việc tại NCB.
Thứ bảy, nên xây dựng thành một cuốn sổ tay văn hóa DN nhỏ gọn để người LĐ có thể mang theo bên mình.
Thứ tám, trong quá trình thực hiện văn hóa DN phải luôn duy trì, bổ sung và phát triển những cái tích cực, đánh giá, nhìn nhận và đề xuất thay đổi những hạn chế, những cái lỗi thời, lạc hậu để bắt kịp với xu thế chung của xã hội.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là một trong các nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, tồn tại hay diệt vong của các quốc gia, các tổ chức, các DN. Nâng cao chất lượng NNL là phương tiện giúp các tổ chức, các doanh nghiệp tạo sức mạnh và lợi thế trong cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng NNL đang trở thành vấn đề cấp thiết của các doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng NCB nói riêng. Với yêu cầu thực tiễn đó, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đã đặt ra, đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân” đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, luận văn đã đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để từ đó đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng NNL, nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng NNL, kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số NTHM Việt Nam và bài học rút ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân.
Thứ hai, qua phân tích thực trạng chất lượng NNL và hoạt động nâng cao chất lượng NNL của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân, luận văn đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân dẫn đến hạn chế về NNL tại đây.
Thứ ba, căn cứ vào yêu cầu của sự phát triển kinh tế đặt ra đối với ngành ngân hàng và một số phương hướng liên quan đến việc nâng cao chất lượng NNL tại NCB, luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng NNL tại ngân hàng nhằm xây dựng được một đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đáp ứng được mọi yêu cầu của hội nhập kinh tế.
Với kết quả như trên, luận văn về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành nội dung của đề tài, song do đối tượng của đề tài là một vấn đề phức tạp, cùng với đó là sự hạn chế về kiến thức, nguồn tài liệu tham khảo cũng như số liệu nghiên cứu cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến, góp ý của thầy, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bộ y tế, Ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động, Số 1613/BYT-QĐ, 15/08/1997.
2. PGS.TS. Trần Xuân Cầu – PGS.TS. Mai Quốc Chánh, Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
3. PGS.TS. Mai Quốc Chánh, Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2000.
4. Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, số 49/2013/NĐ-CP, 14/05/2013.
5. TS. Nguyễn Hữu Dũng, Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2003.
6. Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kì CNH – HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
7. Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996.
8. TS. Bùi Ngọc Lan, Nguồn trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
9. Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2006.
10.PGS.TS. Phùng Rân, Chất lượng nguồn nhân lực bài toán cần có lời giải đồng bộ, Trường Cao đẳng Viễn Đông, TP Hồ Chí Minh, 2008.
11.Trần Văn Tùng, “ Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2005.
12.PGS.TS. Nguyễn Tiệp, Giáo trình Nguồn nhân lực, trường Đại học Lao động - Xã hội, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2005.
B. LUẬN ÁN TIẾN SỸ
1. Lê Thị Mỹ Linh, Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2009.
C. TÀI LIỆU MẠNG
1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán giai đoạn 2016 – 2018¸ tại địa chỉ: https://www.ncb-bank.vn/vi/nha- dau-tu/bao-cao-tai-chinh, truy cập ngày 27/04/2019.
2. Ngân hàng Nhà nước, Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập vào AEC và TPP, tại địa chỉ: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?ce nterWidth=80%25&dDocName=SBVWEBAPP01SBV081596&leftWidth=20% 25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- state=17yni3jgnq_9&_afrLoop=12016660181114407#%40%3F_afrLoop%3D1 2016660181114407%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBVW EBAPP01SBV081596%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525 %26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-
state%3Du716dmzcg_4, truy cập ngày 27/04/2019.
3. PGS.TS. Phạm Văn Sơn (2015), 7 giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam, địa chỉ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/7-giai-phap- nang-cao-chat- luong-nhan-luc-viet-nam-602980.html, truy cập ngày 27/04/2019.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI
1. Susan M. Healthfield, Human Resource Basic, Career, Jobs; Free Human Resource Policies, Samples; Human Resource Job Descriptions; About.com.Human Resource.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO CÁC CÁN BỘ NHÂN VIÊN
ĐANG LÀM VIỆC TẠI NCB
Kính thưa Anh/Chị.
Với mong muốn hoàn thiện việc đánh giá trong Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin được thiết kế bảng hỏi với một số nội dung thu thập thông tin để phục vụ công tác điều tra nhằm hoàn thiện các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NCB. Tôi rất mong Anh/Chị dành một chút thời gian để trả lời những câu hỏi dưới đây bằng quan điểm, ý kiến cá nhân của Anh/Chị qua đó sẽ giúp việc phân tích, đánh giá của tác giả được chính xác nhất. Tôi xin cam đoan những thông tin mà Anh/Chị cung cấp sẽ được đảm bảo bí mật.
Kính mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Anh/Chị!
Anh/Chị có thể trả lời bằng cách đánh dấu X vào những ô trống bên phải. 1. Anh/Chị vui lòng cho biết giới tính của mình.
