Vai trò thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 28)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3. Vai trò thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ

Yêu cầu của việc mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ

Sự phát triển của khu vực dịch vụ trên quy mô toàn cầu cũng như ở từng vùng và từng quốc gia được kích thích bởi sự gia tăng mạnh mẽ của FDI vào dịch vụ. Trong vài thập kỷ trở lại đây, đã diễn ra xu hướng dịch chuyển các dòng FDI sang các ngành dịch vụ. Theo báo cáo đầu tư 2010, tổng lượng vốn FDI vào các ngành dịch vụ đã tăng gấp hơn 4 lần trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2008, từ 950 tỷ USD lên trên 4 nghìn tỷ USD (dựa trên số liệu của 61 nước chiếm hơn 4/5 lượng FDI thế giới). Tỷ trọng FDI dịch vụ trong tổng FDI của thế giới đã tăng lên khoảng 60% năm 2010, so với mức chưa đầy 50% năm 2000 và chỉ 25% hồi đầu những năm 1990. Về cơ cấu FDI theo ngành dịch vụ, đến năm 2000, FDI tập trung chủ yếu vào các dịch vụ thương mại và tài chính, chiếm tương ứng 25% và 40% tổng FDI vào khu vực dịch vụ. Cho đến nay, hai ngành này vẫn thu hút một lượng lớn FDI, với thương mại chiếm 18% và tài chính chiếm 29% tổng FDI vào dịch vụ

năm 2008. Tuy nhiên, kể từ đầu những năm 2000 trở lại đây, FDI đã bắt đầu đổ mạnh vào các ngành dịch vụ khác, đáng chú ý là điện, viễn thông, cấp nước và các dịch vụ kinh doanh. Thí dụ, trong thời gian 2000 - 2008, lượng FDI vào lĩnh vực phát và cấp điện đã tăng tới 14 lần, chiếm khoảng 3% tổng lượng FDI vào khu vực dịch vụ năm 2010; FDI trong lĩnh vực viễn thông, kho bãi và vận tải tăng gần 16 lần, chiếm 11%; và FDI trong các dịch vụ kinh doanh tăng 9 lần, chiếm 26% [Võ Trí Thành, 2014].

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú; phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển, đặc biệt là phát triển các dịch vụ truyền thống, như: dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn – nhà hàng, dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dịch vụ giải trí và thể thao,v.v… Đồng thời, FDI mở ra và tạo dựng cơ hội cho các ngành dịch vụ hiện đại, sử dụng khoa học và công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao phát triển, như: dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, dịch vụ luân chuyển vốn quốc tế (FDI, ODA…), dịch vụ về năng lượng mới (hóa dầu), dịch vụ viễn thông, các dịch vụ khoa học và công nghệ cao, dịch vụ tư vấn đầu tư… mà trước đây trong nước hiếm hoặc chưa có điều kiện phát triển do thiếu những tiền đề về vật chất, về kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội để phát triển. Những dịch vụ đó, ra đời và phát triển không chỉ hướng đến mục tiêu phục vụ người tiêu dùng trong nước. Quan trọng hơn, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ cao và có chất lượng cao thì có khả năng kết nối tất cả các nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế đang phát triển; thu hẹp khoảng cách không gian và rút ngắn thời gian trong các giao dịch giữa các khu vực trên thế giới, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển hiệu quả.

Thu hút FDI vào phát triển các ngành dịch vụ đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, đẩy mạnh tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trong những năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, khi Việt Nam thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, FDI thúc đẩy các ngành dịch vụ của Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú; xuất hiện những ngành dịch vụ mới, sử dụng công nghệ cao, như: viễn

thông – sử dụng truyền tin bằng công nghệ cao, băng thông rộng; dịch vụ khoa học và công nghệ cao cho công nghiệp hóa dầu; dịch vụ luân chuyển vốn, nhất là vốn ODA, FDI. Đặc biệt, dịch vụ tạo mở việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Các ngành dịch vụ phát triển không chỉ thúc đẩy bản thân ngành dịch vụ phát triển mà còn là “giá đỡ” cho các ngành sản xuất vật chất tăng trưởng và phát triển. Theo kết quả nghiên cứu công bố đầu năm 2016 tại Hội nghị về Thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), Việt Nam nằm trong số 12 nước được đánh giá cao về môi trường đầu tư và là điểm hấp dẫn cho FDI trong năm 2016 và 2017.[18]

