Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 75 - 80)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Vốn FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng các nước trong khu vực, do vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau::

Thứ nhất, dòng vốn FDI từ ASEAN vào dịch vụ của Việt Nam thời gian qua

dẫn tới sự mất cân đối về phát triển ngành và vùng lãnh thổ. Các nhà đầu tư ASEAN chủ yếu lựa chọn những ngành dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao và những lãnh thổ “màu mỡ”, có cơ sở hạ tầng, giao thơng đi lại thuận tiện trên đất Việt để rót vốn đầu tư. Ví dụ như xét trên tổng thể, nguồn vốn FDI vào du lịch Việt Nam chủ yếu là được giải ngân trong lĩnh vực khách sạn, chỉ có một phần rất nhỏ là đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng dịch vụ, khu vui chơi giải trí. Rõ ràng là cơ cấu đầu tư của vốn FDI như vậy là không hợp lý. Điều này xuất phát từ sự thiếu hụt rất lớn về nơi ăn nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế cho khách du lịch đến Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Trong những năm này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh do những cải thiện trong quan hệ ngoại giao, sự ổn định về chính trị và mơi trường kinh tế vĩ mơ. Trong khi đó, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn do các doanh nghiệp nhà nước sở hữu không đáp ứng được nhu cầu của du khách cả số lượng và chất lượng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã sớm thấy các cơ hội lợi nhuận trong lĩnh vực khách sạn. Do đó, một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đã đổ vào nâng cấp, xây dựng các khách sạn. Hàng loạt các khách sạn có quy mơ lớn (phần lớn trên 250 phịng) đã được xây dựng trong giai đoạn này như Hanoi Tower, Hilton, Horison, Daewoo... [30]

Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp FDI của ASEAN tập trung vào khai thác

lợi thế nhân công giá rẻ, nguồn tài nguyên sẵn có, thị trường tiêu thụ dễ tính của Việt Nam để gia cơng, lắp ráp tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây hủy hại môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người tại Việt Nam. Sự tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI nói chung và FDI nội khối ASEAN nói riêng cịn diễn ra và chưa được xử lý kịp thời như tình trạng chậm trả lương, kéo dài thời gian lao động trong ngày, các chế độ lao động không được đảm bảo…

Thứ ba, mặc dù các dự án FDI đã đóng góp vào tác động tích cực của việc

chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua nhưng sự thay đổi này là chưa rõ ràng, bởi chủ yếu các sản phẩm cơng nghiệp sản xuất là hàng gia cơng lắp ráp, có hàm lượng khoa học thấp. Do đó, giá trị gia tăng của những sản phẩm này khơng lớn. Tuy lĩnh vực cơng nghiệp chế biến có nhiều dự án vượt trội, song nếu so với lĩnh vực kinh doanh bất động sản (với 97 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký tới 16,6 tỷ USD, chiếm 30,4% tính đến tháng 6/2015) cho thấy vốn đầu tư mỗi dự án công nghiệp là chưa nhiều và chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Các nhà đầu tư ASEAN đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngồi với 1.962 dự án, tổng vốn 35 tỷ USD, chiếm 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong khi đó, đầu tư theo hình thức liên doanh chỉ có 609 dự án (Số liệu tính đến tháng 6/2015). Điều này có nghĩa là sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN chưa chặt chẽ. Sức lan tỏa của các dự án FDI đến doanh nghiệp Việt Nam không lớn, không chuyển giao được nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kỹ năng quản lý.... Thậm chí, điều này cịn gây ra hiệu ứng “chèn lấn” đối với các doanh nghiệp trong nước, có thể đẩy các doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực ra khỏi thị trường.

Thứ tư, một số công nghệ lạc hậu được đưa vào Việt Nam thông qua những

dự án FDI thời gian qua đã gây nguy hại tới môi trường tự nhiên, tạo sự lãng phí nguồn tài nguyên cũng như làm giảm tính hiệu quả so với kết quả mong đợi. Ngồi ra, sự “chậm chạp”, yếu kém trong quá trình chuyển giao cơng nghệ, khoa học kỹ thuật cũng làm giảm tính hiệu quả của các dự án FDI nội khối. Du lịch Việt Nam có

lợi thế so sánh, nhưng sự phát triển của du lịch Việt Nam chưa nhanh, quy mô nhỏ và hiệu quả kinh doanh chưa cao, tỷ trọng trong GDP thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, tính chuyên nghiệp thấp, vệ sinh chưa bảo đảm. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ, chủng loại dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn hạn chế chưa đáp ứng đúng các mong muốn của người tiêu dùng du lịch, đặc biệt đoạn thị trường khách du lịch có khả năng thanh toán cao. Trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch, tình trạng vừa thiếu vừa thừa vẫn đang tiếp diễn.

Một số doanh nghiệp FDI cịn lợi dụng những chính sách ưu đãi về thuế, miễn thuế… để lách luật, né thuế khi hết thời gian ưu đãi bằng cách báo cáo lỗ, thực hiện hành vi chuyển giá như nâng chi phí đầu vào (tăng khống giá nguyên phụ liệu nhập khẩu), lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài về mức chi quảng cáo, tiếp thị để hạch tốn chi phí hợp lý, giảm thiểu doanh thu thực tế…, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước Việt Nam thời gian qua.