Nam
Nữ
2. Xin vui lòng cho biết độ tuổi của Anh/Chị. Từ 23 – 30
Từ 30 - 50
Từ 50 - 60
3. Xin Anh/Chị cho biết trình độ học vấn của bản thân. Sau đại học
Đại học Cao đẳng
4. Anh/Chị đánh giá thế nào về kỹ năng làm việc nhóm hiện tại ở đơn vị mình?
Tiêu chí Đồng ý Không đồng
ý
Không ý kiến
Thường xuyên làm việc theo nhóm Sự phân công nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm đem lại hiệu quả cao trong công việc
Sự phối hợp làm việc theo nhóm đem lại hiệu quả cao trong công việc Làm việc theo nhóm giúp nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm bản thân
Được tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện làm việc nhóm
5. Anh/Chị vui lòng có thể cho biết mức độ tâm lý làm việc hiện nay như thế nào không? Mức độ Rất sẵn sàng Sẵn sàng Bình thường Không muốn
Tăng ca ngoài giờ làm việc
6. Các chính sách giúp đảm bảo thể lực cho người LĐ tại ngân hàng hiện nay theo Anh/Chị vẫn được duy trì tốt và tạo điều kiện?
Tiêu chí Đồng ý Không
đồng ý
Ngân hàng tổ chức khám sức khỏe định kì hàng năm cho người LĐ
Các hoạt động thể dục thể thao được ban lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện
7. Mức độ tham gia các hoạt động nâng cao thể lực tại ngân hàng của Anh/Chị có đầy đủ không?
Mức độ Tham gia
đầy đủ
Thỉnh thoảng tham gia
Không bao giờ tham gia
Tham gia các đợt khám sức khỏe định kì
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao do ngân hàng phát động trên toàn hệ thống.
8. Theo Anh/Chị công việc mà cá nhân đang đảm nhận có phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có phù hợp với bản thân không?
Mức độ Đánh giá
Rất phù hợp Phù hợp
Tương đối phù hợp
9. Hiện nay, công tác tuyển dụng tại NCB theo Anh/Chị được thực hiện như thế nào?
Tiêu chí Đánh giá
Đúng quy trình tuyển dụng của ngân hàng Chưa đúng quy trình, chỉ mang tính hình thức
10.Anh/Chị có thể cho biết ý kiến của mình sau khi được DN đào tạo được không? Mức độ Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng
Chất lượng nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu và thực tế công việc
Giảng viên trình bày nội dung rõ ràng và dễ hiểu
Khối lượng kiến thức bao gồm: kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của các chương trình đem lại
11.Anh/Chị thấy mức lương mà mình nhận được đã tương xứng và phù hợp với công việc của mình chưa?
Mức độ Đánh giá
Rất phù hợp Khá phù hợp Chưa phù hợp lắm
12.Ý kiến của Anh/Chị về văn hóa doanh nghiệp tại NCB hiện nay?
Mức độ Đồng ý Không đồng ý
Văn hóa và môi trường làm việc tại NCB được duy trì rất tốt
Văn hóa DN tác động tích cực tới mối quan hệ và ứng xử đồng nghiệp
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO CÁC CÁN BỘ NHÂN VIÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI NCB
Kết quả khảo sát:
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ nhân viên tại ngân hàng - Số phiếu phát ra: 150
- Số phiếu thu về: 150 - Số phiếu không hợp lệ: 0
1. Anh/Chị vui lòng cho biết giới tính của mình.
Giới tính Số lượng (phiếu)
Nam 73
Nữ 77
2. Xin vui lòng cho biết độ tuổi của Anh/Chị.
Độ tuổi Số lượng (phiếu)
Từ 23 – 30 65 Từ 30 – 50 70 Từ 50 - 60 15
3. Xin Anh/Chị cho biết trình độ học vấn của bản thân.
Trình độ Số lượng (phiếu)
Sau đại học 10 Đại học 110 Cao đẳng 30 Trung cấp/Phổ thông 0
4. Anh/Chị đánh giá thế nào về kỹ năng làm việc nhóm hiện tại ở đơn vị mình?
Tiêu chí
Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến
Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)
Thường xuyên làm việc theo nhóm 125 83,33 15 10 10 6,67 Sự phân công nhiệm vụ của mỗi
thành viên trong nhóm đem lại hiệu quả cao trong công việc
100 66,67 45 30 5 3,33
Sự phối hợp làm việc theo nhóm đem lại hiệu quả cao trong công việc
80 53,33 66 44 4 2,67
Làm việc theo nhóm giúp nâng cao
kỹ năng và kinh nghiệm bản thân 150 100 0 0 0 0 Được tham gia các lớp đào tạo,
huấn luyện làm việc nhóm
50 33,33 90 60 20 6,67
5. Anh/Chị vui lòng có thể cho biết mức độ tâm lý làm việc hiện nay như thế nào không?
Mức độ
Rất sẵn sàng Sẵn sàng Bình thường Không muốn
Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)
Yêu cầu tăng ca ngoài
giờ làm việc 7 4,67 30 20 48 32 65 43,33
Yêu cầu phụ trách
6. Các chính sách giúp đảm bảo thể lực cho người LĐ tại ngân hàng hiện nay theo Anh/Chị vẫn được duy trì tốt và tạo điều kiện?
Tiêu chí Đồng ý Không đồng ý Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Ngân hàng tổ chức khám sức khỏe
định kì hàng năm cho người LĐ 150 100 0 0 Các hoạt động thể dục thể thao
được ban lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện
150 100 0 0
7. Mức độ tham gia các hoạt động nâng cao thể lực tại ngân hàng của Anh/Chị có đầy đủ không?
Mức độ
Tham gia đầy đủ Thỉnh thoảng tham
gia
Không bao giờ tham gia Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Tham gia các đợt khám sức khỏe định kì 150 100 0 0 0 0
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao do ngân hàng phát động trên toàn hệ thống.
8. Theo Anh/Chị công việc mà cá nhân đang đảm nhận có phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có phù hợp với bản thân không?