Yêu cầu tăng trưởng các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành dịch vụ đã tác động rất tích cực đến vấn đề phát triển ngành dịch vụ tại Việt Nam theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế của đất nước, nhất là những “lợi thế tĩnh” của nền kinh tế. Trong đó, trước hết là tác động tích cực, rõ nhất là có tư duy mới trong hạch toán sản phẩm (bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm phi vật chất); mang tính định hướng cụ thể và ngày càng rõ về tiềm năng, lợi thế độc nhất về vị trí địa lý cùng những khó khăn, thách thức cho tất cả các chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân) Việt nam có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển ngành dịch vụ. Thị trường dịch vụ trong nước không còn là “mảnh đất” của riêng các chủ thể kinh doanh trong nước mà có sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư, công ty, đến từ các nước, các khu vực khác nhau, với tiềm lực mạnh hơn các nhà đầu tư, công ty trong nước về kinh tế, kỹ thuật, nhân lực, phương thức và cách thức quản trị điều hành doanh nghiệp dịch vụ,v.v…

Phát triển ngành dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh, mở cửa và hội nhập tuy khó khăn thậm chí là rất nhiều khó khăn trong bước khởi đầu. Nhưng, đó chính là “thử thách” vô cùng quý báu để các chủ thể kinh doanh dịch vụ trong nước nhận thức, hành động, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, hiệu quả, chiếm lĩnh và thắng thế trong cuộc cạnh tranh ngay trên thị trường dịch vụ, với hơn 86,9 triệu khách hàng là người tiêu dùng Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy kinh tế dịch vụ phát triển vượt bậc, từ chỗ dịch vụ có mức tăng trưởng âm, sau 25 năm đổi mới đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Ngành dịch vụ tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng với tốc độ cao các ngành nông nghiệp, công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đồng thời, tham gia tích cực làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nước ta. [10]

Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dịch vụ

Tăng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ sẽ giúp giảm chi phí kinh doanh cho toàn bộ nền kinh tế. Một ví dụ của mối liên kết lẫn nhau là tác động cấp số nhân của việc giảm chi phí tiếp vận và tăng cường chất lượng dịch vụ này tại Việt Nam. Thực hiện điều này sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam và nhờ đó sẽ giúp các nhà sản xuất các nguyên liệu xuất khẩu (nông dân và ngư dân) được tiếp cận tốt hơn, ít chi phí hơn tới các thị trường nước ngoài. Tăng tiếp cận tới các thị trường xuất khẩu sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất và đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vốn trước đây chịu bất lợi vì các dịch vụ tiếp vận có chất lượng thấp.

Các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường dịch vụ mới mẻ là Việt Nam không chỉ là sự thăm dò, tạo dựng bước đi ban đầu cho sự phát triển mà trên hết đó là kỳ vọng vào mục tiêu lợi nhuận và lợi nhuận cao. Để phát triển lĩnh vực dịch vụ hay kinh doanh một ngành dịch vụ cụ thể, các nhà đầu tư phải chủ động, tích cực thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn đầu tư; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; thực hiện ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào kinh doanh; tiến hành đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh dịch vụ…

Hiển nhiên là,một mặt, nhiều ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ cao xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Hơn thế, chính các ngành dịch vụ đó đã thúc đẩy “cỗ xe” kinh tế Việt Nam chuyển động theo hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực sản xuất vật chất mới. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp các dịch vụ đầu vào, đầu ra, thậm chí cung cấp các dịch vụ ngay trong quá

trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhìn ở góc độ này, cơ cấu kinh tế từng bước được hình thành theo “cầu” của thị trường. Người lao động Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế; sản xuất và kinh doanh gắn với chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu như là một tất yếu, và khi đó, cần phải có “bàn tay hữu hình” là nhà nước để định hướng phát triển.Mặt khác,với sự hiện diện của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế có thể tiếp thu được kinh nghiệm và phương thức kinh doanh; quy trình tổ chức; quản lý và điều hành mới trong ngành dịch vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện quốc tế phát triển nền kinh tế tri thức. Vì vậy, năng suất, chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế dịch vụ không ngừng được cải thiện.

Hiện nay, Giá dịch vụ cao hơn mức trung bình cùng với chất lượng thấp hơn mức trung bình là một trong những nguyên nhân rõ ràng khiến Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp. Tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ rõ ràng là một tiền đề để thúc đẩy chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ tại Việt Nam.

Mở cửa thị trường dịch vụ trong nước đối với thương mại quốc tế và “thương mại đầu tư” (FDI) trong dịch vụ sẽ khắc phục đáng kể tình hình yếu kém hiện nay do quá trình này sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh đối với các hãng đang hoạt động hiện nay được bảo hộ trước cạnh tranh tự do. Mở cửa thị trường là yếu tố quan trọng để tăng sáng tạo và năng suất trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Việc này sẽ mở cửa các thị trường mới cho dịch vụ và cho phép các doanh nghiệp trong nước tham gia cạnh tranh ở mức độ cao hơn. Nếu không có cạnh tranh quốc tế, một số ngành và các doanh nghiệp trong các ngành này sẽ được bảo hộ, không chịu áp lực thị trường và sẽ có ít động lực để sáng tạo. Điều này cũng dẫn tới năng suất thấp hơn mức tối ưu, chi phí và giá thành cao hơn, phân bổ sai các nguồn lực và ít đầu tư vào các hoạt động sáng tạo.