Thứ năm, Việt Nam còn thiếu một khung khổ pháp lý về thu hút và sử dụng

nguồn vốn FDI hiệu quả, đồng bộ và tồn diện; sức cạnh tranh của mơi trường kinh tế đầu tư của Việt Nam còn kém so với khu vực thông qua các chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực, lao động có trình độ, tay nghề cao cịn thiếu; cơ sở vật chất, giao thông đi lại chưa đồng đều, chỉ tập trung phát triển tại các thành phố lớn; hoạt động cơng nghệ khoa học cịn thấp…; các doanh nghiệp trong nước chưa phát huy hết sức hấp dẫn của mình trong thu hút đầu tư nội khối ASEAN; sự yếu kém về cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt, cảng, hàng không), nhất là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, dẫn đến việc khơng thu hút được các dự án FDI vì chi phí đầu tư quá cao;...FDI vào ngành du lịch chưa gắn với tính bền vững về kinh tế. Thiếu bền vững về kinh tế trong việc thu hút và triển khai các dự án FDI trong ngành du lịch Việt Nam thể hiện.

Thứ sáu, Việt Nam đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc

gia ASEAN. Cạnh tranh của Việt Nam với các nước trong AEC không chỉ các nền kinh tế ở tốp cuối gồm 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar về chi phí và chất lượng lao động, mà còn đối với các nước còn lại như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipinnes… khi những ngành có tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam

cũng là thế mạnh của các nước này như du lịch, dịch vụ logistics, hệ thống phân phối bán bn bán lẻ hàng hóa… Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam theo xếp hạng của WEF thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Mặc dù nước ta có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới nhưng số nước đầu tư vào ngành du lịch Việt Nam khơng nhiều, quy mơ vẫn cịn nhỏ bé. Số nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ khu vực Châu Á. Chúng ta vẫn quá tập trung vào một số đối tác chủ yếu như: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan... Do vậy chỉ một sự biến động nhỏ trong các nước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến FDI vào Việt Nam. Chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đầu tư của một số nước trong khu vực vào Việt Nam giảm làm cho lượng FDI vào ngành du lịch Việt Nam giảm đi một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào một số đối tác lớn sẽ dẫn đến tình trạng bị khống chế, phụ thuộc vào những nước này. [30]

Thứ bảy, hình thức đầu tư chưa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam cịn hạn chế. Trong thời gian qua, cũng như FDI nói chung vào Việt Nam, FDI vào lĩnh vực du lịch chỉ thực hiện theo 3 hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh doanh, chưa chú trọng đến các hình thức khác như thành lập cơng ty cổ phần, cho phép mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nước với các công ty nước ngồi. Trong các liên doanh, tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20 – 30% vốn pháp định và chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng có sẵn, chỉ có 1 – 2% là bằng tiền. Vốn góp của phía nước ngồi thì chủ yếu bằng tiền và máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại, giá được đẩy lên cao. Do đó, các đối tác Việt Nam thường yếu thế trong liên doanh, thường bị động trước những vấn đề mới và bị các đối tác nước ngoài thao túng, lấn át. Lợi dụng sự yếu kém trong công tác thẩm định giá công nghệ của đối tác Việt Nam, một số tập đồn kinh tế có các cơng ty con liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực du lịch đã khai tăng giá đầu vào và hạ giá đầu ra. Trong đó hiện tượng khai tăng giá trị vốn góp bằng máy móc thiết bị, tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị là một “chiêu bài khá phổ biến” của các cơng ty nước ngồi. Việc lỗ hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm liền của đối tác nước ngoài dẫn tới sự “ra đi” của các liên doanh, các công ty con và đẩy các liên doanh chuyển đổi thành các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, gạt bỏ đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh. Ở lĩnh vực y tế, hình thức đầu tư cũng chưa phong phú, các

dự án mới chỉ tập trung ở 3 hình thức là 100% vốn nước ngồi, BCC, liên doanh, trong đó chủ yếu là 100% vốn nước ngồi. Thực tế là nhiều hình thức đầu tư khác có những điểm thuận lợi hơn các hình thức trên nhưng lại chưa phát triển ở Việt Nam như: công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty mẹ – con, chi nhánh cơng ty nước ngồi, M&A… Các nhà đầu tư vẫn ngần ngại trong việc áp dụng các hình thức đầu tư trên một phần do hệ thống luật pháp chính sách của Việt Nam cịn thiếu, chưa đồng bộ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc áp dụng. Ví dụ: hình thức M&A đang bắt đầu phát triển ở Việt Nam và trong tương lai sẽ có thể chiếm tỷ trọng lớn, song các quy định liên quan đến hình thức này mới chỉ dừng lại ở khung pháp lý và vẫn thiếu những văn bản pháp lý chuyên biệt, quy định cụ thể cho hình thức này. [31]

Chương 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP từ HIỆP hội các QUỐC GIA ĐÔNG NAM á vào VIỆT NAM TRONG LĨNH vực DỊCH vụ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)