Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 39 - 42)

1.4.1. Các nhân tố bên ngoài

- Thực trạng của nguồn cung nhân lực của ngành tài chính – ngân hàng và sự phát triển của thị trường lao động

Trong trường hợp nguồn cung LĐ dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, các NHTM sẽ dễ dàng hơn trong việc tập hợp được một đội ngũ LĐ có chất lượng. Điều này giúp cho ngân hàng giảm chi phí đào tạo cho nhân sự mới, cũng như mở ra nhiều triển vọng đột phá và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Ngược lại, nếu nguồn cung nhân lực hạn chế với chất lượng không cao trong khi thị trường lao động chưa phát triển đầy đủ thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng LĐ của các NHTM, qua đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của DN.

- Sự phát triển của giáo dục, đào tạo

NNL chất lượng cao là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong quá trình làm việc, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của xã hội. Năng lực của lực lượng LĐ này được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo trong quá trình làm việc. Tuy nhiên việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng giáo dục, đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Như vậy có thể thấy được nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn cung ứng LĐ cho thị trường lao động, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng NNL tại các DN. Khi nền tảng kiến thức cơ bản được nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,… thì đồng nghĩa với việc DN sẽ có cơ hội để tuyển dụng được những nhân sự có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp với yêu cầu, giảm thiểu được chi phí đào tạo tại DN mình.

- Sự phát triển của y tế

Khi hệ thống các cơ sở y tế khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được đầu tư nâng cấp thì đồng nghĩa với đó là sẽ nâng cao được sức khỏe, tuổi thọ cho dân cư hay nói cách khác là NNL. Nếu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật,… được quan trâm, chú trọng thì NNL tương lai sẽ nâng cao được vóc dáng trung bình, có thể lực khỏe mạnh. Sự

phát triển của y tế có tác động không nhỏ đến chất lượng NNL của toàn xã hội nói chung và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nói riêng.

- Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ

Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh để tồn tại và chiếm thị phần trên thị trường giữa các ngân hàng đang diễn ra rất khốc liệt. Để nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng không chỉ thay đổi quy mô hoạt động của mình mà còn áp dụng những công nghệ hiện đại để giúp xử lý các quy trình nghiệp vụ an toàn, chính xác, nhanh chóng và tăng hiệu quả trong quá trình làm việc. Việc áp dụng các máy móc thiết bị hiện đại này vào trong công việc đòi hỏi người LĐ phải có trình độ cao, đủ khả năng làm chủ công nghệ, vận hành máy móc, thiết bị. Khi máy móc thiết bị ngày một hiện đại hơn thì đòi hỏi trình độ chuyên môn để vận hành của người LĐ cũng phải tăng theo. Do đó, có thể thấy sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng NNL tại DN.

- Môi trường pháp lý

Luật lệ của nhà nước hay còn gọi là môi trường pháp lý, bao gồm toàn bộ các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề LĐ, sử dụng LĐ, đây là khung cảnh pháp lý cho các DN giải quyết mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là tiền đề cho các DN xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL.

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành tài chính – ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, việc xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình kết quả kinh doanh mà nó còn ảnh hưởng đến việc phát triển NNL của mỗi DN. Đặc biệt, đối với lĩnh vực ngân hàng, các NHTM luôn phải chống đỡ với nguy cơ mất đi đội ngũ nhân lực chất lượng cao với các chiêu bài lôi kéo hấp dẫn về chính sách đãi ngộ của đối thủ.

1.4.2. Các nhân tố bên trong

- Quan điểm của lãnh đạo và các chính sách quản trị nhân lực trong ngân hàng

Những quan điểm và sự nhận thức của ban lãnh đạo trong ngân hàng về hoạt động “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” có tác động mạnh mẽ đến tới việc hình thành hệ thống chính sách, sự đầu tư cho người LĐ ở các mức độ khác nhau. Thực tế tại DN cho thấy, các chính sách quản trị nhân lực như: chính sách về tuyển dụng; đào tạo; bố trí, sắp xếp và sử dụng người lao động; tiền lương; tiền thưởng; phúc lợi;… có tác động trực tiếp tới hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại DN. Nếu thực hiện tốt các chính sách này thì ngân hàng sẽ có một NNL chất lượng cao có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc qua đó hoàn thành được các mục tiêu chiến lược đã được đặt ra.

- Khả năng hỗ trợ cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đây là các điều kiện bao gồm: cơ sở vật chất (trung tâm đào tạo của ngân hàng, hạ tầng công nghệ và thông tin,…); nguồn kinh phí đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng NNL; chất lượng của đội ngũ giảng viên bán chuyên trách nội bộ; mức độ cộng tác của các bộ phận, phòng ban tại ngân hàng trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Môi trường làm việc

Môi trường làm việc không chỉ bao gồm hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc mà nó còn bao gồm không khí làm việc, phong cách và cách thức làm việc, mối quan hệ đồng nghiệp giữa cấp trên và cấp dưới… Một môi trường làm việc tốt sẽ là điều kiện để tạo cơ hội cho người LĐ thể hiện năng lực chuyên môn, phát huy sáng tạo, cống hiến hết mình trong công việc và đặc biệt là họ sẽ muốn gắn bó lâu dài với DN. Không những thế, sự cạnh tranh trong quá trình làm việc luôn được bảo đảm sự công bằng và lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động tự phát triển và nâng cao năng lực bản thân của mình.

- Nhận thức của người LĐ về nâng cao chất lượng NNL

Muốn nâng cao được chất lượng NNL tại DN thì điều đầu tiên là người LĐ phải tự nhận thức được năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ý thức, thái độ của mình đối với công việc đang đảm trách để từ đó ý thức được bản thân để hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Ngược lại, nếu người LĐ không ý thức được những yêu cầu của công việc để thay đổi và phát triển bản thân thì đồng nghĩa với việc là năng lực bản thân của họ không thể nâng cao và bắt kịp với mục tiêu phát triển của DN. Do đó, hoạt động nâng cao chất lượng NNL không chỉ từ một phía doanh nghiệp mà bản thân người LĐ cũng phải có thái độ tự giác và mong muốn thì mới dễ dàng thực hiện được một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)