Mở cửa thị trường dịch vụ trong nước đối với thương mại và FDI làm gia tăng cạnh tranh, tạo ra các dịch vụ mới trên thị trường và tạo ra các cơ hội mới cho các nhà cung cấp dịch vụ trong nước thông qua hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp nước ngoài có tác động tích cực tới hoạt động của nền kinh tế trong nước

chủ yếu là nhờ tăng các cơ hội đầu tư, dẫn dắt các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như năng suất.

Sự thành công của một số doanh nghiệp dịch vụ nổi tiếng đã cho thấy mở cửa thị trường đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài là yếu tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ có tính cạnh tranh quốc tế. Ví dụ, tại Châu Âu, hầu hết các hãng hàng không thành công nhất (như Wizzair and EasyJet) trong những năm gần đây có lẽ đã không tồn tại nếu như những rào cản chính thức đối với FDI trong thị trường hàng không không được loại bỏ. Trong một số trường hợp như Carrefour, mối đe dọa từ cạnh tranh của nước ngoài và khả năng mở rộng thị trường quốc tế nhờ việc mở cửa đóng vai trò như một động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng, mở rộng ra quốc tế và tăng năng suất.

Tại Việt Nam, tăng cạnh tranh – từ nguồn vốn FDI – sẽ là một yếu tố quan trọng của chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ đến năm 2020 và định hướng đến 2025. Thật vậy, trong điều kiện hiện nay khi mà hầu hết các ngành quan trọng đều có đặc điểm là các doanh nghiệp Nhà nước có vị thế độc quyền, việc thiếu vắng cạnh tranh từ khu vực tư nhân không khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện chất lượng dịch vụ họ cung cấp hoặc tăng hiệu quả kinh doanh. Về lý thuyết, việc áp dụng triệt để Luật cạnh tranh mới được ban hành đối với cá doanh nghiệp Nhà nước – nơi mà các doanh nghiệp này không có vị thế độc quyền về mặt pháp lý – cũng có thể được tính đến, nhưng về khía cạnh kinh tế thì việc này chưa tạo đủ áp lực cạnh tranh.

Ví dụ về các ngành như viễn thông, nơi cạnh tranh đã xuất hiện giữa các doanh nghiệp Nhà nước cho thấy cạnh tranh có tác động không chỉ tới giá cả mà còn giúp tăng chất lượng dịch vụ và tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới thân thiện với môi trường.

Tăng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ sẽ giúp giảm chi phí kinh doanh cho toàn bộ nền kinh tế. Một ví dụ của các mối liên kết lẫn nhau là tác động cấp số nhân của việc giảm chi phí tiếp vận và tăng cường chất lượng dịch vụ này tại Việt Nam. Thực hiện điều này sẽ góp phần tăng nang lực cạnh tranh của xuất khẩu Việt nam

và nhờ đó sẽ giúp các nhà sản xuất các nguyên liệu xuất khẩu (nông dân và ngư dân) được tiếp cận tốt hơn, ít chi phí hơn tới các thị trường nước ngoài. Tăng tiếp cận tới các thị trường xuất khẩu sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất và đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vốn trước đây chịu bất lợi vì các dịch vụ tiếp vận có chất lượng thấp.

1.3. Thực tiễn thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ của một số nước tại Châu Á

Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều quốc gia bước đầu thành công với các chính sách khuyến khích dòng vốn FDI đảm bảo cho khu vực dịch vụ nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung phát triển ổn định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của quốc gia, điển hình như: Trung Quốc, Đức, Ấn Độ,v.v….Đặc biệt là với hệ thống quản lý, chính sách thu hút dòng vốn FDI của 2 quốc gia: Trung Quốc và Ấn Độ là những nước nằm trong nhóm nước đang phát triển, có một số đặc điểm giống với nền kinh tế Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, xây dựng các chính sách khuyến khích FDI vào ngành dịch vụ Việt Nam.

1.3.1. Trung Quốc

Kể từ khi gia nhập WTO, vào năm 2013 Trung Quốc đã thu hút được 1.573,71 tỷ USD vốn cam kết, số vốn thực hiện là 1.273,19 tỷ USD, bình quân gần 55 tỷ USD/năm. Đến giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện chính sách thu hút đa lĩnh vực, đa thành phần, một số lĩnh vực dịch vụ trước đây bị hạn chế nay đã được mở cửa. Như vậy, Trung Quốc đã có những thay đổi chiến lược thu hút FDI từ mở cửa thử nghiệm sang mở cửa theo lộ trình đã cam kết, chuyển từ mở cửa đơn phương Trung Quốc thành mở cửa đa phương Trung Quốc và các thành viên WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)